Tại một buổi lễ ở Brunei hôm thứ Năm, Tổng thống Thein Sein đã lãnh chiếc búa gỗ và trách nhiệm tổ chức hơn 1.100 cuộc họp trong vòng một năm sắp tới.
Phát ngôn viên chính phủ Miến Điện Zaw Htay nói với VOA nước ông đã chuẩn bị cho vai trò này từ hai năm qua và đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều nước láng giềng trong khu vực.
Quỹ Kasakawa của Nhật Bản đã cung cấp cho chúng tôi sự trợ giúp về tài chánh và kỹ thuật, và một số nước khác như Singapore và Nam Triều Tiên cũng đã trợ giúp chúng tôi. Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, chúng tôi đang xây một nhà khách ở thủ đô Nepyitaw để có thể tiếp đón các nguyên thủ quốc gia đến Miến Điện. Nhà khách này đủ lớn để tiếp đón tất cả các vị quốc khách.
Việc nhận lãnh chức Chủ tịch ASEAN diễn ra sau khi các biện pháp cải cách chính trị ở Miến Điện đã đưa tới chỗ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp chế tài quốc tế. Chính phủ của ông Thein Sein đã được ca ngợi vì đã trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, hủy bỏ các luật lệ kiểm duyệt báo chí và tổ chức cuộc bầu cử trong đó nhiều thành viên của phe đối lập đã chiếm được ghế đại biểu tại quốc hội.
Tuy nhiên, một số người cho rằng Miến Điện chưa xứng đáng để nhận chức Chủ tịch ASEAN vì vẫn còn những vụ bạo động chống người Hồi giáo và nhiều tù chính trị vẫn chưa được thả.
Nhà hoạt động người Miến Điện Aung Thu Nyein nói rằng vai trò Chủ tịch sẽ giúp thế giới nhận rõ hơn về thành tích nhân quyền của Miến Điện, khi có nhiều khách quốc tế ra vào nước này."Sẽ có nhiều tổ chức nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự từ nhiều quốc gia khác nhau đến Miến Điện trong thời gian đó.
Sẽ có những cuộc thảo luận và những hoạt động để quan sát tình hình của đất nước chúng tôi. Vì vậy tôi nghĩ rằng Uûy ban Nhân quyền Quốc gia Miến Điện sẽ phải hoạt động tích cực hơn để cải thiện tình hình nhân quyền."
Miến Điện gia nhập ASEAN năm 1997. Năm 2005, Miến Điện đồng ý không nhận chức chủ tịch khi tới phiên mình vào năm 2006 để tránh xảy ra tình trạng các nước phương Tây tẩy chay các cuộc họp của ASEAN.
VOA news
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét