Pages

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

RANH GIỚI GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM TRONG THẾ KỶ 21

Vài lời Phi lộ:Dưới đây chỉ là những suy nghĩ và ý kiến cá nhân của tôi, những ý kiến này, không nhân danh hay đại diện bất cứ một tổ chức tôn giáo hay đoàn thể, hội đoàn, đảng phái hoặc trường phái triết học nào. Nếu có những phân tích, luận điểm còn thiếu sót xin niệm lòng tha thứ bỏ quá và xin được chỉ dạy. Tôi xin được phép trình bày những quan điểm của tôi theo phương pháp “Liên tưởng tự do” của Sigmund Freud. Do khuôn khổ hạn hẹp của bài viết và sự eo hẹp về thời gian của cá nhân tôi, tôi sẽ không đề cập sâu đến những thuyết Duy tâm như: Chủ thuyết Duy Tâm Ấn Độ hoặc chủ thuyết Duy Tâm Phật giáo cũng như thuyết Duy Tâm các triết gia phương Tây như Chủ thuyết Duy Tâm chủ quan (Berkeley), chủ thuyết Duy Tâm siêu nghiệm (Kant và Fichte)…mà chỉ tập trung vào chủ thuyết Duy Tâm tuyệt đối của Georg Wilhelm Friedrich Hegel mà các Học giả đều đã nhất trí đánh giá là thành tựu cao nhất của tư tưởng cân đại trước khi chủ thuyết Duy vật tuyệt đối của Karl Marx ra đời. Chủ thuyết Duy Tâm tuyệt đối cũng đã được các Học giả đánh giá là một trong những “chất liệu” chính của chủ nghĩa Duy vật tuyệt đối bên cạnh Triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa Xã hội không tưởng của những triết gia Pháp và Kinh tế học cổ điển Anh mà nhà Kinh tế chính tri David Ricardo làm đại diện. Và cũng chỉ xin đề cập lướt qua một công phu của nhà Phật là: Thiền Công án. Chiết giải và liên tưởng chữ Tâm trong Hán tự vào CN Duy Tâm và CN Duy Vật.

Ngày nay, không ai còn xa lạ với thuật ngữ “sỡ hữu trí tuệ”. Các bậc phụ huynh, không tiếc tiền khi đầu tư việc học hành cho con cái và xem đó là một khoản đầu tư khôn ngoan và có lợi cho con cái mình nhất, trong tương lai dài hạn. Chính phủ các nước cũng ý thức rõ điều quan yếu này cho tương lai của Đất nước và Dân tộc, khi không ngần ngại duyệt chi những khoảng không nhỏ cho ngân sách giáo dục. Giới Tài chính Kế toán cũng chẳng lạ lẫm gì với khái niệm hao mòn hữu nình và hao mòn vô hình khi tính khấu hao hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định hay tài sản vô hình khi ước tính giá trị thương hiệu. Những đóng góp bằng chất xám như: bằng phát minh, hoặc bằng đăng ký độc quyền sáng chế…. được quy ra thành cổ phần hoặc cổ phiếu cho những người tham gia trong Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị khi họ tham gia thành lập Doanh nghiệp, Công ty, Xí nghiệp hoặc những Tổ chức kinh tế. Ý thức kỷ luật, ý thức tự giác, tự trọng, tự chủ, lòng trung thành được xem xét là những yếu tố, tiêu chuẩn khi xét thưởng và tăng lương cho người lao động. Như vậy Tri thức, Kiến thức, Ý thức tuy vô hình nhưng đã được cân, đo, đong, đếm, định lượng, được dùng để cân nhắc trong việc trao đổi giữa người sở hữu và người có nhu cầu sử dụng. Do đó chúng phải được coi là những gì thuộc về vật chất. Vậy chủ nghĩa Duy Tâm tuyệt đối của Hegel đã sai và chủ nghĩa Duy Vật tuyệt đối của Marx-Engel đã đúng?. Chủ nghĩa Duy Tâm tuyệt đối của Hegel, vẫn tuyệt đối đúng. Chủ nghĩa Duy Vật tuyệt đối của Marx-Engel, vẫn hoàn toàn sai.
Cho tới tận ngày nay, thế kỷ 21 với những tiến bộ “vượt bậc” về mọi lãnh vực khoa học nhưng hai câu hỏi cứ ảm ảnh các nhà khoa học và hầu như chưa có một lời giải đáp nào khả dĩ tường minh:
Nguồn gốc của con người và sau khi chết, linh hồn con người, sẽ đi về đâu?.
Người Nhật, khi đi đến một nơi nào cần phải cởi bỏ giầy dép, họ luôn sắp xếp mũi của giầy, dép, hướng ra ngoài, thậm chí khi về đến nhà cũng thế. Phải chăng dân tộc Nhật, luôn chuẩn bị cho những chuyến đi? Ngôi nhà, đối với họ, chỉ là chốn tạm dung thân. Nhưng chuyến ra đi xa cuối cùng trong cuộc sống tạm này của họ, con cháu Thái Dương Thần Nữ, cũng chưa chắc đã biết họ sẽ đi về đâu?
Phải chăng chúng ta tử một cõi vĩnh cữu nào đó bước vào cuộc đời này, và sau khi chết đi, linh hồn lại sẽ về một chốn vĩnh hằng nào đó? như lập luận của Triết gia Plotinus:
“Linh hồn tạo ra thế giới bằng cách “bước” từ vĩnh cửu vào trong thời gian” (1)
với quan niệm nỗi tiếng:
“Không có nơi nào dành cho vũ trụ này ngoài linh hồn hay tâm thức.” (neque est alter hujus universi locus quam anima.).
Nhưng nhà bác học Einstein, khi đưa đại lượng thời gian vào những hệ quy chiếu khác nhau, đã chứng minh rằng, thời gian, cũng là một dạng vật chất. Và cũng chính Einstein sau đó lại tự “mâu thuẫn” với chính mình khi ông cho rằng:
“Sự lĩnh hội tinh thần về những ấn tượng tri giác, là một phép màu(?)” (2).
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển mà lịch sử có thể ghi nhận lại được kể từ khi con người phát minh ra những ký tự, chữ viết, để ghi lại, thuật lại những gì mà con người trong từng thời kỳ đã trải nghiệm, đều thể hiện mối trăn trở, hoài nghi không nguôi về nguồn gốc cũng như những nhận thức về thế giới vật chất khách quan phủ trùm lên mọi mặt của đời sống con người.
Từ trường phái triết học Ấn độ như Sankhya và Yoga khoảng 650 BC, thiền của Phật giáo đều cho rằng tinh thần và thể xác là những thực thể riêng biệt, cho đến giáo lý Kitô giáo dòng chính, đã khẳng định tầm quan trọng của tính vật chất của thể xác con người Chúa Kitô và sự cần thiết của việc tiết chế khi giao tiếp với thế giới vật chất khách quan. Các Triết gia phương Tây theo trường phái Duy Tâm, từ Antiphon, Plato, Plotinus, George Berkeley….Schopenhauer cho đến phản Duy Tâm như Immanuel Kant, Soren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche, G.E. Moore và các trường phái Duy vật như: Duy vật Kitô giáo, Duy vật Văn hóa, Duy vật Siêu hình …Duy Vật Biện chứng…Sự đóng góp của các Triết gia thuộc các trường phái triết học, cũng chỉ để góp phần giải đáp hai câu hỏi hóc búa trên.
George Wilhelm Friedrich Hegel, Triết gia, được hầu hết các đại biểu cho các trường phái triết học của thế kỷ 19 công nhận là đại biểu vĩ đại nhất của nền triết học cổ điển không chỉ riêng của nước Đức mà cả thế giới, là thành tựu sáng giá nhất của nền triết học Tư sản và chủ nghĩa Duy Tâm. Và tư tưởng và nền tảng triết học do Hegel xây dựng, vẫn còn giá trị cho tới những thập niên đầu của thế kỷ 21 này.
Và người học trò “tự nhận” của Hegel, Karl Marx, người “thích dùng lối diễn đạt đặc trưng của Hegel” (3), cũng đã là một triết gia, đã “sáng tạo” ra chủ nghĩa Duy vật biện chứng làm đối trọng với chủ nghĩa Duy tâm tuyệt đối của Hegel, bằng cách dốc ngược đầu những lập luận của ông thầy Hegel. Nhưng có thực sự đúng như thế không?
Hegel đã “tuyệt đối đúng” vì ông đã chọn một tiền đề sai cho lập luận của mình khi ông xóa nhòa, những tương tác “hổ tương” giữa thế giới vật chất khách quan bao phủ trên tất cả hoạt động của con người lên đời sống nội tâm của chủ thể con người, sống trong môi trường vật chất khách quan đó và ngược lại. Để từ đó đã đưa ra kết luận, có tính “cực đoan” rằng: ý thức và tinh thần, là thuộc tính thứ nhât, có trước và vật chất là thuộc tính thứ hai, có sau.
Từ một tiền đề sai để di đến một kết luận sai, chủ thuyết của ông, do đó tuyệt đối đúng về mặt chân trị của một mệnh đề.
Karl Marx và cả Friedrich Engel sau này, lại đi từ một tiền đề sai của Hegel để chứng minh những lập luận của mình là đúng, do đó hoàn toàn sai về chân trị của một mệnh đề. Khi đã đưa ra một kết luận “cực đoan ngược chiều” rằng: vật chất là thuộc tính thứ nhất, có trước và ý thức, tinh thần là thuộc tính thứ hai, có sau.
Lập luận của G.H.F Hegel và Karl Marx cách đây ba thế kỷ, cũng giống như báo cáo kết quả nghiên cứu  của các nhà khoa học TS Colin Freeman và John Harding của  trường Đại học Sheffield và Warwick, nước Anh 13/07/2010 chứng minh rằng chất protein ovocledidin-17 (OC-17) là một chất xúc tác trong quá trình hình thành và phát triển của vỏ trứng. Chất này chỉ được sản sinh trong buồng trứng của con gà mái. Và họ đã “phấn khởi” tuyên bố rằng:
“Trong một thời gian dài, nhiều người nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên giờ đây chúng ta đã có bằng chứng khoa học, để khẳng định rằng: Thực tế, con gà, có trước quả trứng”.
Như vậy, nếu G.H.F Hegel cho rằng: Ý thức, là con gà, có trước và Vật chất là quả trứng có sau.
Và ngược lại Karl Marx cho rằng: Vật chất, là quả trứng, có trước và Ý thức là con gà có sau.
Hoặc cả hai có lập luận đảo chiều ngược lại.
Lập luận của cả G.H.F Hegel và Karl Marx cũng như những kết luận của các nhà khoa học của Đại học Sheffield và Warwick, là hết sức sai lầm.
Nếu một giả thiết khác được đặt ra:
Gỉa sử con gà và quả trứng đều cùng tồn tại song hành trong cùng thời điểm của không gian tại hữu. Vấn đề đặt ra ở tại thời điểm trong không gian tại hữu đó là: Qủa trứng đó có “trống” không?
Nếu quả trứng không có “trống”, thì cả con gà mái và quả trứng, chỉ tồn tại, trong không gian tại hữu đó, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của “đời sống sinh học hữu hạn”, của giống gà và quả trứng, dĩ nhiên cũng sẽ đã bị thối rữa. Sự tồn tại của loài gà, trong cái thế giới vật chất khách quan mà nó đã hiện hữu, chấm dứt vĩnh viễn.
Chính bản thân của G.H.F Hegel, đã sa vào mâu thuẫn với cách trình bày học thuyết đồ sộ của ông theo tam đoạn luận. Nếu ông cho rằng: Con gà là ý niệm tuyệt đối có trước tất cả mọi cái (quả trứng). Do có mâu thuẫn bên trong ý niệm tuyệt đối (bên trong con gà), nên ý niệm tuyệt đối có sự tự vận động từ thấp lên cao (quá trình rụng trứng, quá trình hình thành chất DO-17, để tạo thành chất xúc tác, thúc đẩy hình thành vỏ trứng…), trải qua sự phát triển (phát triển trứng), thông qua các khái niệm (ấp trứng chăng?) rồi lại trở về với nó với một sự phong phú hơn (trứng nở thành gà con chăng?).
G.F.F Hegel, đã đi vào ngõ cụt tại điểm này. Cái gì làm tác nhân, tác động lên sự phát triển của các ý niệm để nó có sự tự vận động, để có thể trải qua các khái niệm, để rồi trở lại hình thái ban đầu của nó nhưng với sự phong phú hơn? Ý niệm tuyệt đối. đã “tự” thân vận động và chuyển hóa để trở thành cái tha hóa (khác với nó), đối lập với nó, tức là giới tự nhiên. Và ý niệm tuyệt đối lại tiếp tục vận động về với bản thân mình (?) trong đời sống có ý thức của cá nhân con người và xã hội loài người (?) và sự vận động của nó, đạt tới đỉnh cao nhất trong hệ thống triết học Hegel(4).
Rõ ràng trong lập luận của mình G.H.F Hegel, đã bỏ qua vai trò chủ thể là cá nhân con người, chủ sở hữu của các ý niệm tuyệt đối đó. Con người đã hoàn toàn thụ động trong quá trình vận động và phát triển của các ý niệm tuyệt đối, mà các ý niệm tuyệt đối này chỉ đã vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ lượng dẫn đến chất, do tự mâu thuẫn bên trong chúng.
G.H.F Hegel, đã xóa nhòa những tác động hổ tương giữa chủ thể là con người và xã hội loài người đối với môi trường vật chất khách quan “đã” tồn tại chung quanh, bao phủ và ảnh hưởng lên toàn bộ hoạt động và nhận thức của con người cũng như mối quan hệ qua lại giữa cá nhân đó với xã hội dưới mọi hình thức theo từng giai đoạn lịch sử mà cá nhân đó đang tồn tại.
Cũng lập lại sai lầm của G.H.F Hegel, nhưng ngược lại, Karl Marx đã cho rằng vật chất là thuộc tính thứ nhất, là cái có trước. Ý thức là thuộc tính thứ hai, cái có sau. Vật chất có trước và quyết định ý thức. Và Marx đã đưa ra định đề rằng:
“Hiện thực khách quan, có thể được giải thích từ sự tồn tại và từ sự phát triển của vật chất và không phải là sự hiện thực của một ý tưởng thần thánh tuyệt đối hay sản phẩm từ sự suy nghĩ của con người”. Điều đó có nghĩa là hiện thực khách quan cũng tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào nhận thức của con người”. Định đề này được xem là ranh giới ngăn cách với chủ nghĩa Duy tâm, “không phải ý thức quyết định sự tồn tại của con người mà ngược lại tồn tại xã hội quyết định ý thức của con người”
(Est ist nitch das Bewusstein der menschen, das ihr sein, sondern umgekehrt ihr gesellschaftliches sein, das ihr bewusstsein bestimont).  (5). Và rõ nhất qua quan niệm:
“Ý thức, chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải biến đi trong đó” (6).
Lenin, người kế thừa xuất sắc của Karl Marx cũng cho rằng: ” Vật chất chỉ là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác. được cảm giác chúng ta chép lại, sao chụp lại, phản ánh lại và tồn tại “không lệ thuộc vào cảm giác”. ” (7)
Marx, Engel và Lenin cũng đã sai lầm khi “bỏ quên” cái cảm giác của người chủ sở hữu cái “cảm giác”.
Chẳng hiểu Hegel lẫn Marx, Engel và Lenin, đang đề cập đến, hay đối tượng mà họ đang nghiên cứu là một cái máy hay một con robot, đang được một “ai đó” nhập dữ liệu vào phần mềm, hay là não bộ của một con người vốn chịu tác động và chi phối bởi khả năng “thiên phú” mà con người đó đã được “ai đó” ban tặng cho “riêng” con người đó?.
Khả năng thiên phú đó, có thể do di truyền và chịu những tác động của những đột biến và dị biến do nguyên nhân nội sinh hoặc do tác động của môi trường lên chính cá thể con người đó, từ khi con người đó còn trong “trứng nước”, khi phôi thai của cá thể con người đó được hình thành trong buồng trứng của cá thể mẹ của nó. Và dĩ nhiên, “phải có” cá thể cha tham gia vào việc tạo thành cá thể đó.
Rõ ràng lập luận của Hegel, Marx, Engel, Lenin theo kiểu:
“CON GÀ CÓ TRƯỚC HAY QUẢ TRỨNG CÓ TRƯỚC”
là sai lầm, nhưng cũng chính lập luận này đã, vô hình chung, tự thân nó phát biểu lên một luận cứ rất “tường minh” rằng: Đã phải có một “Đấng tạo hóa” nhúng tay vào trong việc hình thành cái thế giới, cái môi trường sống mà trong đó các yếu tố cấu thành cái thế giới vật chất và đời sống vật chất, đời sống tinh thần, ý thức của con người có một sự liên thông và tác động hổ tương một cách liên tục và chặt chẽ. Trong mối quan hệ hổ tương đó con người là chủ thể, làm chủ mọi hoạt động, sinh hoạt của đời sống vật chất và tinh thần, ý thức mà con người đã và đang trãi nghiệm, theo “tư chất” mà họ đã được ai đó ban tặng.
Chủ nghĩa Duy tâm tuyệt đối của G.H.F Hegel, sẽ dẫn đến chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.
Chủ nghĩa Duy vật tuyệt đối của Karl Marx, đã dẫn tới chủ nghĩa cộng sản với Độc tài toàn trị. Một thế giới của những con robot hoặc những con người bị nhồi sọ, tẩy não, đánh mất đi cái tôi thiên bẫm để trở thành “những con người cộng sản”
Câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh:
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”
chẳng qua cũng chỉ là lập luận: con gà có trước hay quả trứng có trước, cũng giống như những lập luận cò quay của nền hành chính cộng sản kiểu như: Muốn mua nhà, phải có hộ khẩu, muốn có hộ khẩu, phải có nhà.
Qủa trứng có trước hay con gà có trước đi chăng nữa, mà không có con gà trống, dĩ nhiên giống gà phải bị diệt vong. Vì vậy Cộng sản cũng đã bị diệt vong gần hết.
Ngoài việc sao chép và “xâm hại” trí tuệ của G.H.F Hegel khi đánh cắp ba quy luật Duy tâm biện chứng là Quy luật Mâu thuẫn, Quy luật Vận động, Quy luật về Chất và Lượng cũng như sáu cặp phạm trù của Duy tâm biện chứng, mọi người cứ lầm tưởng rằng Karl Marx đã dốc ngược đầu lập luận của Hegel hay cho rằng Marx chịu ảnh hưởng của phương pháp luận của chủ nghĩa Duy vật siêu hình của Ludwig Andreas von Feurebach. Điều này có đúng không?.
Thực ra Marx đã chịu ảnh hưởng của trường phái triết học Duy nghiệm mà các đại diện của nó từ cổ dại cho tới hiện đại như: Aristotle, Thomas Aquiras, Francis Bacon, Thomas Hobbes, John Lock, George Berkeley, David Hume, John Stuart Mill mà trong số đó có thể nói John Lock là người có luận lý tường minh nhất cho trường phái triết học Duy nghiệm này.
John Lock, cũng đã chịu ảnh hưởng của nhưng nhà triết học khắc kỷ(?) sống cách ông hàng ngàn năm khi cho rằng:
“Tâm thức của con người là một “tabula rasa” (tấm bảng trống trơn) trước khi các trải nghiệm lưu dấu vết của mình lên đó sau khi đã rút ra từ các ấn tượng giác quan khi cuộc đời của một con người tiến triển”.
Lock mặc dù đã kế thừa các lập luận quy nạp của các bậc tiền bối Aristotle, Thomas Aquinas và bản thân ông cũng đã phân biệt giữa những ý niệm đơn, các ý niệm phức, tính chất sơ cấp và thứ cấp của ý niệm đơn. Các ý niệm phức là kết hợp của các ý niệm đơn giản hơn và được chia thành các chất và các dạng thức và các quan hệ. Theo Lock, tri thức của chúng ta về sự vật là một tri giác về các ý niệm hợp nhau hay không hợp nhau. Lock cũng đã phạm sai lầm như Hegel khi bỏ qua chủ thể là cá nhân con người mà con người này đã và đang trải nghiệm khi cho rằng những trải nghiệm đã “tự” rút ra từ các giác quan và “tự” nó ghi dấu ấn lên tấm bảng trắng đó như là một hành động “vô thức” của cá nhân con người đó chứ không phải do ý thức chủ quan của các nhân đó hay tập thể xã hội mà cá nhân đó đang tồn tại trong đó.
Một Mục sư người Anh George Berkeley (1685-1753) đã nhận định rằng:
“Quan niệm của John Lock, đã mở ra một cánh cửa mà cuối cùng sẽ dẫn tới chủ nghĩa vô thần” (8).
Để phản bác lại John Lock đã đưa ra đề xuất một định nghĩa vô cùng cực đoan củ a chủ nghĩa Duy nghiệm trong tác phẩm:
“Luận về nguyên lý của tri thức con người”
(Treatise concerning the principles of Human knowlege) được xuất bản 1710, khi cho rằng:
“Sự vật chỉ tồn tại do chúng đang được tri giác hoặc bởi thực tế rằng chúng là các thực thể đang thực hiện việc tri giác”
Qua định nghĩa này, càng thấy rõ rằng vai trò chủ động của cá nhân con người sở hữu cái tri giác đó hoàn toàn bằng 0. Con người chỉ là một robot không hơn, không kém, thụ động trong quá trình trải nghiệm của tâm thức của chính mình để tạo nên ý thức cho chính mình!?
Các triết gia của trường phái triết học Duy nghiệm trước John Lock và cả  David Hume, triết gia người Sclotland nổi tiếng về sự cực đoan với luận cứ vòng tròn để biện minh cho lập luận quy nạp:
“Ta cần đến lập luận quy nạo để đi đến các tiền đề cho nguyên lý của luận quy nạp” (9).
Sai lầm của các triết gia thuộc trường phái triết học Duy nghiệm là họ thừa nhận lập luận quy nạp, nhưng lại không lý giải được tại sao con người có cái khả năng tồng hợp, quy nạp và chiêm nghiệm những trải nghiệm Ngay cả J.S. Mill nhà triết học cực đoan nhất của triết học Duy nghiệm, cũng đã bế tắc sau khi đã viện dẫn cả tóan học vào trong lập luận của mình (10). Vì JS Mill đã chỉ xét Toán học ở một mặt phiếm diện và cố giả thích rằng Toán học, chẳng qua là một dạng thức của suy luận quy nạp (?).
Vì ngay cho tới thế kỷ 21 này các kết quả toán học đều được đạt đến một tập hợp suy diễn nhất quán mà các quy trình của nó không hề nằm trong nghĩa quy nạp, nếu xét về toàn diện cấu trúc và các phương pháp của nó.
John Lock, đã mở cánh cửa dẫn đến chủ nghĩa vô thần. Và Karl Marx đã thông qua Lenin dẫn dắt gần 1/2 nhân loại đi qua cánh cửa đó.
Có thể nói chủ nghĩa Duy vật biện chứng của Karl Marx, là một nồi lẩu thập cẩm bao gồm những luận cứ của các triết gia trường phái Duy nghiệm, luận cứ của Fichte và phép biện chứng Duy tâm tuyệt đối của Hegel.
Do đó một hiện tượng có tính quy luật cho các hình thái Độc tài toàn trị Cộng sản mà chúng ta dễ quan sát nhất là: Hiện tượng lòng vòng cò quay theo kiểu luận cứ vòng tròn của David Hume hay J.S. Mill mà các nhà triết học của trường phái Hiện tượng luận đã chỉ rõ:
“Để nói rằng có mặt mặt một quan sát viên bình thường có nghĩa đặt một phát biểu giả thiết rằng có một một bác sỹ kiểm tra quan sát viên đó, và người bác sỹ thấy rằng quan sát viên đó ở trạng thái bình thường. Nhưng tất nhiên chính người bác sỹ đó phải là một quan sát viên bình thường. Nếu ta cần chỉ rõ trạng thái bình thường của người bác sỹ này theo kiểu giác quan, ta lại phải viện đến một bác sỹ thứ hai, người kiểm tra các cơ quan cảm giác của vị bác sỹ thứ nhất, và bác sỹ thứ hai này cũng chính là một quan sát viên phải thỏa mãn điều kiện là đang ở trạng thái bình thường. Nghĩa là ta phải viện tới bác sỹ thứ ba, và cứ như vậy, sẽ tạo thành một vòng tròn bất tận” (10). (Liên hệ thực tế ở Việt Nam: hết đoàn kiểm tra này, kiểm tra kết quả của những đoàn kiểm tra trước đó và kết quả là phải chờ đoàn kiểm tra kế tiếp…mà cuối cùng chẳng thể nào kết luận được vì vẫn phải chờ kết quả của đoàn kiểm tra kế. Chỉ có người dân là có thể đưa ra kết luận là tất cả những đoàn kiểm tra là đều cùng một “ruột bình thường” với nhau và cùng trong bè lũ, tập đoàn tham nhũng hối lộ!!!!).
Cũng rất may cho nhân loại là chính hai triết gia của trường phái Duy nghiệm là Thomas Hobbes và John Lock, đã khắc phục sai lầm của mình, đóng sập cánh cửa vô thần bằng Thuyết Khai sáng và luận cứ “Khế ước xã hội” làm nền tảng cho cách mạng Dân chủ Tư sản Pháp và thành lập nên nhà nước Dân chủ Hoa Kỳ.
Bây giờ chúng ta hãy xét lại những quy luật Duy vật biện và sáu cặp phạm trù của Duy vật biện chứng, để xem chúng có duy vật hay không?.
Theo Aristotle, cha đẻ của thuật ngữ “phạm trù” thì một phạm trù là một lập luận quy nạp (inductive  reasoning) mà nguyên lý dựa trên các dữ liệu khách quan của các trải nghiệm từ các giác quan (11). Hay có thể nói: phạm trù là một tập hợp các ý niệm mà các trải nghiệm của các giác quan về những đối tượng vật chất cụ thể của thế giới vật chất chung quanh dựa trên những dữ liệu khách quan mà cảm giác của con người mang lại.
Và Hegel đã quan niệm:
“Ý niệm cao hơn khái niệm. Khái niệm, chưa phải là khái niệm (cái) cao nhất, cái còn cao hơn nữa là ý niệm. Khái niệm khi phát triển thành khái niệm “thích hợp” thì trở thành ý niệm. Như vậy cái “cao hơn” của ý niệm so với khái niệm chính là sự thích hợp, nghĩa là sự phù hợp, sự thống nhất giữa khái niệm và tính khách quan. Khái niệm phát triển thành khái niệm thích hợp, trở thành ý niệm thì chính là chân lý. Ý niệm là chân lý vì chân lý là sự phù hợp giữa tính khách quan và khái niệm”.
Ý niệm tuyệt đối là hiện thực, hay nói cách khác, hiện thực là tồn tại khác của ý niệm.
“Mọi hiện thực chỉ là hiện thực trong chừng mực nó chứa đựng và biểu hiện ý niệm. Đối tượng, thế giới khách quan và thế giới khách quan không những chỉ phải phù hợp với ý niệm, mà chính bản thân chúng là sự phủ hợp của khái niệm và thực tại, thực tại mà không phủ hợp với khái niệm thì chỉ là hiện tượng, chủ quan, ngẫu nhiên, tùy tiện, không phải là chân lý. Toàn bộ hiện thực, dù là cái phổ biến, cái đơn giản nhất hay cái đặc thù, đều là những biểu hiện khác nhau về phạm vi và mức độ của ý niệm tuyệt đối. Toàn bộ hiện thực cũng là ý niệm, tồn tại đơn nhất chỉ là một mặt nào đó của ý niệm, ý niệm còn cần đến hiện khác như là tồn tại đặc thù”.
Cho tới hiện thực khách quan hôm nay, ta có thể nói XHCN hoặc CNXH, chỉ là khái niệm do Marx, Engel đã đề ra và Lenin đã cưỡng ép người dân Nga chấp nhận nó bằng bạo lực vì bản thân CNXH, đã không phủ hợp với hiện thực khách quan và ngược lại thực tai, cũng không phù hợp với bản thân của khái niệm CNXH hay XHCN.
Tấm gương đạo đức, tư tường, lối sống của Hồ Chí Minh, cho đến hôm nay vẫn cũng chỉ là một khái niệm, một hiện tượng chủ quan và tùy tiện vì hiện thực, thực tại cho thấy, càng kêu gọi học tập tấm gương tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách làm việc của đối tượng Hồ Chí Minh thì chỉ thấy toàn một lũ sâu bọ, một bộ phận “không nhỏ” tham nhũng, hối lộ, lạm quyền.
Những khái niệm và hiện tượng, dù có tồn tại trong thời gian bao lâu thì nó cũng chỉ là cái đơn nhất, cái đặc thù, sẽ bị hiện thực khách quan phủ nhận và đào thải vì nó không phải là ý niệm, không phải là chân lý.
“Ý niệm tuyệt đối là quá trình, là phép biện chứng. Chính bản thân ý niệm là phép biện chứng, đã luôn tách rời và phân biệt cái đồng nhất với cái khác nhau, cái chủ quan với cái khách quan, cái hữu hạn với cái vô hạn, linh hồn với thân thể và cũng chính vì vậy mà ý niệm là sự sáng tạo vĩnh viễn, là sự sống vĩnh viễn và tinh thần vĩnh viễn”.
Do đó dù phản bác, Hegel nhưng chính Marx và Engel phải “muối mặt” sử dụng ba quy luật biện chứng của chủ nghĩa Duy tâm tuyệt đối của Hegel. Và Lenin tuy cho rằng ý niệm tuyệt đối của Hegel là bịa đặt cũng đã phải “cúi đầu” chấp nhận và xử dụng ba quy luật này cũng như sáu cặp phạm trù của chủ nghĩa Duy tâm tuyệt đối sau khi đã thêm thắt vào vài hiện tượng xã hội như yếu tố lao động và khoét sâu sự cách biệt giai cấp và kích động bạo lực.
Ba quy luật của Duy vật biện chứng và sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng của chủ ngĩa Duy vật tuyệt đối, bản thân nó đã là Duy tâm, không hơn không kém.
Đã không phù hợp với hiện thực khách quan thì tất yếu bị đào thải. Đó là Ý niệm tuyệt đối. Chủ nghĩa Duy vật biện chứng hay Chủ nghĩa Cộng sản, cũng chỉ là khái niệm. Chúng chỉ có thể tồn tại trong một thời gian hữu hạn, trong không gian hữu hạn là những nhà bức tường sắt, bưng bít mọi tiến bộ của nhân loại và những chân giá trị của những ý niệm tuyệt đối.
Chúng ta hiện nay cũng chỉ biết được những trăn trở. tìm tòi của các triết gia từ cổ đại, khi chữ viết và những ngôn ngữ ký tự đã ghi lại được những đóng góp của họ trong quá trình khám phá nền văn minh nhân loại cũng như những nhận thức về hoạt động của con người về tư tưởng, tinh thần và ý thức thông qua những hoạt động, sinh hoạt hàng ngày trong dạng thức quần cư đơn giản “bầy đàn” của hình thái xã hội và trong thế giới vật chất khách quan phủ trùm lên mọi hoạt động của cá thể cũng như các hình thái xã hội qua các giai đoạn lịch sử.
Từ các trường phái Khắc kỷ, Hưởng lạc hay Thiền Yoga Phật giáo cho đến các trường phái triết học như trường phái Tiên nghiệm, Hậu nghiệm, cho đến các triết gia trường phái Hoài nghi, từ Heraclitus (500 years BC) với câu phát biểu nổi tiếng:
“Bạn không bao giờ có thể bước hai lần xuống cùng một dòng sông” (12).
Cho đến Cratylus (400 years BC) với quan niệm:
“Không phải, bạn thậm chí không thể bước xuống cùng một giòng sông trong một lần nào hết! Cả nó lẫn bạn đều biến dịch, khiến cho những từ như “cùng một” và bạn không hề có ý nghĩa đúng thật (?) (13)”.
Hay như những “người thầy vĩ đại” của Eistein của trường phái Pyrrho với “thuyết “tương đối” thời cổ đại”:
“Mọi hiện tượng chỉ là sự lừa dối, do vậy, nó chỉ có tính tương đối” (14).
Và người chứng minh quan niệm này là đúng đắn. nhà bác học xuất sắc của thế kỷ 20 Eistein với thuyết Tương đối, đã chứng minh được đại lượng thời gian, khi đưa vào những hệ quy chiếu khác nhau, sẽ là một dạng vật chất. Nhưng chính bộ não bác học này cũng phải thừa nhận:
“Sự lĩnh hội tinh thần về những ấn tượng tri giác, là một phép màu (2)”.
Do đó Plato, một triết gia của trường phái Pyrrho đã nói:
“Tất cả những gì ta thực sự biết được, là ta, không biết gì hết!” (15).
Đời sống con người hữu hạn, quá ngắn ngủi trong thế giới tự nhiên vô cùng tận, đẻ có thể có “ảo vọng” rằng sẽ khám phá được cái thế giới luôn vận động vô cùng tận đó.
“Cogito ergo Sum”(Tôi suy nghĩ, tôi tồn tại).
Là câu nói nổi tiếng của Réne Descartes nói lên mối trăn trở, hoài nghi khôn nguôi của nhân loại trong thế giới tự nhiên luôn biến đổi vô cùng tận. Nhưng sự biến đổi vô cùng tận đó, cũng có một giới hạn nhất định cho dù nó được đặt ở bất kỳ hệ quy chiếu nào. Mỗi hệ quy chiếu, đều có giới hạn hứu hạn. Nó chỉ vô cùng tận ở những ranh giới giao thoa giữa các hệ quy chiếu.
Những bộ óc kiệt xuất của nhân loại đã và đang trong tiến trình khám phá cái vô cùng tận đó ở những ranh giới của các hệ quy chiếu bằng chủ nghĩa hoài nghi.
Không có sự hoài nghi, ngoài những chân lý của những ý niệm tuyệt đối, con người đã không có những tiến bộ “đáng kể” như ngày hôm nay. Newton nếu đã không hoài nghi khi trái táo rơi vào đầu thì khoa học đã không có Định luật van vật hấp dẫn và sẽ đã không có những chuyến bay vào vũ trụ hay tới những thiên hà khác trong tương lai.
Chủ thuyết Tiên nghiệm, Hậu nghiệm, Hoài nghi (Duy vật Descartes), Duy tâm Nhị nguyên hay Nhất nguyên hoặc các trường phái Duy vật, cũng chỉ là những đóng góp của các triết gia trong tiến trình không ngơi nghỉ của nhân loại để khám phá, khai phá hoặc tìm lại chính cội nguồn của nền “Văn minh” nhân loại. Những đóng góp có giá trị vĩnh cứu, tự thân nó sẽ tồn tại như một chân lý, một ý niệm tuyệt đối trong những chân giá trị của các ý niệm qua thử thách không chỉ là những trải nghiệm của các giác quan mang lại, mà cả sự giám sát khắc nghiệt của chủ thể là thế giới vật chất khách quan và xã hội loài người trong từng thời điểm lịch sử quyết định.
Cả Hegel lẫn Marx, đã đều bỏ qua cái chủ thể sở hữu cái khả năng nhận thức “thiên bẫm”, khả năng cảm thụ tức khả năng quy nạp và chiêm nghiệm lại những trải nghiệm của các giác quan về thế giới vật chất khách quan bao phủ lên mọi hoạt động từ vật chất cho đến tinh thần và ý thức đang của chủ thể con người ấy, để có thể “tự” rút ra những khái niệm và khả năng phân biệt được giữa các khái niệm tương thích hay không tường thích, khái niệm nào sẽ được nâng lên là ý niệm và cái khái niệm nào sẽ bị đào thải.
G.H.F Hegel đã “phạm tôi” ngộ sát, Karl Marx, đã phạm tội “cố ý giết người cấp độ 3″ khi đã giết chết cái tôi, cái chủ thể cá nhân con người sớ hữu và tính chủ động trong quá trình khám phá thế giới vật chất tự nhiên vô tận bao quanh con người ấy bằng các trải nghiệm của các giác quan và cái khả năng chiêm nghiệm thiên bẫm của chính con người ấy đối với các kết quả mà các giác quan. trực quan sinh động của chính cá thể đó mang lại, để cái cá thể đo có thể “tự” đánh giá được cái nào là khái niệm, cái nào là ý niệm tuyệt đối và là phạm trù.
Chính triết gia Schopenhauer trong tác phẩm:
“Parerga and Paralipomena”, đã trình bày luận cứ (đúng đắn nhất trong lịch sử triết học cân đại) của mình, khi cho rằng:
“Mọi đối tượng bên ngoài tâm thức, đều được nhận thức một cách gián tiếp qua sự điều hành của tâm thức của chính ta”.
Công nhận một ‘khả năng” để có thể điều hành tâm thức của chính cá thể đó là một “minh chứng” của một “ân sủng” của ” Đấng tạo hóa” cho chính cá thể đó, để cá thể đó, có thể tự điều hành chính cái khả năng thiên bẫm đó, là một minh chứng cho sự hiện diện “Đấng tạo hóa”, chứ không phải bằng cách phủ nhận chính cái khả năng”thiên bẫm” đó, là một minh chứng cho “Đấng tạo hóa”. Đây là sai lầm nghiêm trọng của G.H.F Hegel về mặt luận cứ.
G.H.F. Hegel và các triết gia trước ông, đã vô tình và Karl Marx. Friedrich Engel, đã cố tình bỏ qua “tính chủ động” của con người trong hai cá thể là: con  người và thế giới vật chất khách quan bao phủ chung quanh mọi hoạt động xã hội và tinh thần của con người trong bối cảnh lịch sử của giai đoạn đó. Trong đó, yếu tố con người và những thuộc tính của nó bao hàm cả những hoạt động trải nghiệm của các giác quan của chính nó, luôn biến đổi theo sự biến đổi vô cùng tận của thế giới tự nhiên vây chung quanh con người đó ở trong khoảng không gian và thời gian đặc hữu mà nó đang tồn tại, để mang lại cho chính những cá thể đó những ý niệm tuyệt đối theo những chân giá trị khách quan của thế giới vật chất tại không gian tại hữu đó đã biểu hiện, phải là chủ thể.
Như một định mệnh triết gia Đan Mạch Soren Kierkegaard, được xem như cha đẻ của chủ nghĩa Hiện sinh, người kế thừa chủ nghĩa hoài nghi của Réne Descartes. phê phán Hegel, nhưng bản thân ông lại là một người sùng đạo với quan niệm nổi tiếng:
“Chính vì tin tưởng tuyệt đối, sẽ đâm ra hoài nghi để tìm mọi lý lẽ để bênh vực cho niềm tin tuyệt đối đó” (16).
đã phản bác lại Hegel, cũng chỉ để cũng cố cho học thuyết của Hegel khi ông hóa thân thành nhân vật Johannes Climacus (trong tác phẩm Afslutede uvidenskablig Efterskrift) khi lập luận:
“Chính bản chất không bất tử của ta đã tự đặt giới hạn cho hiểu biết của ta về thực tại. Những cái gọi là hệ thống hoặc đã được coi là hệ thống, thường có đặc điểm là chúng thủ tiêu sự tách biệt giữa cái thiện và cái ác và tiêu diệt tự do và chính những đặc điểm này thường bị đặt vấn đề”
Mọi hệ thống đều xóa nhòa mọi khái niệm của cá nhân. Mọi nhà triết học lý thuyết đều lẫn lộn giữa cá nhân và tập thể loài người; đo đó họ trở thành một “thứ” vô cùng vĩ đại nhưng đồng thời chả là gì cả.
Các tôn giáo đã xây dựng nên những hình tượng lãnh tụ tinh thần, bằng cách thần thánh hóa họ và cộng sản hay độc tài toàn trị, cũng thế. Nào là những “người cầm lái vĩ đại”, lãnh tụ “anh minh, thần võ”, “đỉnh cao trí tuệ” v.v….Nhưng thực sự họ chẳng là gì cả. Tất cả do Tâm thức ta quyết định sự hiện hữu của các Đấng Toàn năng. Do đó đã có câu:
-Phật tại Tâm.
-Đức Chúa trời ở cùng các anh chị em.
Khi nghiên cứu con người và thế giới vật chất khách quan chung quanh họ tại một thời điểm lịch sử, phải đặt con người làm chủ thể với khả năng phân biệt và nhận thức đâu là ý niệm tuyệt đối, đâu là chân lý sau khi các giác quan của họ đã trải nghiệm. Chính cái khả năng chiêm nghiệm và nhận thức là một minh chứng cho sự có mặt một “bàn tay vô hình” đã tạo nên “một bộ máy hoàn chỉnh” nhất, một động vật cao cấp trong thế giới tự nhiên bất tận.
Không thể lập luận theo kiểu “con gà có trước hay quả trứng có trước” mà phải nghiên cứu cả loài gà, có con trống, có con mái và khả năng duy trì nòi giống của chúng. Và loài gà, đã vốn thế. Loài người cũng như mọi sinh linh trong hệ sinh thái này đã vốn thế.
Au commencement estait Le Verb.
(Kinh Cựu ước)
Nghiên cứu  của các nhà khoa học TS Colin Freeman và John Harding của  trường Đại học Sheffield và Warwick, nước Anh 13/07/2010 chứng minh rằng chất protein ovocledidin-17 (OC-17) là một chất xúc tác trong quá trình hình thành và phát triển của vỏ trứng chỉ có trong buồng trứng của con gà mái hay kết luận của các nhà khoa học sinh học Mathew Ponner, Beatrice Gerland, John Sutherland và Jack Szostak (Nobel Sinh-Y 2011) là sự sống, “có thể” bắt đầu từ RNA. Các kết quả này chỉ càng làm nổi bật lên một luận cứ:
Với trình độ khoa học của thời hồng hoang mông muội, ai đã có đủ điều kiện như thế kỷ 21, để có thể tổng hợp sự sống ở những dạng đơn bào?
Các nhà khoa học, các triết gia vẫn đang trong tiến trình nghiên cứu để tường minh những khái niệm, phương pháp, sự hiểu biết và những phát kiến khoa học với những trường phái triết học như chủ nghĩa chứng thực logic (logical positivism), hay chủ nghĩa chứng thực mới (neopositivism) hoặc những nghiên cứu về Sinh học thần kinh, khoa học máy tính….
Nhưng phép thử nổi tiếng Turing (17) khi so sánh “trí tuệ” máy móc với trí tuệ con người, chỉ càng làm nổi bật lên sự tương tác giữa tinh thần và bộ não. Mối quan hệ hổ tương giữa tinh thần và bộ não cũng như khả năng “cảm thụ” được những ý niệm tuyệt đối của tinh thần thông qua hoạt động của não bộ để thu về những trải nghiệm của các giác quan khi con người tiếp xúc với thế giới vật chất tự nhiên, là một bí ẩn luôn ray rứt trong tâm trí của các nhà khoa học và cả nhân loại.
Nhân loại, luôn bị những giằng xé nội tâm về sự hiện hữu hữu hạn của cuộc đời sinh học của họ trước cái vô hạn của thế giới vật chất khách quan chung quanh họ. Họ là ai, từ thế giới nào đến, mục đích sống, có điều gì còn khuất tất đằng sau những biểu hiện mà thế giới vật chất khách quan đang “phơi bày” trước mặt họ? cái cảm nhận của họ về cái thế giới vật chất đó, liệu đã đi đến tận cùng của chân lý? Và những gì sẽ diễn ra sau cái chết của họ?
Blaise Pascal, nhà bác học đa tài, cha đẻ của máy tính (cơ học nguyên thủy) và lý thuyết xác xuất thống kê, định luật tam giác Pascal…Người có bộ óc thiên tài và một đời sống tinh thần phong phú, mãnh liệt đến nỗi gây bất ngờ cho triết gia Descartes với tiểu luận :
“Mystic Hexagram pour les coniques”
được xem như là Định luật Pascal, ở tuổi 16 (18), cũng đã thay mặt nhân loại để nói lên suy nghĩ trăn trở của họ về những nghịch lý như:  vô hạn và hư vô, đức tin và lý trí, linh hồn và vật chất, sự chết và sự sống, ý nghĩa và sự hư không của cuộc sống qua kiệt tác “Pensées” (Suy tưởng) (19). Pascal cũng đã ý thức được cái hữu hạn của cuộc sống của con người và sự yếu đuối của nhân loại trước cái vô hạn, bất tận của thế giới vật chất khách quan chung quanh họ. Và ông cũng đã run sợ trước cái vô hạn ấy:
“Con người chỉ là cây sậy, thực thể yếu đuối nhất trong thiên nhiên, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ.”.
Sức mạnh của cây sậy yếu đuối đó chính là sự suy nghĩ, chính sức mạnh của suy nghĩ, tinh thần là vũ khí để con người tồn tại trong cái thế giới vật chất khách quan vô tận bao chung quanh họ.
Ông tổ của xác xuất thống kê này, với một văn phong trào phúng đã đặt ra một triết lý đặt cược trong kiệt tác Pensées:
“Mặc định rằng con người đặt cuộc cuộc đời mình để xem Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu? Sẽ được hoặc mất (cả hai khả năng này đều có giá trị vô hạn), phụ thuộc vào việc có niềm tin hay không, Pascal đã đưa ra một triết lý đặt cược với lập luận:
-Một người có lý trí sẽ sống như thể Chúa Thực sự hiện hữu, vì vậy mà họ tin Ngài. Còn nếu chúa không hiện hữu, người ấy sẽ chẳng mất mát gì nhiều (20)
-Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu?
-Trò chơi xấp ngữa khi ném đồng tiền.
-Bạn chỉ có thể chọn một trong hai khả năng.
-Vì vậy bạn phải đặt cược (không có chọn lựa thứ ba).
-Hãy cân nhắc khi đặt cược, xem khi đã đặt cược Chúa hiện hữu bạn sẽ được gì, mất gì?.
Sẽ có hai tình huống:
.Nếu thắng, bạn được tất cả.
.Nếu thua, bạn chẳng mất gì.
Vậy, đừng ngần ngại mà hãy đặt cược Chúa hiện hữu. Bạn sẽ có một thế giới vĩnh cữu với cuộc sống vô hạn ở đó.
Và câu nói nổi tiếng:
“Trái tim có lý kẽ của nó mà Lý trí không biết được. Từ đó chúng ta cảm nhận vô số điều. Chính là từ trái tim, không phải bởi Lý trí, chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa. Và đó là đực tin trọn vẹn: Thiên Chúa được cảm nhận từ trái tim.”.
Chính Pascal, là người đầu tiên đã đề cập đến cái khả năng “cảm thụ”, cảm nhận được của “tinh thần”, chứ không phải của bộ não của con người, lý trí của con người.
Trái Tim hay là “Tâm thức” của con người, đã đảm nhiệm vai trò “cảm thụ” và hoạt động chiêm nghiệm để đánh giá khái niệm nào là phù hợp hay không phủ hợp với cái thực tế khách quan,  khái niệm nào sẽ được Tâm thức của chính họ, nâng lên thành Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI.
Ngay từ thời Cổ đại triết học tinh thần trong Phật giáo đã đề cập đến Tâm thức nhưng lại sa vào cách giải nghĩa, giải thích không tường minh bởi xử dụng những từ Hán Việt, có nguồn gốc từ chữ Phạn, Ấn như:
“Để giải phóng mình khỏi Tâm thức buộc ràng trong tín ngưỡng và tham vọng phi thực của thế tục, bật chứng được Đại pháp liên không gian (?) (Tiên vị) khi ra công tạo lập Đạo pháp trường lưu liên thời gian (lập đời) (?) để đào tạo, un đúc công năng Đại Bồ tát, tạo cơ tiến hóa, thực tiển cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần cho chúng sanh, thì có thể nắm trọn được bí pháp Thiên đạo độ chúng, đó là Phật đạo (?)” (Hiểu được chết liền á). (21).
Hay như:
“Này Tỳ-kheo, Ông có thể nói: “Thế nào là các hành và các hành này là của ai?” hay này Tỳ-kheo, Ông có thể nói: “Các hành là khác và người có các hành này là khác….” (22).
Hoặc:
“Các truyền thống phương Đông như Phật giáo không chủ trương mô hình nhị nguyên tinh thần – thể xác nhưng khẳng định rằng tinh thần và thể xác là những thực thể riêng biệt.Phật giáo đặc biệt không có khái niệm về linh hồn (atman). Một số bộ phái Phật giáo khẳng định rằng có một mức rất tinh tế của tinh thần lìa khỏi thể xác vào thời điểm chết đi và nhập vào một sự sống mới. Theo luận sư Pháp Xứng (Dharmakirti),định nghĩa về tinh thần bao gồm sự trống rỗng (không) và nhận thức (thức). Tinh thần là sự trống rỗng bởi vì nó luôn thiếu hình thể và bởi vì nó sỏ hữu năng lực thực sự để nhận thức sự vật. Tinh thần là nhận thức bởi chức năng của nó là hiểu biết hay nhận thức sự vật. Trong định nghĩa này,”không” liên hệ với bản chất tinh thần và “thức” với chức năng của tinh thần. Pháp sư Khắc Châu Kiệt (Khedrupje) cho rằng tư tưởng, nhận thức tinh thần và ý thức chỉ là những từ đồng nghĩa. Bản thân Đức Phật giải thích rằng mặc dù thiếu hình thể, tuy nhiên có thể liên hệ với hình thể. Do đó, tinh thần chúng ta liên hệ với thể xác chúng ta và nó được ‘định vị’ ở những vị trí khác nhau trong khắp cơ thể. Điều này có thể được hiểu trong ngữ cảnh ý thức ngũ quan và ý thức tinh thần được sinh ra. Phật giáo nhắc đến nhiều dạng khác nhau của tinh thần – ý thức tri giác, ý thức tinh thần, tinh thàn thô, tinh thần tinh tế, và tinh thần rất tinh tế – và chúng đều là vô hình thể (không hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi, vị hay thuộc tính xúc giác), đồng thời chúng đều vận hành để nhận thức hay hiểu biết. Không thể có cái gọi là tinh thần mà lại thiếu đối tượng được nhân biết bởi tinh thần đó. Mặc dù không loại tinh thần nào có hình thể, nhưng chúng có thể liên hệ với hình thể .” (23).
Cả những trường phái triết học cân đại, hiện đại cũng đề cập đến Tâm thức, Tiềm thức, Vô thức những cũng vẫn là những luận cứ rời rạc, đôi khi mâu thuẫn và phi logic. Vì tinh thần là một khái niệm trừu tượng, không thể sờ mó, cân đo đong đếm, để có thể có những thí nghiệm, thực nghiệm bằng số liệu. Muốn “cảm nhận” nó, không có cách nào khác là từ “Tâm thức”, đến “Tâm thức”, dĩ nhiên, phải tuân thủ tính thích hợp với thực tại của thế giới vật chất khách quan, để từ đó mới có thể được cái khả năng “thiên phú” “chiêm nghiệm” của nhân loại chấp nhận.
Mãi đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhà tâm lý học, triết học người Áo Sigmund Freud (1856-1939) là người khởi xướng Phân tâm học, là người đã đề ra những lý thuyết và những phương pháp tâm lý có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ giữa vô thức của con người và những chấn động tâm lý của con người.
Những luận thuyết cơ bản của phân tâm học chủ yếu bao gồm :
1.Hành vi, kinh nghiệm và nhận thức của con người phần lớn được định hình bởi các xung năng bẩm sinh và phi lý.
2.Những xung năng này mang bản chất vô thức.
3.Quá trình cố đưa những xung năng này “trồi” lên bề mặt ý thức sẽ gây ra những kháng cự tâm lý, được biểu hiện qua các cơ thể phòng vệ.
4.Bên cạnh những cấu trúc tâm thần mang tính bẩm sinh đó, sự phát triển của một cá nhân còn được định hình bởi những sự kiện thuở ấu thơ.
5.Những xung đột giữa ý thức về thực tại với phần vô thức của hệ tâm thần (tạo nên sự dồn nén) có thể là nguồn gốc của những chứng rối hiễu tâm trí như chứng nhiễu tâm, lo âu , trầm uất ,v.v…
6. Phương thức để giải trừ những ảnh hưởng này từ những nội dung vô thức là đưa các nội dung đó lên bình diện ý thức.
Tuy nhiên Phân tâm học vẫn chưa thực sự được nhận thức đầy đủ. Cùng với nhiều công trình nghiên cứu về con người như thuyết tiến hóa và khoa học về nhận thức, đã đóng góp vào việc tìm hiểu sâu hơn về nhận thức văn hóa và văn minh nhân loại.” (24). Sigmund Freud, thường được mọi người cho là chủ xướng chủ nghĩa hiện sinh hiện đại với những công bố nghiên cứu về tính dục như:
-”Three essays on theory sexuality – 1905″ (Ba Tiểu luận về lý thuyết tính dục).
-”Some psychical consequences of the anatomical distinction between the sexes – 1925″ (Một số hệ quả tâm lý của sự phân biệt có tính chất giải phẫu giữa hai giới tính).
-”Female sexuality – 1931″ (Tính dục nữ).
-”Femininity – 1933″ (Nữ tính).
Phong trào Hippy những năm thập niên 70 của thế kỷ 20, phong trào giải phóng tính dục, phong trào nữ quyền, hầu như được coi có xuất phát nguồn từ những lý thuyết của Freud
Và các công trình như:
-”Studies on Hysteria – 1895″ (Nghiên cứu về Hysteria).
-”The Interpretation of dream – 1900″ (Lý giải về các giấc mơ).
-”The Ego ang the Id – 1923″ (Tự ngã và bản ngã).
-”Civilization and its discontents – 1930″ (Nền văn minh và những sự bất mãn của nó).
-”Moses and Monotheism – 1939″ (Mose và độc thần giáo).
Freud là người đã khai phá miền sâu thẳm của đời sống nội tâm vô cùng phong phú và phức tạp của con người, ông đã gần như đi được đến những “vùng sâu thẵm” của não bộ con người. Qua Studies on Hysteria, ông đã đề cập dến những tác động qua lại giữa bản năng tính dục, bản năng duy trì nòi giống của con người từ vùng vô thức lên những hoạt động tâm sinh lý của đời sống có ý thức của con người. Tuy nhiên, ông cuối cùng cũng sa vào những mâu thuẫn trong học thuyết của mình. Ông cũng đã nhìn thấy những giới hạn của chính sự hiểu biết của bộ óc siêu việt của chính mình trước những cuộc đấu tranh bất tận và hiển nhiên mà lý trí tiến hành trong cuộc hành trình không ngưng nghỉ để đi đến tận cùng chân lý, ý niệm tuyệt đối để khám phá cái thế giới vật chất khách quan vô tận (Cicilization and its discontents – 1930).
Những nghiên cứu của Freud về trạng thái vô thức, về tinh thần bị phân liệt để chống lại chính nó, những “ức chế tính dục”, những ý nghĩa của những hành vi tưởng chừng như vô nghĩa, sự thay thế và hoán chuyển của cảm xúc, những giai đoạn phát triển tâm sinh lý và nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, về sự lan tỏa và sự quan trọng của động cơ tình dục. Những ham muốn tính dục, có thể là bệ phóng cho những trước tác vĩ đại cho nhân loại nhưng đồng thời ngược lại những ức chế tính dục, nó có thể hủy diệt cả nhân loại chứ không chỉ cá nhân của con người bị kìm nén những ham muốn tính dục (nếu nó rơi vào những loại lãnh tụ của các định chế độc tài toàn trị như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông…).
Freud đã sai lầm ở chổ ông cho rằng: “Vô thức là sự kiện tâm linh các nhân, chìm khuất trong góc tối của tâm hồn và không bao giờ biểu hiện (???), không thể dùng ý chí để điều khiển được (???). Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc hành động đến mức không thể kiểm soát được, không hợp với lý trí. Vô thức như một tảng băng tâm linh, góp phần quyết định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá nhân. Trong vùng vô thức diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần “con” và phần “người” và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm soát (censure), không cho vượt qua lên tầng ý thức (???).”
Freud đã sai lầm “nghiêm trọng” khi ông cho rằng vô thức không bao giờ biểu hiện và không thể dùng ý chí điều khiển được (điều này đúng, “chỉ có thể dùng Tâm thức để diều khiển được vô thức” nếu được hiểu theo ngữ cảnh ý chí là những hoạt động của tinh thần , thuộc về tâm thức.) và vô thức đã bị dồn nén lại trong một hàng rào kiểm soát và không thể vượt qua lên tầng ý thức.
Trước Freud và sau Freud, nhân loại vẫn miệt mài trên con đường “vô định” để chứng minh những tác động “hổ tương” giữa “tinh thần” và não bộ của con người.
Trước Freud, các nghiên cứu, các trường phái triết học từ Phật giáo cho đến Plato, Aristotle, Adi Skhankara và các triết gia Hy Lạp và Ấn độ cỏ đại khác đều cho rằng tâm thức là một hiện tượng của não bộ và đánh đồng với những hoạt động của ý thức. Hoặc như sau Freud các nhà khoa học lại cho rằng các khía cạnh của trí tuệ và ý thức, đã được thể hiện trong các kết hợp của “tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn và trí tưởng tượng”, tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình ” “có ý thức” của não bộ, đôi khi trong một số ngữ cảnh, nghĩa của tâm thức bao gồm cả hoạt động tiềm thức của con người”.
Thật là một mớ hổn độn giữa các khái niệm.
Từ Hippocrates, Aristotle cho đến Jean Baptise Lanmark rồi đến Gregor Johann Mendel, cho đến Hugo de Vries, Erich von Tschermak, Carl Correns và William Bateson, người đã đặt ra thuật ngữ genetics (di truyền học), Walter Sutton, August Weiimann với “thuyết di truyền nhiễm sắc thể” , Alfred Sturtevant (25 )…và với công trình nghiên cứu trên 20 năm của Kary Bank Mullis cộng tác với Celera Genomics để đưa ra bản đồ bộ gene người vào năm 2003 (26 ) chưa có nhà di truyền học nào có thể đưa ra những công trình nghiên cứu và công bố nào cí tính tường minh về tính di truyền trên não bộ của người. Những nghiên cứu và kết quả của Di truyền học hiện chỉ “tạm” được áp dụng trong các lãnh vực chẩn đoán y học hoặc khoa học hình sự.
Nhà Sinh-Lý học Robert Edwards (Nobel Y học 2010) từng nói:
“Đối với tôi thì trên thế giới này chỉ có ba thứ mà tôi cảm thấy mơ hồ cảm thấy mơ hồ nhất, nó khiến cho tôi và dường như tất cả mọi người đều tò mò, đó là: Tâm linh, Vũ trụ và Bộ não con người.”.
Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí “Neuroscience”:
“Khả năng tổ chức, giải quyết vấn đề và một số chứng bệnh tâm thần, “có thể” là do ảnh hưởng của mạng lưới tế bào trong não bộ được quy định bởi gene di truyền.”
qua kết quả nghiên cứu của Tiến sỹ Alex Fomito của Trung tâm nghiên cứu Rối loạn Thần kinh và tâm thần Melbourne, Victoria, Australia cộng tác với các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Queesland, Australia và Đại học Cambridge, England khi so sánh các kết quả chụp não bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ của các cặp sinh đôi, có cùng trứng và các cặp sinh đôi, khác trứng.
Nghiên cứu những bức ảnh chụp bằng phương pháp cộng hưởng từ mạng lưới neuron thần kinh não bộ của các đối tượng nghiên cứu cho thấy một số vùng trong não, yếu tố di truyền có tác động lớn hơn  đáng kể so với một số vùng khác. Một trong số chịu tác động di truyền nhiều nhất là vùng võ não trước trán, vùng này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động teis óc, như suy nghĩ mang tính chiến lược, lập kế hoạch và ghi nhớ. Nhưng bên cạnh đó Tiến sỹ Fomito cũng đã đưa ra kết luận:
“Tuy nhiên các yếu tố khác ngoài di truyền, cũng có khả năng tác động lên não bộ của con người.” (27).
Quan niệm này của Tiến sỹ Fomito cũng trùng khớp với nghiên cứu của các nhà khoa học của Đại học Cambridge, England, do Tiến sỹ Karen Ersche chủ trì khi đưa ra phát ngôn vào đầu năm 2012:
“Cũng không thấy làm lạ gì khi cho rằng những người chung huyết thống với người nghiện phải có một số nhân tố tự phục hồi nào đó khiến họ tránh được sự tổn thương mang tính dòng họ ở bộ não, khiến họ phải phụ thuộc vào ma túy. Việc người ta nghiện một loại thuốc nào đó có thể là cách để tìm lại sự cân bằng cho những khuyết điểm của bộ não gắn liền với khả năng tự kiểm soát bản thân”.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge do TS Karen Ersche còn phát hiện ra:
“Những cặp đôi cùng huyết thống, một người nghiện – một người không nghiện, cùng tham gia nghiên cứu, cho những kết quả kém hơn hẳn những tình nguyện viên khỏe mạnh được lựa chọn ngẫu nhiên khác trong cùng nhóm nghiên cứu. Rõ ràng có yếu tố nghiện ngập gia đình ảnh hưởng lên vùng não bộ của cặp đôi cùng huyết thống tham gia công trình nghiên cứu này. Do đó có những gia đình có rất nhiều người nghiện ngập, trong khi những gia đình khác thì không” (28).
Là một cơ phận vô cùng phức tạp với hơn 100 tỷ tế bào thần kinh và những liên kết phức tạp giữa các tế bào thần kinh (mỗi tế bào thần kinh, lại có mối liên kết vơi hơn một trăm ngàn tế bào thần kinh khác) với nhau, điều hành mọi hoạt động vật chất cũng như những hoạt động tinh thần ý thức của con người mà mỗi tín hiệu phát ra do những phản ứng hóa – sinh, điện – sinh được truyền di qua hệ thần kinh trung ương đến mỗi cơ phận chức năng liên quan trong khoảng thời gian chưa đến 1/triệu giây để các cơ phận liên quan có những phản ứng thích ứng với sự kích thích của môi trường chung quanh. Việc nghiên cứu tính di truyền của não bộ con người, quả là một công việc không đơn giản. Với những phương tiện kỹ thuật tiên tiến của thế kỷ 21 này thì những công trình nghiên cứu của các nhà koa học. có thể có những thuận lợi hơn so với các đồng nghiệp của họ trong quá khứ nhưng chắc chắn rằng nhân loại vẫn phải chờ đợi trong một khoảng thời gian tương đối khá lâu, có thể là đến cuối thế kỷ này hoặc thế kỷ 22.
Trong khi chờ đợi những phát hiện tường minh, tôi xin đưa ra một giả thuyết:
-Vô thức cũng như Tiềm thức cũng đã được di truyền cho đứa trẻ từ khi trứng được thụ thai và bộ não đứa bé phát triển theo từng thời kỳ của phôi thai, là những vết hằn, nếp nhăn, những tế bào thần kinh và những trật tự xắp xếp các liên kết giữa các tế bào thần kinh theo mô thức mà bộ não của cá thể cha, mẹ chúng đã vốn được thừa hưởng từ các thế hệ trước đó.
-Bắt đầu từ ngày thứ 16, mặc dù hình dáng tim thai chưa hình thành rõ nét, nhưng nó cũng đã bắt đầu co bóp và tuân theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ và đã hình thành hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Tuần thứ 12, tim thai của đứa trẻ gần như đã hoàn thiện và đến tuần thứ 16 hầu như tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của nó. Phải có một sự liên hệ “bí ẩn” nào đó giữa người mẹ với sự sống của thai nhi trong giai đoạn những ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, sự sống được hình thành vì theo các kết quả nghiên cứu khoa học thì thai nhi chỉ hấp thụ oxy qua 35% máu của người mẹ được cung cấp qua cuống rốn và hệ tuần hoàn của thai nhi theo hoạt động tuần hoàn máu của người mẹ. Ở những thế kỷ trước, khi điều kiện y khoa còn lạc hậu, một người thầy thuốc chỉ cần bắt mạch, là đã có thể phát hiện ra tim thai ở giai đoạn sớm hơn cả các bác sỹ nhi khoa với những máy móc, thiết bị hiện đại của thế kỷ 21.
-Não bộ của đứa trẻ, hệ thần kinh sơ khai chỉ được hình thành vào ngày thứ 18, ở lá phôi thứ nhất khi nó dày lên và tạo ra các ống thần kinh của hệ thần kinh trung ương, các bán cầu não và tủy sống ở ngày thứ 24 của thai kỳ. Lá phôi thứ ba mới tạo ra các cơ quan nội tạng, lá phôi thứ hai tạo ra cơ và xương.
- Vậy trong những ngày đầu của thai kỳ, thai nhi, đã sống và tồn tại bằng nguồn năng lượng nào??? khi hệ thần kinh trung ương chưa hình thành để có thể tự điều hành những hoạt động của các cơ quan nội tạng của cơ thể đứa trẻ được hình thành sau đó. Nguồn cung cấp oxy cho đứa trẻ là cơ quan nào khi tim thai chưa phát triển và điều kiện khoa học của thế kỷ 21, đã chứng minh rằng thai nhi được cung cấp oxy bằng máu của người mẹ được cung cấp qua cuống rốn của thai nhi khi tim và phổi đã được hình thành để có thể vận hành vòng tuần hoàn máu và hệ hô hấp???.
-Khi tinh trùng của người cha “đường xa vạn dậm”, với “bao vàn khó khăn”, tiếp cận và được sự đón nhận của trứng của người mẹ, là đã bắt đầu sự sống, “một tín hiệu ân sủng” của đấng tạo hóa cho sự sống nhỏ bé và mong manh của sinh linh vừa được hình thành.
-Có phải chăng trong những ngày đầu của thai kỳ, nguồn năng lượng cung cấp sự sống cho sinh linh vừa được hình thành ấy được cung cấp từ những bản năng vô thức, những kỷ năng duy trì nòi giống của tiềm thức và được điều hành bởi tâm thức của người mẹ và cả chính vô thức, tiềm thức, tâm thức của cái sinh linh bé nhỏ đó đánh thức nó để nó có thể tiếp thu những nguồn năng lượng để duy trì sự sống bé nhỏ trong những ngày đầu của thai kỳ từ người mẹ ? (vì trong những ngày đầu này, khi chưa đến kỳ kinh nguyệt định kỳ, thì ngay bản thân người mẹ, chưa chắc đã biết rằng mình đã mang thai).
-Khi não bộ của đứa bé đã được hình thành tương đối hoàn thiện sau khi trái tim và hệ tuần hoàn máu cũng đã cơ bản được hoàn thiện và các quan nội tạng được hình thành thì cơ thể đứa trẻ hoạt động theo vô thức, tiềm thức và tâm thức của chính nó đã được thừa hưởng tứ chính bố mẹ chúng và những hoạt động của vô thức, tiềm thức, tâm thức,  cũng chịu những tác động của cơ chế dị biến, đột biến từ chính bố mẹ nó do những yếu nội sinh hoặc do từ những yếu tố môi trường mang lại hòa với đời sống tinh thần (vô thức, tiềm thức, tâm thức, ý thức) của mẹ chúng trong môi trường vật chất khách quan bao chung quanh mẹ nó tác động lên việc hình thành não bộ của đứa bé. Ở thai tuần thứ 18 trở đi đứa bé đã có những phản ứng với những kích thích từ bên ngoài qua những xung động sóng mà mẹ nó nhận được hoặc những tiếng động, âm thanh từ bên ngoài và bên trong tử cung người mẹ mang lại, thậm chí đứa bé còn cảm nhận được những đau đớn với bất kỳ kích thích bên ngoài nào ở tháng thứ tám của thai kỳ.
Theo “Tâm thức” của tôi nhận định thì Tâm thức của từng cá thể người, khu trú ở bán cầu não phải, Tiềm thức khu trú ở bán cầu não trái, Vô thức khu trú ở tổng các mối dây thần kinh trung ương nối trực tiếp với tủy sống của cá thể người.
-Vô thức, có vai trò chỉ huy những hoạt động bản năng có tính sinh tồn của các cơ quan nội tạng, những phản xạ vô điều kiện và các khái niệm thứ cấp do giác quan mang lại sau khi đã trải qua những trải nghiệm.
-Tiềm thức có vai trò chỉ huy những hoạt động xử lý những thông tin, tín hiệu từ môi tường vật chất mang lại, kể cả những hoạt động của Vô thức và những phản xạ có điều kiện của các giác quan mang lại. Tiềm thức kiểm soát và chi phối những hoạt động của các giác quan. Những động tác: lật, bò, chập chững của đứa bé là do Tiềm thức mang lại, gợi nhớ lại và phát đi những tìn hiệu từ não bộ để đưa ra những tín hiệu chỉ thị cho các cơ của đứa bé thực hiện những động tác cơ học đầu đời đó.
-Tâm thức có vai trò xử lý mọi trải nghiệm của giác quan mang lại từ vô thức và tiềm thức và từ đây sẽ  phân loại, sắp xếp các khái niệm. Cái nào là khái niệm sơ cấp, cái nào là khái niệm phù hợp để đưa ra quyết định nên nâng cấp cái khái niệm nào phù hợp với thực tế vật chất khách quan, có thể nâng lên làm ý niệm để cung cấp hoặc bổ xung cho ý thức của cá thể người đó.
-Có thể hoạt động của Vô thức, Tiềm thức và ngay chính cả Tâm thức cũng phạm sai lầm do “cảm giác” mang lại. Nhưng chính cơ chế “Tự điều chỉnh” của Tâm thức mới làm nổi trội lên tính “ưu việt” của “sinh vật thượng đẳng” là: CON NGƯỜI.
-Chính cái khả năng “bỏ ngỏ phạm sai lầm” của Vô thức, Tiềm thức, và cả Tâm thức và cái khả năng “chiêm nghiệm”, “cảm thụ”, “tự điều chỉnh”, là một “ân sủng” của một Đáng Tạo Hóa nào đấy ban tặng cho mỗi người chúng ta.
Khoa học thế kỷ 21 bằng những tiến bộ “vượt bậc” cùng những máy móc, thiết bị tiên tiến, cũng vẫn không thể xác định dòng máu nào chảy trong huyết quản để cung cấp oxy cho đứa bé, sinh linh nhỏ bé, sự sống yếu ớt mong manh đó trong NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA THAI KỲ???.
Những hoạt động của Vô thức tác động lên đứa trẻ sau khi chào đời về cơ bản vẫn chi phối những hoạt động phản xạ không điều kiện của các cơ quan nội tạng của đứa bé như trao đổi oxy ăn, ngủ, bài tiết và những phản xạ không điều kiện cho tới khi…cùng với Tiềm thức thực hiện các chức năng kiểm soát những hoạt động đó theo đúng những kỹ năng sinh tồn. Tâm thức vẫn tiếp tục quá trình thu nhận những kỹ năng sống để thích nghi với những biến động của môi trường vật chất khách quan chung quanh cá thể đó từ những biến động vô lường của yếu tố thiên nhiên, môi trường xã hội với những quy phạm đạo đức luôn biến thiên theo tỷ lệ thuận với sự tồn tại, hiện hữu của con người, để từ đó có thể xây dựng nên “Ý thức” của con người.
Sigmund Freud, đã sai nghiêm trọng khi lập luận rằng Vô thức, với chức năng điều hành những hoạt động bản năng, bản ngã và chi phối những hoạt động tính dục, đã bị hành rào kiểm soát (censure) ngăn không cho vượt lên vùng ý thức mặc dù ông thừa nhận hoạt động, nhu cầu tính dục hiện diện trong mọi hoạt động của con người.
Khi còn bé, Vô thức chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong đời sống Tâm sinh lý của đứa trẻ, bên cạnh những hoạt động của Tiềm thức và Tâm thức để tiếp tục củng cố mhững kỷ năng sống để hòa nhập với thế giới vật chất khách quan và cả môi trường xã hội bao chung quanh nó. Chính trong thời kỳ “tiền dậy thì” là giai đoạn cũng cố Tâm thức của một con người, từ những lời ru của người mẹ khi còn bé, tình yêu thương của cha mẹ với đứa bé và giữa cha mẹ nó, mối quan hệ gia tộc, láng giềng, môi trường giáo dục, môi trường xã hội bao chung quanh nó v.v….Nhưng cũng có những ngoại lệ, có thể do trong quá trình mang thai do tác dụng phụ của thuốc do người mẹ dùng do sai lầm của bác sỹ hoặc do môi trường vật chất khách quan tác động lên chính người mẹ mà đứa trẻ cũng trực tiếp bị ảnh hưởng lên cấu trúc của mạng liên kết tế bào não và những tế bào thân kinh não hoặc do những đột biến và dị biến trong qúa trình nhân đôi của các cặp nhiễm sắc thể của cá thể mẹ, cha của chúng trong lúc hình thành phôi thai?. Sẽ không thấy làm lạ khi có những đứa trẻ đã bộc lộ những bản năng, hoặc năng khiếu từ rất sớm. Có những đứa trẻ bộc lộ xu hướng bạo lực như thích ngắt đầu búp bê, đánh đập, ngược đãi vật nuôi, hổn láo….Có thể do Vô thức của đứa trẻ đó có hoạt động quá mạnh vượt thoát khỏi sự kiểm soát của Tiềm thức và Tâm thức (?).
Có những đứa trẻ lại bộc lộ thiên tài ở tuổi 12, 13, có thể đời sống Tâm thức và Tiềm thức của đứa bé này vượt trôi hơn Vô thức.
Do đó câu “Nhân chi sơ tính bổn thiện” của Tam tự kinh, chưa chắc dã đúng.
Nhưng khi tới tuổi dậy thì (động dục, tùy theo điều kiện dinh dưỡng của mỗi giai đoạn lịch sử) khi khả năng duy trì nòi giống do vô thức kiểm soát và chi phối trổi dậy thì Vô thức đã trực tiếp cùng với Tiềm thức và Tâm thức can thiệp vào suốt quá trình hình thành “Nhân cách”, Ý thức, Tri thức của cá thể người đó.
Từ tuổi “Động dục (Dậy thì)” trong khoảng thời gian ( Nữ 13, đối với Á Châu theo điều kiện Dinh dưỡng thế kỷ 19, bây giờ nhiều trường hợp chỉ 9-10 tuối. Nam 16, đối với Á Châu nói chung và VN, nói riêng, hiện tại chỉ 11-12 tuổi), những năng lượng được tích lũy qua hơn mười năm của đứa bé, được giải phóng theo “một chương trình đã được cài sẵn” thì có thể nói Vô thức, Tiềm thức và Tâm thức đã sẽ can thiệp và đóng góp sự tương tác hổ tương để hình thành nhân cách của chủ thể cá thể người đó. Chính trong thời kỳ dậy thì này cuộc sống nội tâm của đứa trẻ sẽ có những biến động lớn. Những xung đột nội tâm do những đòi hỏi tính dục do Vô thức chi phối sẽ xung đột với Tiềm thức và Tâm thức, một cách dữ dội nhất. Những đòi hỏi tính dục do năng lương tích lũy trong suốt hơn 10 năm trời đã được giải phóng, nó như những đợt sóng dâng trào, những cơn bão dữ, những đợt sóng thần đổ ập lên bờ Tâm thức và Tiềm thức. Những đứa trẻ có đời sống Tâm thức vững (có thể do truyền thống giáo dục gia đình, môi trường giáo dục xã hội mang lại), lý trí mạnh, sẽ vượt qua được và ngược lại đứa trẻ đó sẽ bị nhấn chìm dưới biển sâu của Dục vọng.
Chính sự chi phối của Vô thức lên khả năng tính dục của con người, chi phối mọi hoạt động của con người, đã tạo nên giai cấp ngoài những yếu tố bạo lực do nguyên nhân khách quan lịch sử mang lại. Tất cả những dạng thức mang lại do những đòi hỏi tính dục do vô thức chi phối đều mạng lại những hâu quả khôn lường cho chính con người đó và xã hội.
-Nhẹ thì do thôi thúc tính dục mà có những hoạt động tình dục sớm (theo quy phạm đạo đức xã hôi), sé kết hôn sớm, con đông, vì hoàn cảnh kinh tế, không thể vươn lên cao bằng đường học vấn ở cả nam lẫn nữ.
-Nặng thì phạm tội hiếp dâm, hình sự.
-Kiềm chế hoặc giải quyết những đòi hỏi của những hoạt động tính dục một cách “hài hòa” hoặc”văn hóa, nhân văn” dưới sự kiểm soát của Tiềm thức, Tâm thức chi phối thì sẽ có hai chiều trái ngược:
. Một là sẽ tạo nên những Vĩ nhân, với những xung lực, năng lực của tính dục được Tâm thức hướng dẫn vào những hoạt động trí tuệ tinh thần khác. Chính những nguồn năng lượng tính dục này đã tạo hứng khởi để các vĩ nhân đóng góp cho nhân loại những kiệt tác về nhiều mặt Toán học, Hội họa, Kiến trúc, Âm nhạc, các công trình Khoa học, Tư tưởng, Triết học….
-Hai là tạo nên những kẻ Tội đồ do những ức chế sinh lý mang lại (một dạng đối tượng nghiên cứu của Freud).
Chính Tâm thức đã kiểm soát và chi phối Vô thức trong hoạt động tính dục.
Tiềm thức, làm ngơ hoặc “vô tình” tham gia vào những kỹ năng làm tình như “xu hướng tìm về cội nguồn” của cả nam lẫn nữ.
Do đó cả Vô thức, Tiềm thức và Tâm thức đã tham gia xuyên suốt trong quá trình hình thành ý thức, tri thức, nhân cách của một con người, kể từ khi khả năng tinh dục trồi dậy ở độ tuổi dậy thì. Qúa trình này sẽ kéo dài suốt đời sống tình dục của các cá thể,  cả nam lẫn nữ. Khi đến tuổi tắt kinh của phụ nữ, khi nội tiết tố oestrogen không còn được sản xuất ra nữa, những biến động tâm sinh lý sẽ diễn ra trong đời sống nội tâm của người nữ, dẫn đến những biến đổi bất thường về tính nết, bản tính vì lúc này ở họ hoạt động Vô thức, đã trở nên hàng thứ yếu, chỉ còn đảm nhiệm việc điều hành những cơ quan nội tạng do tín hiệu não mang lại do những tác động của môi trường vật chất chung quanh. Càng lớn tuổi thì đời sống lại thiên về Tiềm thức và Tâm thức. Họ thường sống nhiều về những hồi ức và kỷ niệm và thiên về cuộc sống tinh thần, thích “tích đức” những hoạt động thiện nguyện, thích đi chùa, nhà thờ, hành hương…. Ở người nam thì đời sống tình dục thường thì kéo dài hơn người nữ, nhưng cũng suy giảm đi nhiều do nội tiết tố Testosteron do tuyến tụy không sản xuất ra nhiều nữa. Do đó mà ông bà ta chẳng thường nói:
“Ngũ thập tri Thiên mệnh”
đấy ư?
Ở những người mắc bệnh Alzheimer khi các mạng liên kết các tế bào não đã bị phá hủy thì những liên kết giữa bán cầu não phải và trái bị phá hủy một phần lớn thì những người này chỉ sống bằng những hoạt động củaVô thức. Những hoạt động của Tâm thức hầu như ngưng hẳn, những gì in sâu vào Tiềm thức và những mạng liên kết tế bào chưa bị phá hủy thì chỉ có những hoạt động yếu ớt. Họ có thể nhớ một bài hát mà họ được hoc hay được nghe và yêu thích thời trẻ, có thể đọc vanh vách tên các con nhưng sẽ không nhận ra là ai, khi người con đang ở trước mặt họ, đang chăm sóc cho họ hoặc thậm chí đôi khi gọi đúng tên người con trước mặt, nhưng không biết nó là ai, quan hệ như thế nào!?
Theo tôi:
VÔ THỨC + TIỀM THỨC + TÂM THỨC SẼ CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỔ TƯƠNG XUYÊN SUỐT TRONG QUA TRÌNH SỐNG CỦA MỘT CÁ THỂ TRONG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA MỘT CÁ THỂ NGƯỜI (CÓ TÌNH TRẠNG TÂM THẦN LÀNH MẠNH, KHOE MẠNH) GÓP PHẦN VÀO VIỆC NHẬN THỨC THẾ GIỚI VẬT CHẤT KHÁCH QUAN CHUNG QUANH HỌ VÀ CHÍNH BẢN THÂN HỌ ĐỂ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO CHÍNH HỌ TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI MÀ HỌ ĐANG HIỆN HỮU.
Chữ Tâm trong Hán tự được biểu thị tượng hình như trên. Trong đó nét bên trái biểu thị cho máu theo vòng tuần hoàn lớn từ tâm thất trái vào động mạch chủ để đi đến các mao mạch để đi đến các cơ phận của cơ thể thực hiện việc trao đổi chất với các tế bào trở về tâm nhỉ phải được biểu thị qua nét “xổ”.
Máu theo vòng tuần hoàn nhỏ từ tâm thất phải vào tĩnh mạch phổi để đến mao mạch phổi để trao đổi oxy và carbonic, ra lại tỉnh mạch phổi để đi vào tâm nhỉ trái để thực hiện vòng tuần hoàn theo chu kỳ được tạo ra do nhịp đập của trái tim. Dòng máu đi vào tâm thất phải, được biểu thị bằng nét “mác” ở  dưới bên phải.
Nét “mác” ở trung tâm, phía trên là tượng trưng cho các tỉnh mạch phổi, nơi diễn ra quá trình trao đổi oxy và carbonic.
Theo tôi:
-Chính nét “mác” bên dưới tay phải là biểu hiện cho dòng Vô thức và Tiềm thức mang những tín hiệu khái niệm do những trải nghiệm của các giác quan mang lại qua những cảm giác mà những giác quan này thu được khi tiếp xúc với môi trường thế giới vật chất khác quan và môi trường xã hội. Dòng Vô thức và Tiềm thức này sẽ qua bộ lọc là Tâm thức, nét “mác” phía trên ở trung tâm, tượng trưng cho các tĩnh mạch phổi. Từ đây các khái niệm sẽ được bộ lọc này phân loại, đánh giá cái khái niệm nào là thứ cấp, khái niệm nào là sơ cấp, khái niệm nào là khái niệm phức để từ đó có thể biết:
Khái niệm nào phù hợp với thực tế khách quan và sẽ được nâng lên thành ý niệm như quy trình thu nhận oxy từ phổi vào máu.
Khái niệm nào không phù hợp với thực tế khách quan, cần phải loại bỏ, cũng giống như quy trình trao đổi carbonic với phổi và loại thải ra ngoài môi trường tự nhiên.
Dòng máu đã được loại bỏ carbonic và thu nhận oxy, chính là dòng Ý thức là nét “xổ” đi ra từ tâm thất trái. Ý thức chính là những khái niệm do cảm giác của các giác quan mang lại qua quá trình cá thể người tiếp xúc với môi trường vật chất khách quan và môi trường xã hội sau khi đã được Tâm thức lọc lại.
Qua những phân tích trên ta có thể nhận thấy rõ một ý niệm:
-Chính Vô thức, Tiềm Thức và Tâm thức của đứa bé và người mẹ đã duy trì sự sống, điều hành, chi phối cuộc sống sinh học, tinh thần của đứa bé ngay khi sự thụ tinh xẩy ra và thành công. Rõ ràng cuộc sống tinh thần, “tâm linh” của đứa bé đã có trước khi các bộ phận quan trọng như tim và não của chính đứa bé đó được hình thành và hoàn thiện. Cái mầm sống đó đã bám vào cổ tử cung của cá thể mẹ, để hình thành một cái tổ và tự hút dưỡng chất từ đó, theo hoạt động của vô thức và tiềm thức của chính nó vốn có trước khi nhau thai được hình thành và sự phát triển của các phôi. Khi nhau thai đã được hình thành thì nguồn dinh dưỡng, oxy trong máu người mẹ sẽ “tự (?)” chuyển qua đường cung cấp từ cuống rốn của đứa trẻ.
Có thể nói đời sống “tâm linh” của đứa trẻ đã có từ trước khi nó có những bộ phận phát triển hoàn thiện để nó có thể duy trì cuộc sống và cảm nhận thế giới vật chất khách quan “từ trong bụng mẹ”.
Đạo Phật từ ngàn xưa đã phát hiện ra đời sống Tâm linh của các hoạt động Vô thức, Tiềm thức và Tâm thức. Chính đạo Phật đã thành công trong việc tách bạch các hoạt động này. Nhưng có thể do không diễn đạt được bởi những hạn chế do ngôn ngữ Ấn – Phạn – Hoa rối rắm về ngữ nghĩa hoặc có thể do hạn chế của tri thức Phật giáo của thời kỳ cổ đại này, chưa nhận ra được.
Đó là phương pháp Thiền Yoga Phật giáo hoặc công phu thiền Công án.
Những vị sư thường tụng niệm vào ban đêm hoặc sáng sớm khi vạn vật còn chìm trong cơn mê ngủ. Cả thế giới vật chất chìm trong cô tĩnh.
Các sư trụ trì, thường đặt ra những thử thách cho các hòa thượng và qua đó đánh giá sự, mức độ “Ngộ” của họ để có thể phân giai tầng, đẳng cấp, giáo phẩm, trong Phật giáo hoặc để chọn ra người kế tục. Việt Nam cũng có 43 Công án nổi tiếng của Phật – Vương Trần Thánh Tông.
Công án là những đề bài, những vấn nạn của chúng sinh hay đơn giản hơn là một vấn đề cần có được một lời giải, một biện pháp thích ứng, một giải pháp khả thi cho vấn nạn, vấn đề được đặt ra với những chú niệm, kinh kệ đã được chỉ định. Công án của Phật – Vương Trần Thánh Tông thì với mỗi công án được kèm theo một bài “chú niệm” được ấn định theo niêm luật:
Cử – Tụng – Niệm.
Người nhận được công án, phải thực hiện công phu bằng cách vừa tụng những bài kinh, bài niệm chú và vừa phải suy nghĩ ra ý nghĩa của bài chú hoặc vấn đề đã được giao cho, để tìm phương án giải quyết khả thi, và sẽ được đánh giá của vị sư trụ trì hoặc người ra công án. Người thực hiện công phu công án thiền, miệng phải đọc kinh hoặc niệm chú, tay gõ mõ, trong cái không gian tĩnh lặng của thời gian khi vạn vật chìm trong giấc ngủ sinh học của đời sống sinh học vật chất.
-Ban đầu những người thực hiện công án theo ý thức về trách nhiệm được giao. Họ đọc kinh, niệm chú theo trí nhớ, Tiềm thức, với nhịp mõ đều đều theo nhịp trong không gian yên tĩnh như muốn ru hồn người vào giấc ngủ, dần dà người thực hiện công phu thiền công án sẽ tụng niệm và gõ mõ theo Vô thức, những hoạt động, hành động đó dường như được điều hành bởi Vô thức. Những người có Tâm thức mạnh, thì trong lúc cái thể xác đang có hành động như đang được điều hành bởi Tiềm thức (nhớ bài kinh hoặc bài chú), và Vô thức (khi tay gõ mõ theo nhịp, miệng đọc theo ngữ nhạc của bài kinh hoặc chú) và trong trạng thái đòi hỏi nhu cầu ngủ của thể xác, Tâm thức sẽ thoát ra khỏi cái thể xác đang thực hiện những hành động, động tác đang được điều hành bởi Vô thức và Tiềm thức, để suy nghĩ và tìm ra ý nghĩa của bài chú hay giải pháp khả thi cho vấn đề được đặt ra. Chính cái khả năng loại bỏ mọi tạp niệm do Vô thức và Tiềm thức mang lại và Tâm thức được đánh thức và hiện diện trong mọi sinh hoạt đời thường mới là hạnh ngộ của những Phật tâm. Do đó có câu:
“Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.”.
Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Bắc tông cũng là một nhánh của Phật giáo. Cái quan trọng nhất là Tâm phải loại khỏi đời sống tinh thần, tâm linh những “tạp niệm” do Vô thức mang lại. Thiên Chúa giáo hay Tin Lành hoặc đạo Hồi và những Tôn giáo khác cũng thế, chẳng Tôn giáo nào dạy tín đồ của mình làm điều dữ, điều ác. Mỗi người, mỗi Dân tộc đều có quyền chọn lựa một đấng tối cao cho niềm tin của mình về những ý niệm tuyệt đối.
Các nhà khoa học, những bộ óc siêu việt, đại diện cho trí tuệ của nhân loại vẫn miệt mài trong tiến trình nhận thức thế giới vật chất khách quan và vị trí, vai trò, ý nghĩa của đời sống hữu hạn của con người trước thiên nhiên bất tận, trong quá trình đó đã có những người trở thành vĩ nhân, đã đóng góp cho kho tàng kiến thức nhân loại những kiệt tác như Đức Phật, Đức Chúa trời, Đấng Tiên tri, các bậc hiền triết từ cổ đại cho đến hiện đại như Antiphon, Plato, Plotinus, George Berkeley, Rene Descartes, Blaise Pascal….Schopenhauer. Có những kẻ tội đồ, đã dẫn nhân loại đi đến địa ngục trần gian như Karl Marx, Friedrich Engel, Vladimir Iliych Lenin. Và thực tế khách quan và nhân loại đã và đang thực hiện “thiên chức” đánh giá đâu là chân lý, đâu là ý niệm tuyệt đối và là tinh thần vĩnh cữu.
Tôi tin đã có thể có một Đấng Cứu chuộc nào đó, có thể là Đức Chúa Trời, Đức Phật có thể là Đấng Tiên Tri hoặc một Đấng Tạo hóa từ một Thiên hà nào đó đã tạo ta một thế giới hoàn hảo nhưng đầy biến động vô thường và một bộ máy sinh học hoàn hảo nhất, một tuyệt tác của ngài: CON NGƯỜI với những phẩm chất mà Ngài đã ban tặng là đời sông tinh thần, tâm linh, ý thức và đời sống tâm linh của họ cũng biến thiên không lường theo sự biến động vô tận của thế giới vật chất khách quan cũng do Ngài đã tạo ra.
Nghiên cứu loài người, phải xem xét một tồng thể loài với sự hoàn thiện vốn có của loài người. Chứ không thể xét một mặt phiếm diện là:
Cái trứng của người phụ nữ có trước hay bản thân người phụ nữ đó có trước?, theo kiểu
Con gà (mái) có trước hay quả trứng của con gà (mái) có trước?
Vật chất có trước hay Tinh thần, ý thức có trước.
Rõ ràng Tinh thần của”con người” đã tiềm ẩn, đã có trước kể từ khi quá trình thụ thai của người mẹ thành công do tinh trùng của người cha, đã “đậu” vào được trong trứng của người mẹ. Chính Vô thức, Tiềm thức, Tâm thức của sinh linh “vừa mới được hình thành” đã tức thời bắt nhịp và giao thoa với đời sống Vô thức, Tiềm thức, Tâm thức của người mẹ để duy trì sự sống cho mầm sống trong những ngày đầu trứng vừa mới thụ tinh. Qúa trình này vẫn tiếp tục xẩy ra cho đến khi đứa bé ra đời và cả đến khi trưởng thành bên cạnh những mối quan hệ với thế giới vật chất khách quan và những mối quan hệ xã hội mà loài người đã và đang trong quá trình chiêm nghiệm để có thể lựa chọn một hình thái “khã dĩ tương đối tương hợp” với chất người mà họ vốn đã được ơn trên ban tặng.
Các bạn có dám đánh cược với giả thiết mà tôi đã đặt ra không?
Nếu thua, các bạn chẳng mất gì cả.
Nếu thắng, các bạn có thêm một luận cứ để củng cố, làm vững chắc thêm cho đức tin theo tín ngưỡng bạn đang vốn có trong tâm hồn bình an của bạn.
Hãy tin rằng những khái niệm đơn thứ cấp do Vô thức mang lại, có thể đã được Tiềm thức để lọt lưới và sự ngủ quên của Tâm thức cho qua và đã tạo ra những ý niệm, ý thức sai lầm. Nhưng cũng hãy tin rằng khả năng chiêm nghiệm của Tâm thức sẽ cho chúng ta khả năng “Tự điều chỉnh” những sai lầm đó trong quá trình hoàn thiện ý thức và nhân cách. Khả năng chiêm nghiệm, tự điều chỉnh đó do ơn trên ban tặng.
Còn hơn tin vào những người chẳng có đức tin nào cả, những người không tin vào sự tồn tại của Đấng Tạo hóa, không tin vào khả năng chiêm nghiệm, không tin vào khả năng tự điều chỉnh, và gọi đó là “tự diễn biến hòa bình”, ” tự xét lại”.
Các bạn có dám đặt cược với giả thiết của tôi không?
Hà Nội 16/10/2013.
Oanh Yến Thị Phạm.
1-Plotinus và Triết học phương Tây. Parerga and Paralipomena,vol.1 “Fragments for the History of Phylosophy” p.7.
2-Albert Eistein “Physics and Reality”. Journal of the Franklin Institute (March 1939).
3-Tư Bản luận, Lời tựa.
4-Hegel và Ý niệm tuyệt đối. Wissenschaft der logik 1812-1814.
5-Capital, vol.1. Foreword.
6-Karl Marx và F. Engel toàn tập NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993, t 23, tr 35.
7-V.I Lenin toàn tập, NXB Tiến bộ Moscou 1976, t 18, tr 151.
8-Macmillan Encyclopedia of Philosophy 1969, “George Berkeley”, vol.1, p.297.
9-David Hume “An Enquiry concerning huaman understanding”, on Enquiries concerning the human understanding and concerning the principles of morals, 2nd edition, LA Selty-Bigge (ed.), Oxford University Pres, Oxford, UIS, 1902 (Orig 1748).
10-Macmillan Encyclopedia of Philosophy 1969, “Empiricism. vol.2, p.503.
, “Phenomenalism”, vol.6, p.131.
, “Axiomatic Method”, vol.5, p. 188-189, 199 ff.
11, 12, 13, 14, 15-Sự nghi ngờ hay hoài nghi của Descartes, Philosophy,https://sites.google.com/site/philosophia ahav/nc-khoa-hoc/su-nghi-ngo-ha…
16-Phê phán chủ nghĩa Duy tâm 1.3.2 Soren Kỉekegaard.http://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_duy_tâm
17-Turing, Alan 10/1950, “Computing Machinery and Intelligence” (http://loebner.net/Prizef/TuringArticle.html), Mind LIX(236): 433-460,doi:10.1039/mind/LIX 26.433…
18-The story ò Civilization:vol 8, “The age of Louis XVI” by Will& Ariel Durant: chapter II, subsection 4.1, p.56.
20-Pensées, vol.3. p,233.
21-Thần đạo-Thánh đạo-Tiên đạo. Wikipedia.
22-Kinh Do Duyên Vô Wikipedia.
23-Understanding the Mind: The Nature and Power of the Mind, Tharpa Publication(2nd.ed,1997) ISBN 978-0-948006-78-4.
Phân tâm học của Sigmund Freud qua sự kiến giải của các nhà tư tưởng…( http://HYPERLINK “http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=4380″phebinhvanhoc.com.vn/?p=4380.
25-Moore JA(1983),”Thomas Hunt Morgan-The Geneticist” (http://icb.Oxfordjournals.org/cgi/content/abstract/23/4/855).
26-genetics,n,Oxford English Dictionary, 3rd ed.

Không có nhận xét nào: