Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 28 tháng 9, ông Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã khẳng định rằng thế giới ngày hôm nay vẫn còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực nhân quyền.
“Phát triển hòa bình, bình đẳng, công bằng, dân chủ và tự do là những giá trị chung của nhân loại và là những mục tiêu cao cả của Liên Hợp Quốc”, ông Tập đã phát biểu như vậy trước các đại biểu. “Tuy nhiên, những mục tiêu này còn xa mới đạt được và cần phải tiến hành nỗ lực nhiều”.
Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc có thể đồng ý với điều này, nhưng họ sẽ không bao giờ nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc hiện nay sẽ thực hiện theo các giá trị đó, dù những giá trị này đã được họ thốt ra nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập của Liên Hợp Quốc.
Nhiều nhóm ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc, các thành viên của cộng đồng Tây Tạng và các học viên của môn tập luyện tâm linh Pháp Luân Công, đã tập trung trước trụ sở Liên Hợp Quốc hay gần khách sạn lịch sử Waldorf Astoria, nơi ở của phái đoàn Trung Quốc, để truyền đạt các thông điệp đến cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.Nếu bạn nói ra sự thật, họ sẽ giết bạn ngay. Điều này thật đáng buồn, rất rất đáng buồn.
Mặc áo vàng hoặc áo jacket màu xanh lam, các học viên Pháp Luân Công đã căng các biểu ngữ, trên đó có ghi các thông điệp đòi chấm dứt đàn áp việc tập luyện của họ ở Trung Quốc. Họ cũng yêu cầu cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phải được đưa ra trước công lý.
Kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và bị giam cầm trong các trại lao động cưỡng bức, nơi họ bị tra tấn về tinh thần và thể xác. Hơn nữa, một lượng lớn các học viên đã bị giết để lấy nội tạng, trong một ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng được hỗ trợ bởi nhà nước Trung Quốc. Theo Báo cáo của Tổ chức Thế giới về Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công, số nạn nhân có thể lên tới hơn 2 triệu người.
Trong tháng 8, Ann Sun, một y tá đến từ New Jersey, đã gửi qua email một khiếu nại hình sự cho cơ quan xét xử cao nhất ở Trung Quốc, cáo buộc tội ác chống nhân loại của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo cộng sản, người đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Cô cùng với 180.000 người khác, đã gửi những khiếu nại tương tự trong vài tháng qua.
Có mặt tại tất cả các chuyến thăm của đoàn đại biểu Trung Quốc còn có thành viên của các hiệp hội Trung Quốc địa phương, họ đã giương cờ Trung Quốc và biểu ngữ phỉ báng Pháp Luân Công. Khi được hỏi họ làm gì ở đó, những người này đã từ chối nêu danh tính, họ nói rằng họ ở đó chỉ để chào đón ông Tập Cận Bình.
Trước đó, tại một địa điểm ở Seattle, khoảng chục người ủng hộ ĐCSTQ đã đặt những lá cờ đỏ ở trước mặt một nhóm những người biểu tình Pháp Luân Công ôn hòa, hy vọng rằng sẽ che được nhóm học viên Pháp Luân Công khi đoàn xe của phái đoàn Trung Quốc đi qua gần khu vực biểu tình.
Hơn 10 nhóm ủng hộ dân chủ đã đi theo nhà lãnh đạo Trung Quốc tại các thành phố nơi ông dừng chân trong chuyến thăm nhà nước chính thức đầu tiên tới Mỹ – Seattle vào ngày 22 tháng 9, Washington DC ngày 24 tháng 9 và cuối cùng là New York vào ngày 25 tháng 9 – để phản đối những sai phạm của chế độ cộng sản Trung Quốc chống lại người dân của mình.
Những nhóm này mong muốn những quyền cơ bản của con người và phát triển dân chủ ở Trung Quốc sẽ bắt kịp với tiến bộ kinh tế của đất nước. “Về vấn đề này, ông Tập không đại biểu cho người Trung Quốc và đất nước Trung Quốc”, Vương Cẩm Đào, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng và là chuyên gia về các vấn đề ĐCSTQ đã nói.
Ngoài ra, các tổ chức ủng hộ dân chủ muốn lên tiếng thay mặt cho những người dân bị thiệt thòi, nghèo khó và bị đàn áp tại Trung Quốc, ông Vương nói. Trong nhóm này gồm cả những người có đất bị chính quyền Trung Quốc thu giữ một cách bất công, các nhà hoạt động môi trường và những người quan tâm về an toàn thực phẩm, các tín đồ cơ đốc giáo, các học viên Pháp Luân Công, người dân Tây Tạng, các nhà báo và các luật sư nhân quyền – những người bị bắt giữ vì họ đã bảo vệ những nhóm này.
“Những yêu cầu này cần được nói to và rõ ràng ở Trung Quốc, nhưng hiện tại thì việc này là không thể, nên chúng tôi bày tỏ ở đây”, Vương nói.
Một thời điểm rất quan trọng đối với Tây Tạng
“Khi vẫn còn dù chỉ một người không được tự do ở Tây Tạng, thì cả thế giới không được tự do”, ông Vương cho biết, trích dẫn lời một người biểu tình khi nói về khuyến khích dân chủ ở Trung Quốc.
Đứng gần Vương là những người biểu tình Tây Tạng ở New York và New Jersey, họ vẫy cờ quốc gia trước đây của Tây Tạng, lá cờ được sử dụng trước khi chính thức bị sáp nhập vào lãnh thổ của Trung Quốc đại lục vào năm 1959.
Sonam Gyatso, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Cộng đồng Tây Tạng của New York và New Jersey, cho biết những người Tây Tạng yêu cầu ông Tập Cận Bình đối thoại với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng – Đức Đạt Lai Lạt Ma – về những sai phạm chống lại nhân quyền đối với người Tây Tạng. Người Tây Tạng muốn tự mình điều hành đất nước theo mô hình Hồng Kông.
“Mọi người ở Tây Tạng đang chết ngạt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc,” Gyatso nói. Trong cuộc biểu tình chống lại những sai phạm của chính quyền Trung Quốc ở Tây Tạng – Phật giáo bị đàn áp, môi trường tự nhiên bị phá hủy và trẻ em Tây Tạng ở trường bị bắt buộc tham dự vào các khóa học tẩy não – hơn một trăm người Tây Tạng đã tự thiêu ở Tây Tạng và ở Trung Quốc.
Một nhóm phản đối khác
Các học viên Pháp Luân Công cũng có mặt tại cuộc biểu tình được tổ chức gần trụ sở Liên Hợp Quốc để tố cáo tội ác của Đảng Cộng sản. Họ thực hiện các bài tập chậm, phát sóng một thứ âm nhạc dễ chịu, hay đứng bất động và yên tĩnh với các biểu ngữ của họ. Điều này không giống như các nhóm khác khi phản đối chính quyền Trung Quốc hay các chính phủ khác và các chế độ độc tài, họ thường thể hiện ồn ào la ó và huýt sáo.
“Tôi rất thích cách thức phản đối của các học viên Pháp Luân Công,” Hiam Alshinnawi, một giáo viên từ Atlanta, Georgia cho biết, khi quan sát nhóm đang thực hiện bài thiền đứng. “Nó rất yên bình”.
“Nếu bạn nói ra sự thật, họ sẽ giết bạn ngay,” cô tiếp tục, đề cập đến chiến dịch của chế độ Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công. “Điều này thật đáng buồn, rất, rất đáng buồn”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét