Pages

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

TRUNG CỘNG MUỐN THỐNG TRỊ THẾ GIỚI PHẢI BƯỚC QUA XÁC CHẾT CỦA CON GẤU NGA

Mới đây, thêm một tên tướng diều hâu Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, phát biểu trong chuyến thanh tra một đơn vị hải quân ở tỉnh Quảng Đông, kêu gọi Hải quân Trung Cộng cần được khẩn trương hùng mạnh hóa, từ gia tăng tàu chiến đến nâng cấp kỹ thuật, hầu đẩy mạnh việc sẵn sàng ứng phó với tình hình đầy phức tạp và khó khăn, nắm vững điểm mạnh, điểm yếu gia tăng mọi mặt để chuẩn bị chiến đấu và chiến thắng trên Biển Đông và Hoa Đông.

Chó vẫn tiếp tục sủa ầm ỹ ở Biển Đông. Hù dọa, bắt nạt các nước nhược tiểu là bản chất của bọn lãnh đạo Bắc Kinh, luật chơi của TC áp dụng từ ngàn xưa đến bây giờ vẫn không thay đổi là “CHÂN LÝ THUỘC VỀ KẺ MẠNH”. Những nước nhược tiểu ở vùng Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam muốn chống lại ý đồ bành trướng, bá quyền của TC thì bọn Bắc Kinh cho là chống đối thiên triều và đòi dùng vũ lực trừng phạt.
Để vô hiệu hóa ý đồ của Bắc Kinh, Philippines đã nhanh chóng liên minh với Mỹ và Nhật dựa vào thế và lực của hải quân Mỹ và Nhật Bản chống lưng thì hải quân TC co vòi, chỉ có VN là bị bọn Bắc Kinh bắt nạt vì chế độ VNCS không còn nội lực dân tộc. ĐCSVN phải dựa vào Bắc Kinh để duy trì quyền lực thống trị. Vì vậy, TC ngang nhiên thành lập cái gọi là “Thành phồ Tam Sa” (gồm Hoàng Sa & Trường Sa của VN), có Hội đồng thành phố, lực lượng vũ trang bảo vệ và là bến cảng cho hàng hàng trăm tàu cá cập bến. Nhưng, khi đụng tới Scarborough của Philippines thì bọn Bắc Kinh giống như chó cụp đuôi.
THẾ  & LỰC CỦA TRUNG CỘNG TẠI BIỂN ĐÔNG – HOA ĐÔNG:
XÉT VỀ  THẾ :
Trung Cộng đã nhiều lần hứa hẹn những giải pháp hòa bình về tranh chấp biển đảo  trong cuộc họp với Hiệp hội các quốc gia trong khối ASEAN, nhưng hành động và lời nói Trung Cộng không đi đôi. Những hành động côn đồ, ngang ngược của TC nhằm xác lập chủ quyền Biển Đông, mang đầy tính hiếu chiến hăm dọa. Nhưng, các nước trong khu vực vẫn giữ lập trường kiên quyết giữ thái độ lạnh nhạt đối với TC.
Cụ thể là việc TC đuổi tàu đánh cá Philippines ra khỏi ngư trường của họ, hay việc ngư dân VN bị tàu cá TC dùng biện pháp mạnh xua đuổi ra khỏi khu vực đánh bắt hải sản của mình. Tuy nhiên, phát ngôn viên BNG/ TQ Hồng Lỗi  đã bác bỏ việc TC gây thiệt hại cho ngư  dân các nước khác. Trong bài phát biểu của mình, Hồng Lỗi thừa nhận hành động đuổi các tàu cá, nhưng lại tuyên bố: “TQ làm vậy để cảnh báo các ngư dân, yêu cầu họ tránh xa vùng biển thuộc chủ quyền của TQ”. Rõ ràng, vùng biển đó thuộc chủ quyền của Philippines và VN.
Thực tế, các nước láng giềng nhược tiểu của TC, yếu hơn về tiềm lực kinh tế và sức mạnh chính trị và quân sự, nên việc chống lại chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của TC là điều bất khả thi. Điển hình là việc Philippines đưa ra tranh chấp Biển Đông lên Tòa án Quốc Tế, ngay Tòa án Quốc Tế về luật biển cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì TC liên tục từ chối tham gia vụ kiện và luật quốc tế về vấn đề này, vẫn thiếu cơ chế thi hành luật. Nếu các nước khu vực, nhất là VN phản ứng một cách khôn ngoan, tính toán kỹ càng với thái độ lạnh nhạt thì có thể đạt được nhiều lợi thế trong việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC, không ai thích một kẻ hay bắt nạt hăm dọa và lấn lướt kẻ khác.
Phân tách sự trỗi dậy của TC, nhiều chuyên gia nhận định, đó lý do khiến Mỹ xoay trục sang khu vực Châu Á-TB. VN và các quốc gia khác không nên bị kích động vì những tuyên bố hung hăng của TC. Không chỉ các nước trong khu vực Biển Đông mà cả thế giới đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của TC và hy vọng sẽ có chuyển biến tốt đẹp.
Trong mọi diễn biến khác, mới đây, khi trả lời câu hỏi của hãng tin Bloomberg tại Manila: “TC có khả năng tuân thủ quán quyết của Tòa Án trọng tài LHQ hay không?”. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã lên tiếng cảnh báo TC có thể gây tổn hại cho mối quan hệ với các đối tác thương mại nếu TC không tôn trọng phán quyết của Tòa Án LHQ về Luật biển UNCLOS. Tổng thống Aquino khẳng định, nếu TC muốn duy trì tăng trưởng, nước nầy cần tiếp cận được các thị trường và nguồn tài nguyên. Nhưng, với cách tiếp cận như hiện nay và cách khẳng định chủ quyền một cách vô căn cứ thì các đối tác thương mại sẽ e sợ khi quan hệ với TC. Như vậy, việc tiếp cận cả hai yêu tố nầy sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện là việc TC ngang nhiên chiếm hữu và duy trì thường trực ba tàu tại Bãi Cạn Scarborough/ Hoàng Nham, đuổi ngư dân Philippines ta khỏi ngư trường truyền thống của mình. Hơn nữa, TC còn thường xuyên tổ chức các hoạt động quân sự, ra oai, khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên Biển Đông, TC còn tự ý cho rằng cả không phận vùng biển này cũng là của TC.
GS Carlyle A. Thayer nhận định: “TQ sẽ còn gây áp lực ở hậu trường đối với các nước ASEAN để họ vận động Philippines từ bỏ vụ kiện ở Tòa án trọng tài về Luật Biển của LHQ, đổi lại TC sẽ nối lại các đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Nhưng từ giữa tháng 5 tới đầu tháng 8, khi TC đơn phương áp đặt lệnh đánh bắt cá, hải quân và các tàu hải giám, ngư chính của nước nầy sẽ tăng cường hoạt động để làm rõ hơn hành động mà họ gọi là “thực thi pháp luật và khẳng định chủ quyền.” Và dưới cái nhìn của các hãng thông tấn thế giới TRUNG QUỐC TỎ RA CỰC KỲ NGẠO MẠN ĐỐI VỚI VN. Biển Đông đã và đang ngày càng trở nên hỗn loạn do những tuyên bố chủ quyền phi pháp và quá đà của TC đối với toàn bộ khu vực. Những hành động hung hăng hiếu chiến của TC ở Biển Đông làm cho nhiều quốc gia trên thế giới bất bình.
Chủ nghĩa bành trướng của Đại Hán không những ở Biển Đông và Hoa Đông gây áp lực thường xuyên đối với các nước Philippines, Việt Nam, Mã Lai và Nhật Bản mà còn mở rộng đến Himalaya, khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Hoa Lục. Chính điều nầy đã khiến Ấn Độ nhập cuộc ở Biển Đông. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – ẤN ĐỘ tại New Delhi vào tháng 12/2012. Ấn Độ đã tuyên bố lập trường của mình đối với Biển Đông là phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng thế giới và khẳng định Biển Đông cần phải duy trì TỰ DO HÀNG HẢI theo các công ước của LHQ về Luật Biển-UNCLOS 1982. Các nước Đông Nam Á nhiệt liệt hoan nghinh và họ coi Mỹ & Ấn Độ là yếu tố giữ cân bằng cán cân quân sự tại khu vực, chống lại chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của TC tại Biển Đông.
Andrew Billo, Trợ lý Giám đốc Chánh sách Asia Society, phân tách rằng: “Các nước cờ do TC tung ra đang đi ngược lại với LUẬT PHÁP QUỐC TẾ. Hành động huênh hoang, chứng tỏ sức mạnh của một cường quốc đang lên khiến TC tự biến mình thành một nước được thế giới chú ý nhất trên thế giới và đánh giá bọn lãnh đạo Bắc Kinh là những nhân vật vô trách nhiệm,” ông Billo cho rằng. “Hành động chủ quyền của TC thực sự đang tự làm hại chính mình và có khả năng sẽ không đạt được tham vọng mà TC mong muốn.”
Rõ ràng, cái thế của TC là đang TỰ CÔ LẬP mình đối với cộng đồng thế giới. Bọn lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay, được đánh giá như những tên bất hảo sống ngoài vòng LUẬT PHÁP QUỐC TẾ. Bọn Bắc Kinh dựa vào cái gì để thống trị Thế giới?
XÉT VỀ  LỰC:
Hiện nay, TC đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng quân đội để trở thành cường quốc quân sự số 1 Châu Á – TBD, nhưng họ không có đồng minh và nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài. Hải quân TC không có khả năng phát động cuộc chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm (482 km), thậm chí còn không có khả năng sống còn nếu ra xa bờ biển Hoa Lục khoảng 500km.
TC đang ra sức vơ vét các tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quá nóng, hơn 90% nhiên liệu và khoáng sản phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tình trạng nầy cho thấy nền kinh tế này có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào nếu các tuyến đường vân chuyển trên biển bị phong tỏa và eo biển Malacca bị bóp nghẹt? Bọn lãnh đạo Bắc Kinh sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó.
Tuy Bắc Kinh cũng đầu tư khá nhiều tiền của, dùng mọi biện pháp để tuyên truyền hình ảnh Hoa Lục ra thế giới. Nhưng, qua cuộc khảo sát ở một số quốc gia Tây Phương, ấn tượng về TC rất là thấp, không rực rỡ như họ suy nghĩ. Một học giả Hồng Kông đã từng thừa nhận, dấu chân TC xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ấn tượng để lại quá nhạt nhòa.
Đồng thời Bắc Kinh cũng không thể duy trì mức độ đầu tư quá lớn vào ngân sách quốc phòng và nội an để bỏ mặc vấn đề ô nhiễm môi trường sống, an toàn thực phẩm, đấu đá nội bộ, tham nhũng… đặc biệt các phong trào đòi TỰ DO – DÂN CHỦ của người dân Hoa Lục. Dự báo trong tương lai, TC còn lâu mới có đủ khả năng “GÂY CHIẾN” ở Biển Đông và Hoa Đông, vì những lý do như sau:
The Robert Sutter, Giáo sư  Đại Học Washington, chuyên gia  về Trung Cộng nổi tiếng của Mỹ cho biết: “Hiện nay, tầm quan trọng chiến lược của TC đối với Mỹ không bằng 30-40 năm trước. TC sẽ không nhanh chóng thách thức vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới; vì vậy, các nhà hoạch định chánh Mỹ cần bình tĩnh trong vấn đề TC, không nhất thiết phải trông đợi quá cao, cũng không nhất thiết phải có cảm giác cấp bách quá mạnh,” ông nói. “Đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ, tầm quan trọng chiến lược trong thời đại Nixon, Carter và Reagan quan trọng hơn nhiều so với TQ hiện nay. Khi đó, Mỹ lo ngại TQ nghiêng về Liên Xô, cấp bách lôi kéo TQ về phía Mỹ, phát triển quan hệ với TQ là ưu tiên; thậm chí, trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, khi TT Truman cầm quyền, ảnh hưởng của TQ đối với chánh sách ngoại giao của Mỹ lớn hơn hiện nay.”
Một quan chức trong QĐNDTQ cho biết: “Trang bị tốt không có nghĩa là quân đội đánh trận tốt”. Mặc dù, QĐNDTQ thấy được năng lực của họ đã được nâng cao trong mấy chục năm qua, nhưng họ cũng ý thức được trình độ tác chiến của QĐNDTQ vẫn còn lạc hậu xa so với quân đội tiên tiến nhất trên thế giới (Mỹ), khoảng cách nầy được đánh giá từ 20-30 năm.
THẾ TRẬN 3 MŨI GIÁP CÔNG “MỸ – NHẬT- ẤN”:
Nếu gây chiến tranh trên Biển Đông & Hoa Đông, Trung Cộng dựa vào sức mạnh gì để giành chiến thắng trước thế trận 3 mũi giáp công “MỸ – NHẬT – ẤN”? Dựa vào tàu sân bay Liêu Ninh? Theo Andrei Chang, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Châu Á Khán Hòa, phân tách số phận của tàu sân bay Liêu Ninh khi hoạt động trên các vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhìn vào những đối thủ tiềm năng của TC, ngoài Hải quân Mỹ, Ấn Độ dự kiến sẽ nhận thêm tiềm kích MiG-29K trên tàu sân bay Vikramaditya vào cuối năm 2013. Nhật đã hạ thủy tàu sân bay trực thăng 22DDH và chiến đấu cơ F-35B cất cánh thẳng đứng. Hơn nữa, tàu sân bay Liêu Ninh hoạt động đơn độc trong một khu vực có quá nhiều tên lửa chống hạm hiện đại của Mỹ và Nhật. Làm sao QĐNDTQ (PLA) có đủ khả năng điều động lực lượng vũ trang, đối đầu với 3 mặt trận lớn xảy ra cùng một thời điểm: Biển Đông, Hoa Đông và Biên giới Trung – Ấn để giành chiến thắng?
BIỂN ĐÔNG:
Tờ Nhân dân Nhật Báo cảnh báo: “Mỹ đã thiết lập rất nhiều căn cứ hải, không quân ở chuỗi đảo Thái Bình Dương, có lực lượng Hải – Lục – Không quân hùng hậu trấn giữ và bảo vệ các eo biển, vùng biển và đảo có vị trí chiến lược rất quan trọng của khu vực Tây Thái Bình Dương để thực hiện chiến lược xoay trục về Châu Á – TBD của Mỹ. Máy bay ném bom chiến lược B-52 để phục vụ cho hợp đồng tác chiến “TRÊN KHÔNG – TRÊN BIỂN” của Mỹ nhằm vào vùng duyên hải của TQ.”
Nhu cầu bảo vệ và mở rộng phòng thủ chiều sâu vùng duyên hải Hoa Lục là nơi tập trung đầu tàu phát triển nền kinh tế Trung Cộng, không phải là vấn đề dễ dàng. Nếu nhìn từ gốc độ bảo bệ an ninh lãnh thổ Hoa Lục thì lực lượng vũ trang bảo vệ vùng kinh tế duyên hải rất mỏng và yếu kém sẽ không đủ sức chống đở tên lửa hành trình Tomahawk có tầm phóng chính xác trên 2.500 km từ vùng biển quốc tế, có thể tấn công trực tiếp vào vùng duyên hải Đông Nam Hoa Lục, thậm chí ăn sâu vào đất liền.
Hiện nay, tại khu vực Châu Á – TBD, quân Mỹ có khoảng 150.000 quân gồm: Lục quân 50.000, Không quân có khoảng 39.000 quân & 370 chiến đấu cơ, Hải quân & TQLC có 60.000 quân, trang bị 19 tàu chiến hiện đại gồm 1 tàu sân bay & 390 chiến đấu cơ. Nếu chiến tranh ở Biển Đông bùng nổ. Với số lực lượng nầy, Mỹ đủ sức cô lập và phong tỏa eo biển Malacca và Ấn Độ Dương, đó cũng là tuyến đường chuyển vận huyết mạch, chuyên chở dầu khí, khoáng sản, quăng mỏ…từ Trung Đông, Phi Châu, Australia về Hoa Lục.
Mỹ và Philippines sẽ phát triển một căn cứ hải quân cách Trường Sa 160km, nơi TC đang tìm cách “khẳng định chủ quyền”, biến vịnh Oyster trên đảo Palawan thành một căn cứ quân sự cho tàu chiến Mỹ ra vào, được xem như tín hiệu mạnh mẽ của Mỹ ủng hộ Philippines trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với TC.
Không quân Mỹ đang lên kế hoạch sẽ xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Saipan của Mỹ tại phía Tây TBD, chuẩn bị đối phó với bất kỳ cuộc tấn công bằng tên lửa nào từ Hoa Lục. Hiện tại, đảo Guam là một siêu căn cứ quan trọng nhất của Mỹ ở Châu Á – TBD. Mỹ và Nhật Bản đều dùng siêu căn cứ Guam để kềm chế TC.
Mỹ đặt căn cứ sát Hoa Lục để khóa Ấn Độ Dương. Theo tờ Calculta Telegraph cho biết, Mỹ đang dự định xây mộät căn cứ không quân ở Trivandrum, thủ phủ của bang Kerala ở phía tây nam Ấn Độ. Căn cứ không quân nầy có vị trí chiến lược rất quan trọng vì nó nằm ở phía nam bờ biển Malabar, cách không xa Ấn Độ Dương, phía bắc cách Kachin khoảng 220km. Với việc đặt căn cứ ở Trivandrum, liên minh Mỹ-Ấn sẽ làm TC cảm thấy bất an.
Theo Strategy đưa tin ngày 15/9/2013, Pháp giúp Philippines đối phó Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines đã chuyển hướng tìm kiếm sang Pháp như một nhà cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển. Chiếc tàu đầu tiên Pháp sẽ bàn giao cho Philippines năm 2014 là tàu tuần tra lớp P400 có chiều dài 54,8 mét, nặng 373 tấn, tốc độ 44 km/giờ. Đồng thời Philippines cũng thuê Pháp đóng mới một tàu tuần tra dài 82 mét và4 tàu nhỏ hơn 24 mét với giá 120 triệu USD.
BIỂN HOA ĐÔNG:
Nhật Bản đang thực hiện kế hoạch phát triển tên lửa xuyên lục địa hàng đầu thế giới. Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết Nhật Bản đã tiến hành phóng tên lửa Epsilon tại đài quan sát không gian vũ trụ Uchinoura (USC) ở Kimotsuki, tỉnh Kagoshima vào ngày 14/9/2013 và tên lửa Epsilon đã được phóng thành công.
Tokyo đã quyết định tiến hành đặt trạm chặn và thu thông tin tại đảo Iwo Jima là một trọng điểm chiến lược để chặn thu thông tin liên lạc giữa chiến đấu cơ và chiến hạm TC. Nhật Bản đang tìm mọi cách để ngăn chận hoạt động của hải quân TC. Ngoài ra,  Nhật đã triển khai đặt trạm ngăn chận thông tin ở đảo Miyako và đồng thời chuẩn bị xây dựng thêm một trạm radar ở đảo Yonaguni cách Đài Loan chỉ có 110km.
Ngoài việc nâng cấp hợp tác quốc phòng với Mỹ, chánh phủ Nhật Bản và hảng công nghiệp nặng Mitsubishi ký kết hợp đồng chế tạo chiến đấu cơ F-35. Hợp đồng trị giá khoảng 90 tỷ yen.
BIÊN GIỚI  ẤN – TRUNG:
Tạp chí quốc phòng Kanwa Defence Review cố ra tháng 9/2013 bình luận về không quân TC phối trí trên cao nguyên Tây Tạng có nhược điểm rất lớn là các sân bay bố trí quá tập trung, số lượng chiến đấu cơ rất ít, việc bổ sung vũ khí đạn dược chủ yếu dựa vào tuyến đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng và đưa ra nhận định: “Cán cân lực lượng không quân trên biên giới Trung – Ấn đang nghiên hẳn về Ấn Độ.”
Thật vậy, các chiến đấu cơ đa chủng loại hùng hậu của Ấn Độ bố trí khu vực giáp biên với số lượng lớn, sân bay cũng nhiều hơn. Khi chiến tranh nổ ra, chỉ cần 2 căn cứ không quân Shigatse và Gongga của TC bị đè bẹp là toàn bộ lực lượng không quân của TC sẽ bị tê liệt ngay. Hơn nữa, tuyến vận tải chiến lược đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng phải chạy qua 260 cây cầu lớn nhỏ và 2 đường hầm, nó có thể bị cắt đứt ra nhiều đoạn bất cứ lúc nào. Khi cầu gẫy, đường bị phá thì toàn bộ quân đồn trú trên cao nguyên Tây Tạng sẽ bị cô lập. Các chiến đấu cơ Su-30MKI, Mirage-2000 của Ấn Độ đều có khả năng tấn công rất mạnh, có thể đánh sâu vào nội địa Hoa Lục.
Trên biển, TC đang có ý đồ xâm nhập Ấn Độ Dương thì tàu sân bay nội địa Vikrant hạ thủy vào ngày 12/8/2013, cùng với tàu sân bay Vikramaditya mua của Nga rất quan trọng trong việc bảo vệ hai bờ biển lớn Đông và Tây của Ấn Độ. Năm vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Phó TT Joe Biden lần lượt ghé thăm Ấn Độ thúc đẩy Ấn Độ phát huy và giữ vai trò lớn hơn ở Châu Á. Lần nầy, Ấn hạ thủy tàu sân bay Vikrant, rõ ràng nó đã thách thức với tham vọng bành trướng, bá quyền của TC tại Châu Á – TBD. Vikrant có thể đe dọa tới Thượng Hải của TC.
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG GIỮA TRUNG CỘNG & MY Õ-NHẬT-ẤN:
Trung cộng thường rêu rao các loại vũ khí hiện của họ có giá trị ngang với Mỹ và tốt hơn của Nga. Nhưng, trên lãnh vực không quân chiến lược thì chỉ có Mỹ & Nga là ngồi chiếu trên, còn TC là còn ngồi chiếu dưới. Còn trên biển, tổng hợp sức mạnh hải quân TC chỉ ngang bằng Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ.
Trung Tâm Nghiên Cứu Thụy Sĩ vừa đưa ra bài phân tích, khả năng hải quân TC tiến hành cuộc đánh chặn Mỹ tại Thái Bình Dương đã bị thổi phòng quá mức. Trang tin của Đài Loan dẫn nội dung bài phân tích trên cho rằng, dù TC có thể kháng cự một cuộc tấn công của Mỹ trong suốt giai đoạn đầu, nhưng vẫn không thể đánh bại Mỹ & các đồng minh. Những biện pháp trả đũa như dùng tên lửa DF-21 có khả năng tiêu diệt HKMH Mỹ, TC cũng sẽ không ngăn chận được sự can thiệp của Mỹ ở Châu Á-TBD.
Cũng theo bài phân tích nầy, TC cũng khó đánh bại Mỹ ngay khi cuộc chiến xảy ra cận vùng duyên hải của họ, cho dù TC có thêm 2 tàu sân bay trước năm 2020. Tàu ngầm TC không đủ sức bảo vệ nhóm tàu sân bay. Ngoài ra, hiện TC đang bị Mỹ và các đồng minh Ấn – Nhật – Hàn – Uùc bao vây chặt chẽ; do đó, TC không thể trở thành siêu cường thật sự, dù TC có khả năng phát triển tàu chiến đạt tiêu chuẩn nào. Huống hồ gì tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là con “hổ giấy” giữa bầy sói trên biển Đông.
CHIẾN THUẬT “THANH ĐÔNG KÍCH TÂY” CỦA TC:
Theo học giả Singapore là Ian Storey nói: Trung Cộng là bậc thầy của chiến thuật ngoại giao “BẮT NẠT” và “ĐÁNH LẠC HƯỚNG” đới với khối ASEAN ở Biển Đông. Bắt nạt hay hù dọa và đánh lạc hướng là nguyên tắc căn bản của chiến thuật “THANH ĐÔNG KÍCH TÂY”. Nghĩa của nó reo hò phía đông nhưng lại đánh vào mặt phía Tây. Thí dụ:  Nếu Nhật dấu mãi được cái kế hoạch tuyệt mật để Nga cứ tưởng là Nhật sẽ tấn công Nga qua ngã Tây Bá Lợi Á thì trận Leningrade khiến Đức là đồng minh của Nhật không thua sớm đến thế và rất có thể trận Leningrade sẽ đổi khác hẳn. Vì vậy, Stalin đánh giá rất cao mấy chữ viết của điệâp viên Sorge gởi về có sức mạnh bằng 5 sư đoàn Hồng quân của Nga. Tóm lại, chiêu “Thanh đông kích tây”, trên lý luận nói lên cái nguyên tắc căn bản của chính trị và quân sự  là giữ tuyệt mật ý đồ, để nắm được thế chủ động chiến trường hay trên chính trường.
Các chiến lược gia Trung Cộng đều thừa biết “mặt mạnh” và “mặt yếu” của QĐNDTQ (PLA). Mặt mạnh của PLA là “LỤC QUÂN” và mặt yếu là “HẢI & KHÔNG QUÂN”. Theo tài liệu của Jane’s Defence Weekly của Anh & Kanwa Defence Review của Canada: Tính đến 10/2012, TC còn đang sử dụng 1.000 chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4 bao gồm:
1. 48 chiếc SU-27 SK và SU-27 UBK của Nga. 2. 260 chiếc J-10 & J-10 S (phiên bản của SU-27) 3. 200 chiếc tiềm kích ném bom thế hệ JH. 4. 100 chiếc Su-30 MKK/MK2 mua của Nga.
Theo thống kê chi tiết, số lượng máy bay chiến thuật thế hệ 4 của TC khoảng 800 chiếc + 200 chiếc máy bay huấn luyện. Nhìn số lượng thì nhiều nhưng thực tế thì quá ít so với lãnh thổ rộng lớn của Hoa Lục, nhưng không là gì so với Mỹ (chưa kể các Ấn – Nhật). Chỉ riêng số lượng chiến đấu cơ trên 10 HKMH (90 chiếc/ tàu) và hàng chục tàu đổ bộ (10 chiếc/ tàu), riêng “không quân của hải quân” Mỹ đã hơn phân nửa của TC mà chất lượng thì hơn hẳn. Đó là chưa kể tới số 228 máy bay ném bom chiến lược gồm B-52 + B-1 + B-2. Trung tướng Hải quân Scott Swift đánh giá, sức mạnh tất cả hải quân TC hợp lại chỉ mới bằng Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ.
TC không thể sử dụng sức mạnh cơ bắp, dùng ưu thế “lục quân” đổ bộ đánh chiếm Đài Loan, Senkaku, Scarboroug. Biển Đông & Hoa Đông chỉ là “LƯỠNG DIỆN”, bọn Bắc Kinh dùng chiêu “Thanh đông kích tây”, gây hấn nhưng không gây chiến tranh để bảo toàn lực lượng, dốc hết toàn lực dành cho “ĐIỂM CHIẾN LƯỢC” đó là nước Nga, đất rộng bao la nhưng thưa dân. Bắc Kinh sẽ sử dụng ưu thế “bộ binh” với chiến thuật “NHÂN HẢI” nổi tiếng của Lâm Bưu ở mặt trận Triều Tiên trước đây. Bắc Kinh chọn chiến lược “TÂY TIẾN” để tránh đối đầu trực diện với Mỹ & Đồng minh ở Biển Đông và Hoa Đông.
CHỦ NGHĨA MAO HỒI SINH TẠI TRUNG CỘNG:
Báo Le Figaro có bài viết: “Bắc Kinh phục hồi chủ nghĩa Mao”. Tờ báo nhận định, những hành động phổ biến dưới thời Mao Trạch Đông, được người Tàu Hoa Lục xem như đã lỗi thời. Nhưng, chủ trương phục hồi chủ nghĩa Mao như tự phê bình và tố giác hành vi sai trái vừa được chủ tịch nước Tập Cận Bình tung ra vào tuần trước tại tỉnh Hồ Bắc. Hàng loạt các buổi tự kiểm điểm của các lãnh đạo TQ diễn ra tại khắp nơi trên đất nước và được chiếu trên truyền hình, nhằm củng cố quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhưng, trên thực tế, Tập Cận Bình muốn làm sống lại tham vọng chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của Mao Trạch Đông. Đừng quên rằng, Mao đã từng tuyên bố: “Nếu phải hy sinh 500 triệu dân Trung Hoa để thống trị cả thế giới thì Trung Quốc sẽ ngần ngại thực hiện.” Lộ đồ Hán hóa thế giới, chiếm lĩnh kinh tế, thống nhất Đại Trung Hoa là giấc mơ ngàn đời của chủ nghĩa Đại Hán. Sau thời đại Mao Trạch Đông đến thời đại Tập Cận Bình tiếp tục theo đuổi “GIẤC MƠ TRUNG HOA” cho đến khi hoàn tất. Mao Trạch Đông còn trích dẫn rằng: “Vùng Vladivostok, Khabarovsk và Kamchatka thuộc chủ quyền của Trung Hoa bị Nga Hoàng thôn tính theo thỏa ước AIGUN năm 1858 và Bắc Kinh năm 1860.” Nhưng, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ thừa nhận 2 thỏa ước nói trên.
Vì vậy, TC đã xua quân đánh Liên Xô ngày 2 tháng 3 năm 1969 dọc biên giới Trung – Xô. Trong vòng 5 ngày đầu của cuộc chiến, Bắc Kinh đã xua 260 triệu dân xuống đường, biểu tình chống Liên Xô tại nhiều nơi. Điện Kremlin không thể ngờ đồng chí Trung Cộng đã gian xảo đến mức độ như vậy. Từ đó, TC vẫn chiếm giữ đảo Damansky nằm trên sông Ussouri dọc biên giới. Còn Nga, vẫn lo một ngày nào đó, Hồng quân TC sẽ xua hàng triệu dân quân Tàu tràn qua chiếm lại lãnh thổ vùng Viễn Đông.
CHIẾN LƯỢC BAO VÂY CON GẤU NGA:
20 năm sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, TQ cạnh tranh với Nga với tư cách là một nước đầu tư lớn nhất và nước buôn bán nhiều nhất ở các quốc gia từng là các nước cộng hòa trong liên bang Xô Viết cũ.
Mới đây, các tuần báo Pháp quan tâm tới TC ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tờ Le Courrier International viết một bài dưới tiêu đề “NGƯỜI LÁNG GIỀNG TQ PHIỀN TOÁI”, tuần báo nổi tiếng tại Nga, Argoumenty Fakty, quan tâm tới việc TC háu ăn một cách đáng sợ tại khu vực Trung Á.Từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, các nước thành viên đã lần lượt trao cho TC một phần đất đai lãnh thổ của mình như:
1. Tadjikistan giao cho TC 1.358 km2. 2. Kirghizistan 1.160 km2. 3. Kazakhstan 407 km2.
Tác giả bài báo đặt câu hỏi, liệu TC có dừng lại ở đây hay sẽ nuốt hết các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ? Đông thái mới đây của TC đã thuê 5% đất của Ukraine để trả lời câu hỏi nầy.
Theo hãng tin UPI ngày 23/9/2013, TC đã ký một thỏa thuận canh tác 3 triệu héc ta đất canh tác của Ukraine trong 50 năm, diện tích tương đương với tiểu bang trung bình của Mỹ. Theo thỏa thuận được ký kết giữa Tập đoàn Sản xuất & Xây dựng Tân Cương của TQ và KSG Agro của Ukraine. Như một phần thỏa thuận, TC đã cấp cho Ukraine một khoản vay trị giá 3 tỉ USD để phát triển nông nghiệp. Ukraine sẽ nhận hạt giống và thiết bị để đổi lấy việc sản lượng thu hoạch và heo được nuôi tại vùng Dnipropetrovsk, phía đông Ukraine, được bán với giá ưu đãi cho 2 công ty lương thực quốc doanh TC. Vài chi tiết về Ukraine:
Độc lập từ Liên bang Xô Viết tháng 8 năm 1991. Diện tích 603.628 km2. Dân số 44.854.065. Đông giáp với Nga, Bắc giáp Belrus, Tây Bắc giáp Poland – Slovakia – Hungary, Tây giáp Romania – Moldova. Tây Nam giáp Black Sea. Từ biên giới Ukraine tới Moscow khoảng 700 km.
MƯU ĐỒ CỦA TRUNG CỘNG TẠI VÙNG TRUNG Á:
Trung Á nằm giữa ngã ba Châu Á – Châu Âu – Trung Đông, gồm 5 quốc gia: Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan là một phần của con đường tơ lụa nổi tiếng thời xưa. Trung Á có liên quan tới vấn đề an ninh của TC. Thật vậy, TC có 3.000 km giáp biên với Kazakhstan, Kyrgystan và Tajikistan là sào huyệt của chủ nghĩa khủng bố. Sự bất ổn định tại Trung Á sẽ đe dọa an ninh quốc phòng cũng như nguồn năng lượng của TC vì Trung Á là cái “RỐN DẦU” của thế giới. Kazakhstan có trữ lượng 39,8 tỷ thùng. Turkmenistan và Uzbekistan có 6 tỷ thùng. Trử lượng về khí đốt của Kazakhstan là 2.407 tỷ thước khối, Turkmenistan 7.504 thước khối (chiếm 1/3 trữ lượng thế giới). Hàng hóa giá rẻ của TC tràn ngập tại vùng Trung Á. Các đường ống dẫn dầu đi qua Trung Á vận chuyển dầu và khí đốt từ Nga, Kazahstan và Turkmenistan tới Hoa Lục.
Đối với Nga, quốc gia có quan hệ đặc biệt với Trung Á, cũng đang tìm mọi biện pháp tái xác lập vị thế của mình tại không gian hậu Xô Viết. Trung Á luôn được coi là “SÂN SAU” là hậu phương thúc đẩy nước Nga phát triển và còn là nơi bảo đảm vị trí khai thác, vận chuyển dầu mỏ, khí đốt tại Trung Á, đồng thời ngăn chận không cho bất cứ một cường quốc nào giành được vị trí chiến lược tại vùng nầy.
TC ĐÃ LOẠI NGA RA KHỎI SÂN CHƠI TRUNG Á:
Chuyến công du Trung Á gần đây của Tập Cận Bình không chỉ là chuyến thăm bình thường mà nó chuyến đi phô trương thắng lợi khắp khu vực Trung Á. TC đã loại được Nga ra khỏi sân chơi Trung Á, kết thúc quyết định sai lầm chiến lược của Nga tại Trung Á. TC hiện là đối tác thương mại lớn nhất của 4 trong số 5 nước trong vùng (ngoại trừ Uzbekistan). Khối lượng giao dịch thương mại của TC với Trung Á lên tới 46 tỉ USD vào năm 2012.
Trong nhiều thập niên, Nga coi Trung Á như một đặc khu, mua dầu khí ở đây với giá thấp hơn giá thị trường, thông qua các đường ống dẫn dầu có từ thời Xô Viết và bán ra với giá cao. Việc nầy đã khiến Kazakhstan và Turkmenistan có nguồn dự trử năng lượng dồi dào đã lần lượt rơi vào tay TC.
Loại được Nga ra khỏi vùng Trung Á và mướn được một phần lãnh thổ rộng lớn của Ukraine sát biên thùy Nga, Trung Cộng đã đặt được sợi dây thòng lọng quanh cổ con gấu Nga và đang chờ đợi thời cơ xiết cổ họng cho nó chết hẳn. Tập Cận Bình sẽ thực hiện được “GIẤC MƠ TRUNG HOA” và sứ mệnh lịch sử, di sản của Mao Trạch Đông là phải chiếm lại cho bằng được trên 2.000.000 km2 vùng đất Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần lãnh thổ Siberia bị Nga hoàng Tsar cưỡng chiếm vào cuối thế kỷ thứ 19.
Các chuyên gia Nga lo ngại trình độ vũ khí trang thiết bị của Nga sẽ bị TC đuổi kịp và vượt qua mặt, thậm chí lo ngại TC sẽ coi Nga là đối tượng tác chiến. Hiện nay, Nga tuy tạm thời dẫn trước QĐNDTQ trong mọi lãnh vực, nhưng nếu Nga chủ quan, sẽ nhanh chóng mất đi những ưu thế này. Chi tiêu quân sự của TC là 115,6 tỷ USD, hơn chi tiêu quân sự của Nga là 70 tỷ USD.
Ông Evseev, Trung tâm Nghiên cứu Chính trị – Xã hội Nga, cho biết: Quân đội TC có 2,25 triệu quân, 2.000 chiến đấu cơ đủ loại, 4.500 xe bọc thép, 8.580 xe tăng, trong số nầy có hơn 2.000 Type 99 hiện đại mới nhất. Trong tương lai, nếu Nga không đổi mới vũ khí trang bị và dậm chân tại chỗ thì đến năm 2015 – 2020, TC sẽ vượt Nga về trang bị kỹ thuật.
TRUNG CỘNG CÔ LẬP NƯỚC NGA:
Theo tuần báo Russian Military Messenger của Nga, số ra ngày 24/7/2013 đưa tin: Mặc dù quan hệ khá ổn định, tuy nhiên độ ảnh hưởng chiến lược của Nga đối với Ấn Độ ngày càng giảm đi thấy rõ. Chiến lược ngoại giao của Nga ưu tiên phát triển Nga-Trung-Ấn, tăng cường sự hợp tác các nước trong khối BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải không phù hợp với tình hình thực tế ở Nam Á và khu vực Châu Á – TBD. Lo ngại liên minh Nga – Trung tăng cường gây sức ép ở vùng biên giới Ấn – Trung, khiến Ấn Độ tuột khỏi tay Nga và ngã theo Mỹ Nhật.
Vấn đề nổi bật là trong thời gian gần đây, vị thế của Nga trên thị trường bán vũ khí cho Ấn Độ đã giảm đi rõ rệt, khi Ấn Độ quyết định mua máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ, thay vì mua Ilyushin II-76 của Nga. Gần đây, Ấn Độ công khai chê máy bay chiến đấu của Nga để quay sang mua 100 chiếc tiêm kích Rafale của Pháp. Thực tế nầy cho thấy, ngoại giao Nga đã để mất phương hướng chiến lược quan trọng ở Ấn Độ. Thất bại của Nga ở Ấn Độ là thành công của Trung Cộng ly gián được Nga – Ấn.
BẮC CỰC TAN BĂNG TRANH CHẤP NGA – TRUNG:
Bắc Cực tan băng, cánh đồng dầu – khí đốt với trữ lượng khổng lồ 90 tỷ thùng, cùng với 1.670 ngàn tỷ m3 khí thiên nhiên có thể khai thác vào năm 2020. TC háo hức nhảy vào Bắc Cực, nguyên vùng Lomonosov Ridge thuộc Nga, nếu khai thác được sẽ chiếm 60% khí hydrocarbon trên thế giới, vượt Canada và Mỹ.
Bắc Cực tan băng sẽ mở ra một ĐỊA TRUNG HẢI mới. Từ vịnh Baffin (Đông Bắc Canada) qua Bắc Cực đến Na Uy, Iceland, Hà Lan, Anh Quốc thu ngắn hải trình từ Địa Trung Hải qua kinh đào Suez đến Ấn Độ Dương, qua Biển Đông và Bắc Á. Alaska và eo biển Bering là trung tâm giữa Nga và Hoa Kỳ. Nhật Bản hưởng lợi lớn qua Âu Châu theo hải trình Bắc Cực.
Nga đã nhìn thấy viễn tượng “GIẤC MƠ BẮC CỰC” của TC. Từ thời Nga Hoàng, mối họa Da Vàng là cơn ác mộng của Nga ở vùng Viễn Đông. Với TT Putin, TC chớ không phải Mỹ là mối lo của Nga. Nga chống Bắc Kinh gia nhập Hội Đồng Bắc Cực (Russia will oppose Beijing’s efforts to join the Artic Council-Oil). Ngoài mặt, Nga-Trung hợp tác thân thiện, nhưng lại là “giữa hợp tác và quân sự hóa” (between cooperation and militarization). Nhưng mặt khác, Nga lại cởi mở và hảo hiệp với Nhật, kết thân với Canada. Căng thẳng Nga – Mỹ chỉ là nhất thời.
Mỹ là thành viên của Hội đồng Bắc Cực cùng với Canada, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Iceland, Nga và Thụy Điển. Các nước trong hội đồng nầy đều có tuyên bố chủ quyền của mình tại Bắc Cực. Hội Đồng Bắc Cực ra đời nhằm hòa giải các tranh chấp tại đây. Rõ ràng, Hội đồng Bắc Cực không có tên của Trung Cộng. Nhưng, giới phân tích chính trị TC kêu gọi nước nầy cần tăng cường sự hiện diện của mình tại Bắc Cực.
Zhang Xia, Viện Nghiên Cứu Chiến Lược TC, cho rằng: “TC là một trong những nhà tiêu dùng năng lượng và thương mại hàng đầu thế giới. TC đã cải thiện sự hiện diện của mình tại Bắc Cực và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, thật không may, so với các nước ở gần Bắc Cực, vị thế của TC ngày càng tụt hậu trong công tác thăm dò tài nguyên và nghiên cứu khoa học,” Zhang Xia nhấn mạnh. “Theo luật pháp quốc tế hiện nay, Bắc Cực không thuộc về một quốc gia cụ thể nào, nhưng sự mở rộng đầy tham vọng của các quốc gia gần đó, đã làm tăng các tranh chấp tại đây.”
Nếu xét về các yếu tố lịch sử, chủ quyền, thềm lục địa mở rộng, TC hoàn toàn không có một cơ sở nào tại Bắc Cực. Tuy nhiên, với sự giàu có về tài nguyên khoáng sản tại đây, TC đang nổ lực tìm mọi cách để hiện diện tại khu vực nầy. Điều nầy phơi bày bản chất côn đồ, ngang ngược và trịch thượng của bọn lãnh đạo Bắc Kinh. Bắc Cực băng ngày một tan chảy cùng với độ nóng lên của nước tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại đây, cùng với sự tham gia của TC vì “LỢI ÍCH CỐT LÕI” của mình tại vùng nầy?
NGA KHÔI PHỤC SỰ HIỆN DIỆN TẠI BẮC CỰC:
Ngày 3/10/13, TT Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ không bao giờ từ bỏ khu vực Bắc Cực của nước nầy. Phát biểu tại Đại hội Đảng nước Nga Thống Nhất tại Moscow, TT Putin nói: “Khu vực Bắc Cực (của Nga) là một bộ phận không thể tách rời của Liên Bang Nga và đã thuộc chủ quyền của chúng ta trong vài thế kỷ, nên sẽ mãi là như vậy.”
TT Putin còn cho biết thêm phần Bắc Cực của Nga được bảo vệ bởi các tàu ngầm hạt nhân chiến lược và Hải quân Nga đã tái triển khai căn cứ của mình tại quần đảo NOVOSIBIRSK ở ngoài khơi Siberi. Trước đó vài ngày, ông Sergei Medvede, giáo sư tại trường Kinh Tế Cao Cấp Moskva đề xuất đặt Bắc Cực dưới quyền tài phán của quốc tế. TT Putin bác bỏ đề xuất nầy và cho là “ngu ngốc”.
BQP Nga đã khôi phục sự hiện diện quân sự thường xuyên của Nga tại Bắc Cực với việc tổ chức một nhóm chiến hạm thuộc Hạm Đội Biển Bắc do Tuần Dương Hạm tên lửa nguyên tử “Peter Đại Đế” dẫn đầu đến các khu vực cận Bắc Cực của tuyến hàng hải phía Bắc. Tướng Arkady Bahini, Thứ trưởng BQP Nga, cho biết: “Chúng ta quay trở lại hẳn nơi nầy, vì từ lâu đây là đất của Nga và nhiêm vụ của các chiến hạm thuộc Hạm Đội Biển Bắc là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch phát triển và cải thiện toàn bộ tuyến hàng hải phía Bắc và khu vực lân cận nó. Sân bay “Temp” sẽ được nâng cấp, có thể tiếp nhận các máy bay vận tải hạng nặng, hoạt động thường xuyên quanh năm và trong mọi điều kiện thời tiết.”
KẾT LUẬN:
Tờ The Christian Science Monitor của Mỹ nói rằng: Các chuyên gia Ấn Độ tiên đoán, chiến tranh Trung – Ấn có thể xảy ra trong vòng 10 năm tới. Trên thực tế, hiện nay Ấn Độ đang tích cực xây dựng liên minh chính trị – quân sự, cố gắng giành được sự ủng hộ và viện trợ của các nước như MỸ & NHẬT, mục đích là để ngăn chận chủ nghĩa bành trướng của TC. Chính vì vậy, Nga thúc đẩy chính sách ngoại giao đa phương, ưu tiên phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Cộng, rõ ràng không phải là biện pháp lý tưởng nhất để củng cố mối quan hệ Nga – Ấn.
Nhưng, theo cách nhìn của tôi, trong 10 năm tới chiến tranh sẽ không xảy ra giữa TRUNG – ẤN, mà nó chắc chắn sẽ xảy ra giữa TRUNG – NGA, có thể xảy ra sớm hơn, một khi Nga không còn có giá trị lợi dụng để phát triển nền công nghiệp quốc phòng của TC.
Phân tách: “Chiến lược Ngoại biên Tổng thể”  (Da zhoubian guojia junshi zhanlue) một thuật ngữ của Chen Xiangyang, nhà nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế của TC, nội dung liên quan đến yếu tố địa chính trị của nhiều quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, nên nó đòi hỏi phải có một sự nhận thức đúng đắn trong lãnh vực học thuật,” ông ta lý giải. “Xây dựng một chiến lược cho TQ trong bối cảnh địa chính trị đang có những thay đổi nhanh chóng từ khu vực Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á và Bắc Á. Đề cập đến vấn đề nầy theo chiến thuật là kiểu “ĐÁNH LỪA CHIẾN LƯỢC” (Zhanlue Zhali). Phương pháp nầy rất giống với quan điểm chiến lược “ĐÁNH LỪA ĐỐI PHƯƠNG” (bing yi zha li) của Tôn Tử.”
Theo nhà nghiên cứu Micheal D. Swaine & Ashley J. Tellis đã chỉ ra: “TQ cố gắng sử dụng các biện pháp răn đe hoặc hòa bình để tăng cường bảo vệ an ninh nước này trước nguy cơ ngoại xâm hoặc TC sẽ thôn tính các nước ở ngoại biên trong kỷ nguyên của quyền lực và hiện đại, dựa trên sự tính toán toàn bộ các lợi thế so sánh của TQ. Sự phát triển và suy tàn của quyền lực và ảnh hưởng đối với các nước ở sát biên giới và khu vực ngoại biên, đã luôn là một nhân tố dẫn đến sự thăng trầm của sức mạnh tổng hợp của TQ.”
Rõ ràng, TC đã và đang áp dụng chiến thuật “THANH ĐÔNG KÍCH TÂY”. Nhất định, chiến tranh sẽ không nổ ra ở Biển Đông & Hoa Đông vì đó chỉ là “DIỆN”. Hải quân TQ còn quá tụt hậu từ 20 tới 30 năm so với Mỹ, đó là chưa kể đến gọng kềm chiến lược Ấn – Nhật. Gây chiến ở Biển Đông & Hoa Đông, thế và lực TC sẽ không đủ sức giành chiến thắng, khó có thể đánh bại thế trận “BA MŨI GIÁP CÔNG” của Mỹ- ẤN – NHẬT. Điều Bắc Kinh lo sợ nhất là gây chiến ở Biển Đông & Hoa Đông là đem chiến tranh vào Trung Hoa Lục Địa, sẽ kích động nhân dân Tàu tổng nổi dậy lật đổ chế độ độc tài toàn trị. Nước Tàu sẽ hỗn loạn, sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều không thể tránh khỏi.
Nước Nga mới chính là “ĐIỂM CHIẾN LƯỢC” của Trung Cộng, đưa quân PLA làm một cuộc VIỄN CHINH “hoành tráng” đánh Nga để chiếm lại 2.000.000km2 lãnh thổ của vùng Viễn Đông Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần đất băng giá Siberia. ĐCSTQ sẽ có chính nghĩa, đoàn kết được nhân dân Hoa Lục. Đánh Nga sẽ dễ dàng hơn đánh Mỹ – Ấn – Nhật, vì Nga không có đồng minh truyền thống, không có căn cứ ở nước ngoài và đang bị TC bao vây và cô lập tứ phía. Mướn được 5% đất Ukraine trong 50 năm, tương đương với 3 triệu héc ta đất (bằng một tiều bang trung bình của Mỹ) , từ biên giới Ukraine tiến đánh Moscow chỉ có 700 km. Bắc Kinh sẽ có thể đưa hàng vạn chiến binh PLA, khoát áo nông dân sang canh tác tại Ukraine, ém quân chờ thời cơ đánh dứt điểm Moscow nhanh chóng, để tạo điều kiện thuận lợi cho dân quân Tàu tràn ngập vùng Viễn Đông.
Đánh Nga, TC sẽ triệt để sử dụng ưu thế bộ binh, thiết giáp, pháo binh… dùng chiến thuật “NHÂN HẢI” để tràn ngập các mục tiêu. Bọn Bắc Kinh không ngần ngại hy sinh từ 1 tới 3 triệu quân trong một cuộc chiến tranh quy ước với Nga để giành chiến thắng. Đánh bại được Nga, thế giới chỉ còn lưỡng cực MỸ – TRUNG. Ai sẽ thống trị thế giới? Điều kiện tiên quyết là Trung Cộng phải bước qua xác chết của con gấu Nga trước đã.
Để tạm chấm dứt bài viết nầy, tôi xin mượn lời nói của J. Freund để cảnh giác những người đang ngồi tại Điện Kremlin suy gẫm về quan hệ biện chứng BẠN và THÙ: “Một kẻ thù mà ta không nhận thức được, bao giờ cũng nguy hiểm hơn kẻ thù mà ta đã nhìn thấy.” Để tránh thảm họa diệt vong cho nước Nga, TT Putin nên liên minh với Mỹ để diệt trừ cơn “ÁC MỘNG DA VÀNG” cho nhân loại, đừng để quá trễ…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào: