Pages

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Vấn nạn lớn nhất của Obama trong việc thúc đẩy TPP

ZachCarter & Dana Liebelson/Hufftington Post
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

Trong nỗ lực giành ủng hộ cho một hiệp ước thương mại mới đang gây tranh cãi ở châu Á, tổng thống Barack Obama đã đưa ra một lý do chính khiến thỏa thuận này là rất quan trọng: để kiềm chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.
"Ngay lúc này, Trung Quốc muốn làm nên luật chơi cho khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới" trong Thông điệp Liên bang của mình vào tháng trước ông Obama đã nói, "Điều đó sẽ công nhân và các doanh nghiệp của chúng ta vào thế bất lợi. Tại sao chúng ta để cho điều đó xảy ra? Chúng ta nên làm ra luật lệ. Chúng ta nên tạo ra một sân chơi bình đẳng."

Chủ đề ấy tạo nên tiếng vang trong giới công nhân Mỹ, những người đã nhìn thấy các nhà máy phải đóng cửa và tiền lương trì trệ ở quốc nội trong những năm qua kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trở thành một cường quốc về sản xuất. Nhưng uy tín quả giao bóng của Obama xoay quanh những nỗ lực ngoại giao khó khăn và dường như không có gì hứa hẹn: việc cải cách cơ cấu kinh tế và chính trị của một số quốc gia nhỏ hơn ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam.
Trong số 11 quốc gia đàm phán với Mỹ về Thỏa ước Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, không một nước nào có quan hệ gần gũi với Trung Quốc là Việt Nam. Giống như Trung Quốc, nước không tham gia vào cuộc đàm phán, Việt Nam có một chính phủ cộng sản độc đảng và một hồ sơ dày cộm các vi phạm về nhân quyền. Việt Nam cũng có một số tiêu chuẩn lao động yếu kém nhất thế giới.
Hậu quả là, Việt Nam đã trở thành một điểm đến ngày càng phổ biến cho các doanh nghiệp có bản doanh tại Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc thường xuyên ký hợp đồng với các nhà máy ở Việt Nam, khiến đa phần lại phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc. Hàng dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam phải nhập khẩu khoảng một nửa số sợi và vải từ láng giềng phía bắc.
Điều đó có nghĩa là các tiêu chuẩn lao động cao hơn ở Việt Nam sẽ tạo ra chi phí cao hơn cho giới trung gian Trung Quốc. Và nếu thỏa ước TPP ép buộc Việt Nam và các quốc gia châu Á khác phải cải thiện các quyền của giới lao động thì điều ấy có thể gây áp lực chính trị cho các cải cách của chính phủ Trung Quốc.
Mặt khác, một thỏa thuận yếu thế cho phía Việt Nam sẽ không kiềm chế được sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, ngoài ra lại còn tăng sức mạnh hơn cho nước lớn này.
Chính quyền Obama nhận thức được kích thước của các thách thức.
"Ở Việt Nam chẳng hề có quyền lao động", Bộ trưởng Lao động Mỹ Thomas Perez nói với tờ HuffPost. "Nếu trở ngại là Việt Nam phải trở thành nước Mỹ trong năm năm tới, tôi nghĩ điều đó sẽ không xảy ra. Nếu trở ngại là đi từ chỗ không có quyền lao động đến một loại tương tự như các phương án bảo vệ lao động của Mỹ và châu Âu thì tôi nghĩ rằng đó chỉ là một kỳ vọng không thực tế."
Căn cứ vào những chia sẻ chung về lịch sử gần đây giữa hai nước, việc tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam về những vi phạm nhân quyền là một hành động tế nhị của các nhà đàm phán Mỹ. Và trong suốt các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam đã chiến đấu chống lại các yêu cầu về một quyền lao động mạnh hơn.
Lê Đăng Doanh, một cố vấn kinh tế cao cấp của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ do Mỹ tài trợ hồi mùa thu năm ngoái rằng các yêu cầu của TPP là "cực kỳ khó khăn."
Để thỏa ước TPP có thể thực hiện được bất kỳ sự khác biệt nào trên mặt trận lao động, nó sẽ phải trân trọng các quyền hình thành và tổ chức công đoàn của người lao động. Việt Nam chỉ có một liên minh chính thức được hoạt động, mà các nhà phê bình nhìn thấy là thường liên minh chặt chẽ với giới chủ hơn là người lao động.
"Việt Nam đã cho thấy không có dấu hiệu nhượng bộ về điều này," đề cập đến việc hợp pháp hóa các công đoàn ông Doanh nói với Đài tiếng Nói Hoa Kỳ: " Liên quan đến vấn đề này Việt Nam không bao giờ muốn có thay đổi."
Chính quyền Obama không muốn công bố công khai các ngôn từ quy định của TPP và thỏa thuận này vẫn đang được đàm phán. Nhưng dù cho các điều kiện mạnh mẽ có lợi cho giới lao động có thể được hình thành rõ ràng trong thỏa thuận, việc thực thi chúng cũng sẽ là một trở ngại lớn.
Nước Mỹ đã có một thành tích nghèo nàn về việc thực thi quyền con người và các điều kiện lao động theo các hợp đồng thương mại. Một báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO-Government Accountability Office) năm 2009 cho thấy việc thực thi các điều khoản lao động Mỹ là "có mục đích và rất hạn chế" với các "giámsát tối thiểu." Một báo cáo của GAO từ tháng 11 năm 2014 cho thấy tình hình đã không được cải thiện nhiều. Trong khi Bộ Lao động đã mang lại được một số ít các trường hợp về quyền của người lao động theo các thỏa thuận thương mại trước đây, nhưng đã mất nhiều năm để điều tra và vẫn chưa được giải quyết.
"Một trong những lời chỉ trích mà chúng ta đã nghe, đặc biệt là từ những người bạn của chúng ta trong Đảng Dân chủ và tôi đồng ý với họ, là chúng ta cần phải hành động nhanh hơn," Pereznói với tờ HuffPost.
"Tôi nghĩ đó là lời chỉ trích rất công bằng, vì rõ ràng là không phải mất đến sáu năm. Không nghi ngờ gì là những khiếu nại này rất phức tạp nhưng trì hoãn công lý thông thường chính là hoàn toàn phủ nhận nó".
Về cơ bản, lời kêu gọi mới nhất củaObama cho một thỏa thuận có tiêu chuẩn cao là sự lặp lại một hiệp ước phòng thủ lâu đời của Mỹ với các quốc gia bất hảo. Năm 2009, dân biểu Paul Ryan (CH-Wis.), nay là Chủ tịch Uỷ ban Chính sách và Tài chính Hạ viện, bảo vệ một thỏa thuận thương mại tự do với chính phủ Bahrain sách nhiễu quyền con người, nhấn mạnh rằng thỏa thuận này sẽ "đòi hỏi những điều như tính thượng tôn pháp luật và cưỡng chế thi hành các hợp đồng, quyền phụ nữ phải được cải thiện theo hướng công khai, minh bạch và dân chủ."
Hai năm sau lời bình luận của Ryan,chính phủ Bahrain tiến hành cuộc đàn áp tàn bạo những người biểu tình trong vụ Mùa xuân Ả Rập, với các báo cáo cho thấy chế độ này đã bắn giết, truy tố các thành viên công đoàn, tra tấn các bác sĩ và bỏ tù một nhà lãnh đạo phe đối lập vì "kích động" các cuộc biểu tình trên Twitter.
Thực tế là, thỏa thuận vối Bahrain đã ngăn chặn loại đàn áp này. Nhưng sau khi nhận được khiếu nại vi phạm thương mại chính thức từ AFL-CIO, chính quyền Obama đã mất hơn hai năm mới khởi sự cuộc đàm phán chính thức với chính phủ của Bahrain. Gần bốn năm sau cuộc đàn áp ban đầu, các trường hợp ấy vẫn còn nguyên chưa được giải quyết trong khi Bahrain tiếp tục truy tố các nhà hoạt động nhân quyền. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết, năm ngoái chính phủ Bahrain đã có "tiến bộ đáng kể về vấn đề sa thải các nhà lãnh đạo công đoàn trong tình trạng bất ổn dân sự."
Các vấn đề thực thi chắc chắn sẽ phát sinh với TPP.
"Chúng ta đang đối phó với các nước thử thách trong TPP," Thượng nghị sĩ Ben Cardin (DC-Md.) cho biết trong một buổi điều trần vào tháng Giêng. "Brunei, nơi có quan ngại về tính hợp pháp của cộng đồng ĐTLA –đồng tình Luyến Ái về nhân quyền. Các kỷ lục về lao động ở Brunei, Malaysia và Việt Nam là rất nghi ngờ. Và việc chống tham nhũng, họ có thể ra luật nhưng không có các cơ chế - công tố viên độc lập và các tòa án - để mang lại cho chúng ta niềm tin rằng họ sẽ thực thi được các đạo luật ".
Perez cho biết chính quyền Obama đang cứng rắn hơn trong các cuộc đàm phán lần này so với các hiệp định thương mại trước đây. Thỏa thuận cuối cùng, theo Perez, sẽ phủ nhận những lợi ích kinh tế của các nước trong hiệp ước thương mại cho đến khi vấn đề lao động và môi trường được giải quyết. Đó sẽ là một sự thay đổi đáng kể so với các thoả thuận khác trong quá khứ.
"Tôi rất hoan nghênh nếu bạn muốn so sánh thành tích của chính quyền Obama với chính quyền Bush trong việc thi hành,” Perez nói. "Họ (Bush) đã chẳng làm được điều gì."
Nhưng nhiều nhà hoạt động nhân quyền vẫn còn hoài nghi, trong đó có John Sifton, giám đốc bộ phận châu Á của Human Rights Watch. "Bản thân đất nước sẽ tự mở ra cho quyền tự do phát biểu. Bản thân họ sẽ cho phép có quyền tự do lập hội, đoàn thể, tổ chức công đoàn, thật thế sao ? Chuyện này hết sức lớn. Không chỉ ngạc nhiên mà gần như một cuộc cách mạng" Sifton cho biết.
Cưỡng chế các vi phạm thương mại ở nước ngoài đã được cải thiện kể từ khi Obama nhậm chức. Tuy nhiên, như các báo cáo của GAO cho biết, việc cưỡng chế đã tập trung vào các tranh chấp mà một nhà sản xuất của Mỹ nộp đơn khiếu nại. Một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Mỹ sẽ có độngcơ khuyến khích để nhắm mắt làm ngơ với những lạm dụng lao động ở Việt Nam và các quốc gia TPP khác.
Háo hức với hàng may mặc giá rẻ hơn ở nước ngoài, nhiều nhà bán lẻ của Mỹ đã ủng hộ việc cấp cho Việt Nam các lợi ích thương mại mở rộng. Mặc dù những vấn đề tồn đọng của ngành công nghiệp dệt may Mỹ từng dấy lên lo ngại, rằng khu vực đó đã bị tiêu hao và chịu ảnh hưởng hạn chế trong chính trị hành pháp. Còn đối với Việt Nam, ngành công nghiệp dệt may là nguồn xuất khẩu có ý nghĩa kinh tế nhất của họ đối với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc,theo một báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội năm 2014 cho biết.
Elizabeth Cline, tác giả cuốn"Overdressed": Chi phí quá cao của hàng thời trang giá rẻ là âm thanh cảnh báo cho bất cứ hy vọng nào về tác động của thỏa thuận thương mại. "Để có thể nhìn thấy việc thực hiện thực tế của các tiêu chuẩn lao động, các hình phạt đối với việc vi phạm pháp luật mới có thể không chỉ bỏ mặc trong tay các nhà sảnxuất và nhà máy trong các quốc gia châu Á, nhưng chủ yếu là phải ở nơi các nhà bán lẻ và công ty Tây Phương nhập khẩu các mặt hàng này, cô nói.
Từ một quan điểm nhân quyền, các ngành công nghiệp may mặc tại Việt Nam là đặc biệt đáng lo ngại. Theo một báo cáo của Bộ Lao động năm 2014, lĩnh vực này dựa vào cả hai nguồn lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, trong khi bản báo cáo năm 2014 của Bộ Ngoại giao ghi nhận đã có buôn bán lao động trong ngành dệt may.
"Một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của lao động nô lệ và cưỡng bức trong các hãng xưởng vận hành trong nhà ở các gia đình nơi khu đô thị, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc không chính thức gần Thành phố Hồ Chí Minh và trong các nhà máy tư nhân làm gạch ở nông thôn," theo báo cáo của Bộ Ngoại giao. "Các chiến thuật thường gặp nhất là cho nam giới thu hút phụ nữ trẻ và thiếu nữ vào mối quan hệ hẹn hò trực tuyến. Sau khi đạt được sự tin tưởng của các nạn nhân, họ thuyết phục di chuyển đến một vị trí mới,nơi sau đó nạn nhân bị buộc phải lao động hay buôn bán tình dục".
Theo ghi chú từ bản báo cáo, "không hề có trường hợp nào của một nạn nhân buôn người lao động Việt đạt được những bồithường tại các tòa án".
Tuong Vu, một chuyên gia về Việt Nam tạiĐại học khoa Khoa học chính trị của tiểu bang Oregon, nói về chính phủ Việt Nam, "Họ ban hành luật lệ và các quy định nghe có vẻ rất tốt đẹp, nhưng sau đó chẳng hề thi hành."
Obama tranh luận rằng đưa Việt Nam vào thỏa thuận TPP ít nhất sẽ là tốt hơn so với hiện trạng.
"Tôi không biết sẽ tốt đẹp ra sao cho giới lao động để chúng ta phải làm hỏng mất thỏa thuận này khi yêu cầu Việt Nam cải thiện luật pháp về tổ chức và an toàn lao động của họ," tổng thống nói trong tháng trước Hội nghị Kinh Doanh Bàn tròn (Business Roundtable), một nhóm vận động đại diện cho các CEO của công ty. "Ý tôi là, chúng ta không nên trừng phạt họ bằng việc loại họ ra khỏi bằng cách nào đó. Hãy đưa họ vào".
Dĩ nhiên, nếu chỉ đạt một cải thiện nhỏ thì rất khác xa với lời kêu gọi làm thay đổi quyền lực kinh tế năng động giữa Mỹ và Trung Quốc của Obama.
Trong khi việc Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 8 phần trăm nợ quốc gia của Mỹ thường được lưu ý để làm nổi bật ảnh hưởngngày càng lớn của đất nước này, sức mạnh thực sự của Trung Quốc là các chuỗi cung ứng. Nhiều mặt hàng thiết yếu được bán tại Mỹ hiện hoặc làm tại Trung Quốc hay phụ thuộc vào các công ty gia công của Trung Quốc, vốn cũng sẽ phải dùng đến sản phẩm của họ từ các nước khác - như Việt Nam.
"Thực tế là, điều này sẽ không đạt được các mục tiêu chiến lược mà chính quyền nói là rất quan trọng," BarryLynn, giám đốc Markets, Enterprise and Resiliency Initiative tại New America Foundation cho biết.
"Càng ngày, chính các công ty Trung Quốc sẽ định đoạt nơi chốn mà mọi việc sẽ phải đi đến. Và cái ý tưởng cứ mày mò xung quanh những con số này sẽ tạo được tác động lớn là ngây thơ."
Nguồn: Huffingtonpost

1 nhận xét:

Nguyễn Hoài Nam nói...

Quả thật tại Vn, công đoàn chỉ là hình thức, vì công đoàn hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng, ông chủ thì trả tiền nuôi bộ máy công đoàn nên cũng phải theo ý ông chủ.Bộ luật lao động thì cũng tốt nhưng vi phạm luật tràn lan, những công nhân không có ai bảo vệ họ đến cùng để đảm bảo quyền lợi.