Ngay sau khi Từ Anh Tú bị bắt, RFI Việt ngữ đã liên lạc với một bảo vệ của công ty, nơi anh làm việc để biết cụ thể :
Ông Chiến : « Sự việc chỉ là anh Tú có hơn chục cuốn sách chưa được phép phát hành, anh ấy mang về đây. Sáng thấy công an đến làm việc, thu đi và mang người đi (…) ».
Còn sau đây là một số thông tin và ghi nhận của ông Lê Anh Hùng, một người bạn của anh Từ Anh Tú, cùng tham gia các hoạt động phản đối chính sách bành trướng và gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ông Lê Anh Hùng : « (…) Họ lục lọi và mang đi 20 cuốn ‘‘Bên thắng cuộc’’ của tác giả Huy Đức, mà anh Tú đã đem về để ở công ty.
Có lẽ điểm đáng chú nhất là lực lượng họ huy động rất là đông đảo. Khoảng 15 người, trong đấy có một đại tá, hai thượng tá, hai trung tá… Tôi cũng được biết một người là trưởng phòng và một là phó phòng Chính trị của công an tỉnh Hưng Yên. Lực lượng rất là đông đảo hùng hậu, nhưng chưa biết là điều đó có truyền tải thông điệp gì đó không.
Anh Tú là một thành viên tích cực trong phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Anh ấy thường tham gia biểu tình, cũng như tham gia trong câu lạc bộ bóng đá của những người yêu nước phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc. Anh Tú trước đây là sinh viên của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Năm 2011 anh ấy đã bị đuổi học vì treo khẩu hiệu, dán băng rôn. Khẩu hiệu khẳng định ‘‘Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam’’.
Sau khi bị đuổi học, anh ấy phải làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Trước thời điểm bị bắt anh ấy làm công nhân tại Công ty HVT, Khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Đây là nơi anh ấy đã làm từ đầu năm 2012. »
Sự việc thêm một blogger đấu tranh vì dân chủ và phản đối Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông bị bắt sáng nay khiến dư luận không khỏi liên tưởng đến thông tin, mới lưu truyền trên mạng từ ít ngày nay, về một danh sách khoảng 20 blogger mà chính quyền Việt Nam dự tính sẽ bắt bớ.
Tiếp theo vụ bắt giữ các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy, giới hoạt động nhân quyền lo ngại chính quyền gia tăng đàn áp những người đấu tranh dân chủ, cũng như những người có thái độ phản đối quyết liệt chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, trong bối cảnh chủ tịch Việt Nam vừa kết thúc chuyến công du Bắc Kinh và đạt được nhiều thỏa thuận với lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt trong việc tìm kiếm những giải pháp hòa hoãn cho các tranh chấp biển đảo.
Còn sau đây là một số thông tin và ghi nhận của ông Lê Anh Hùng, một người bạn của anh Từ Anh Tú, cùng tham gia các hoạt động phản đối chính sách bành trướng và gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Có lẽ điểm đáng chú nhất là lực lượng họ huy động rất là đông đảo. Khoảng 15 người, trong đấy có một đại tá, hai thượng tá, hai trung tá… Tôi cũng được biết một người là trưởng phòng và một là phó phòng Chính trị của công an tỉnh Hưng Yên. Lực lượng rất là đông đảo hùng hậu, nhưng chưa biết là điều đó có truyền tải thông điệp gì đó không.
Anh Tú là một thành viên tích cực trong phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Anh ấy thường tham gia biểu tình, cũng như tham gia trong câu lạc bộ bóng đá của những người yêu nước phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc. Anh Tú trước đây là sinh viên của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Năm 2011 anh ấy đã bị đuổi học vì treo khẩu hiệu, dán băng rôn. Khẩu hiệu khẳng định ‘‘Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam’’.
Sau khi bị đuổi học, anh ấy phải làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Trước thời điểm bị bắt anh ấy làm công nhân tại Công ty HVT, Khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Đây là nơi anh ấy đã làm từ đầu năm 2012. »
Sự việc thêm một blogger đấu tranh vì dân chủ và phản đối Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông bị bắt sáng nay khiến dư luận không khỏi liên tưởng đến thông tin, mới lưu truyền trên mạng từ ít ngày nay, về một danh sách khoảng 20 blogger mà chính quyền Việt Nam dự tính sẽ bắt bớ.
Tiếp theo vụ bắt giữ các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy, giới hoạt động nhân quyền lo ngại chính quyền gia tăng đàn áp những người đấu tranh dân chủ, cũng như những người có thái độ phản đối quyết liệt chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, trong bối cảnh chủ tịch Việt Nam vừa kết thúc chuyến công du Bắc Kinh và đạt được nhiều thỏa thuận với lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt trong việc tìm kiếm những giải pháp hòa hoãn cho các tranh chấp biển đảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét