Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm...
Ông Tập Cận Bình và ông Obama, ảnh: Reuters.
Tạp chí News Week ngày 10/10 bình luận về lý do tại sao Trung Quốc sẽ không xuống thang ở Biển Đông sau khi nước này và Hoa Kỳ lời qua tiếng lại. Hải quân Mỹ có khả năng sẽ điều chiến hạm tuần tra đảm bảo tự do, an ninh hàng không hàng hải trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, vào trong bán kính 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp.
Một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc nói thẳng với News Week: "Còn 209 thực thể đất đai ở Biển Đông vẫn 'còn trống' và chúng tôi có thể chiếm tất cả chúng. Chúng tôi có thể chiếm lấy chúng trong vòng 18 tháng". Tuy nhiên quan chức này yêu cầu giấu tên.
Một doanh nhân Trung Quốc họ Lý chuyên đầu tư mạo hiểm ở Thượng Hải bình luận: "Mỹ đang chơi trên khả năng của mình. Mỗi 100 USD Mỹ phải chi ra thì Trung Quốc chỉ cần phải tiêu 1 USD, thậm chí còn ít hơn". Lý nhắc đến căng thẳng tài chính đối với việc duy trì, triển khai các lực lượng của Mỹ trên toàn cầu trong khi nợ quốc gia và nhu cầu trong nước tăng cao.
"Tham vọng của Trung Quốc khiêm tốn hơn nhiều so với sức mạnh quốc gia của mình. Mặc dù Mỹ mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc, họ phải đổ chi phí nhiều hơn để xây dựng các cụm tàu sân bay cũng như duy trì hoạt động của chúng", họ Lý bình luận đầy tự đắc như những gì thường thấy trên truyền thông nhà nước Trung Quốc - PV.
News Week cho hay, khi các quan chức Trung Quốc nhìn vào bản đồ, họ cười. Họ nhìn thấy lực lượng Mỹ triển khai lực lượng quá xa bờ - một điểm yếu về địa chính trị. Một quan chức cấp cao trong đội ngũ chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về đối ngoại nói rằng, từ lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đến người dân bình thường đều tin Biển Đông là của họ "từ thời cổ đại, cách nay 900 năm"?!
Có vẻ như đây là kết quả tuyên truyền không ngừng nghỉ của ông Tập Cận Bình và guồng máy truyền thông khổng lồ dưới quyền ông. Người Trung Quốc tin rằng trong 175 năm qua Trung Quốc đã yếu và không thể làm được gì nhiều. Nhưng bây giờ họ có thể. Tên lửa chống hạm mới Bắc Kinh kéo ra Thiên An Môn trong cuộc duyệt binh 3/9 là câu trả lời.
Giới chức Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm trong những năm qua chính là kế "không đánh mà thắng" của Tôn Tử. Các hoàng đế Trung Quốc thủa trước và các nhà lãnh đạo hiện nay đã nghiên cứu rất kỹ Binh pháp Tôn Tử, đặc biệt là kế "không đánh mà thắng".
Bill Bishop, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc mới rời Bắc Kinh gần đây sau nhiều năm sinh sống đã nói với News Week về lo ngại sâu sắc trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan và xu hướng gia tăng cơ bắp, dằn mặt đối phương của Trung Quốc. "Mọi người không nên đánh giá thấp những rủi ro. Nó không chỉ là chính phủ đẩy vấn đề lên. Biển Đông là một vấn đề nan giải. Nó không chỉ là đường lối của đảng Cộng sản Trung Quốc", ông nói.
Một yếu tố khác trong sự tích tụ quân sự của Bắc Kinh chính là lợi nhuận to lớn mà ngành công nghiệp vũ khí nhà nước Trung Quốc thu được, nhất là trong cái ông gọi là "kết nối loạn luân" với quân đội, chính quyền Trung Quốc. Thông thạo tiếng Hán và là một cựu CEO của Red Mushroom Studió tại Bắc Kinh, Bishop dự đoán Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh leo thang trên Biển Đông.
"Họ nghĩ rằng Obama đang bị phân tâm và không muốn có thêm một cuộc khủng hoảng khác", Bishop cho biết. Bắc Kinh còn một chiến thuật nữa gọi là "nuôi tóc". Ví dụ như trong năm 2010, một tàu cá Trung Quốc cố ý đâm 2 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản ở Hoa Đông. Trên bờ vực của cuộc xung đột, cả hai bên đã phải bình tĩnh lại ngồi vào bàn đàm phán về các giao thức tránh xung đột leo thang.
Tương tự như vậy, trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua Tập Cận Bình và Obama đã bàn nhau các giao thức để chánh va chạm, xung đột giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng thực tế đó chỉ là thủ đoạn trì hoãn. Bắc Kinh thừa hiểu rằng, không ai muốn một cuộc xung đột, nhưng có vẻ như điều này không đồng nghĩa với bình yên, hạnh phúc trong thời gian dài.
Tuy nhiên, một lưu ý, một cảnh báo hiếm về phía Trung Quốc đến từ giới học giả Thượng Hải. Một tác giả của nhiều cuốn sách về quan hệ Trung - Mỹ nói với News Week về lời khuyên của ông dành cho Trung Nam Hải: "Tôi khuyên chính phủ Trung Quốc không nên làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy chờ thời gian để giải quyết vấn đề. Một thắng lợi ngắn hạn (trong một cuộc tấn công) trên toàn nước Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines có thể trở thành một rắc rối lâu dài với Trung Quốc. Đừng tham bát bỏ mâm.
Hồng Thủy
(Giáo Dục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét