Phía Nhật Bản gọi các đảo này là Senkau, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư
Trung Quốc đã bác đề nghị của Hoa Kỳ về việc tổ chức đàm phán tay ba với Nhật Bản về tương lai của các đảo mà Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa.
Ông Mã Triều Húc, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tranh chấp chỉ liên quan tới hai quốc gia trong đó không có Mỹ.
Ý tưởng này được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton đưa ra trong tuần trước và được nhắc lại sau khi Bắc Kinh từ chối.
Căng thẳng ở vùng biển Đông Trung Hoa đã lên cao sau khi Nhật Bản bắt một thuyền trưởng tàu đánh cá gần vùng đảo tranh chấp hồi tháng Chín.
Vùng đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư do Nhật kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Các đảo này gần các luồng giao thông hàng hải chính, có nhiều ngư sản và được cho là có dầu.
Ba là quá nhiều?
Bà Hillary Clinton đã gặp người tương nhiệm Dương Khiết Trì tại hội nghị thượng đỉnh vùng ở Việt Nam trong tuần trước và đưa ra đề nghị đàm phán tay ba.
Phía Hoa Kỳ phải ngay lập tức thay đổi quan điểm sai lầm này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Mã Triều Húc
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây chỉ là ý tưởng của Hoa Kỳ," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói trong một tuyên bố.
"Cần thấy rằng quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ Trung Quốc và tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo Điếu Ngư là chuyện của chỉ hai quốc gia thôi.
"Phía Hoa Kỳ phải ngay lập tức thay đổi quan điểm sai lầm này," ông Húc nói thêm.
Bất chấp sự từ chối của Trung Quốc, bà Clinton nói Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên đề nghị đã đưa ra.
Tranh cãi ngoại giao giữ Trung Quốc và Nhật Bản lại bùng lên, ít giờ sau cuộc gặp được cho là thân thiện bên lề hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN trong tuần trước.
Bắc Kinh tố cáo Tokyo xuyên tạc sự thật trong vụ va chạm hồi tháng Chín giữa hai tàu tuần tra Nhật và tàu cá của Trung Quốc.
Các nhà phân tích nói sự cố này đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản xấu đi chưa từng thấy trong nhiều năm qua.
Điều đáng chú ý là bà Clinton nêu ra đề nghị khi đứng cạnh bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara, người vốn bị cho là có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Ngoài ra, Hoa Kỳ dù nói không can dự vào chuyện quan điểm của các bên nhưng lại tái khẳng định quan hệ đồng minh quân sự với Nhật.
Báo chí Trung Quốc cũng chú ý đến quan điểm của Mỹ muốn đứng ra giàn xếp cho tranh chấp biển đảo không chỉ ở vùng Điếu Ngư mà cả các vùng biển khác như ở Đông Nam châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét