Có vài tin nhắn hỏi về cách xử trí trường hợp như em Đỗ Đăng Dư.
Thì bây giờ cứ nhìn trước ngó sau thôi, người Việt vốn có truyền thống trông nhau mà làm. Nếu thấy có gì chưa thỏa đáng thì gửi đơn… “khẩn cầu”, “kêu cứu”. Cấp thấp mà không giải quyết được thì gửi lên cấp cao. Năm nay chưa trả lời thì sang năm. Có thể 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Nếu chẳng may có chết vì bệnh tật, tai nạn hay vì tuổi già thì bàn giao lại cho… con cháu. Đời con cháu mà chưa thấy công bằng thì đời con cháu kế tiếp. Đời con cháu kế tiếp vẫn chưa thấy công bằng thì đời con cháu kế tiếp nữa. Cứ thế kiên trì trước sau gì rồi cũng được, chỉ là có… theo được hay không thôi!? Dứt khoát nhớ phải là… “bất bạo động”, “ôn hòa”.
Trong cái bối cảnh xã hội này, chẳng may ai đó đến lân bị đánh chết thì phải… chịu, phải coi đó là “số phận”. Tuyệt đối không được manh động, manh động là… “mắc bẫy”, “mắc mưu”. Yên tâm là người ta không thể một lúc đánh chết hết, có đánh mãi rồi cũng phải chán tay. Ai không đủ bản lĩnh nín nhịn, cam chịu thì không thiếu gì cách tự chết/tự tử cho nhẹ nhàng (đỡ nơm nớp lo bị đánh chết).
Là dân luôn nhớ phải đội pháp luật lên đầu, quyền chức, giàu có coi thường pháp luật, đạp lên pháp luật mặc kệ vì họ là quyền chức, giàu có, ta phải biết phận ta là dân. Kiên định phương châm, lập trường người ta có thể đánh chết mình, đánh chết người nhà mình chứ không bao giờ mình được bật lại, trả thù đánh chết người ta, đánh chết người nhà người ta. Như thế là… ác, là không… văn minh (việc đế quốc Nhật bị dội bom hạt nhân, diệt chủng Pôn Pốt bị tiêu diệt tận hang ổ không tính).
Giàu có, quyền chức có thể ác chứ người dân thì không được ác, người dân phải ngoan, hiền, văn minh. Luôn luôn nhớ phải là… “bất bạo động”, “ôn hòa”. Manh động là “mắc bẫy”, “mắc mưu”…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét