Pages

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Đã Đến Lúc Chúng Ta Phải Cùng Đứng Dậy Rồi Đồng Bào Ơi

“Tôi nói chuyện với các bạn như người cha nói chuyện với các con,” Mubarak.

Đúng là giọng điệu của một tên lưu manh độc tài Mubarak, y chang như con cà cuống … HCM, ai là con của ông ta? Chính vì ông ta cũng tự xưng “cha gìa dân tộc” đối với người dân Egypt, cái độc tài nó nằm 30 năm ở chỗ lưu manh đó, mà ông Mubarak cũng chẳng biết mình đã lưu manh. 30 năm làm chuyện lưu manh, làm riết rồi tự nhiên chính cá nhân ông ta cũng không biết đó là điều lưu manh.

Chế độ CSVN cũng thế, nó cũng lưu manh cái kiểu y chang như tên Mubarak này, bọn cầm quyền độc tài Dũng Trọng Sang nói chung là bọn CS này, cũng hay đưa ra thí dụ “người dân” là con cái của bọn cầm quyền CS. “Con cái không được chê bố mẹ nghèo, quê hương ta có chùm khế chua, khế thúi cũng ráng mà ăn“. Đấy, đấy là bản chất của những tên độc tài, tự xem mình đứng trên người dân của mình. Nên nhớ cho, dân chủ là bình đẳng, mọi người dân được xem là bình đẳng với nhau trong việc người dân giao phó cho quyền lực, hôm nay anh cầm quyền, ngày mai anh xuống chức thì tới phiên tui nếu được giao phó, anh không thể ví như làm “cha mẹ” tui, rồi suốt đời cầm quyền, hay mỗi khi anh cầm quyền. Đó cũng là thái độ lưu manh của Hồ Chí Minh khi tự xưng mình là “cha gìa dân tộc”, rồi truyền xuống cho cho bọn cầm quyền trong mấy chục năm qua, và tiếp tục kéo dài cho đến hiện tại.

Với làn sóng dân chủ đang trào dâng tại các quốc gia như Tunisia, tại Ai Cập, Jordan, Yemen, Algeria, Albania… để chống lại và giựt sập các thể chế độc tài, bắt buộc trào lưu đó nó phải ảnh hưởng đến với đất nước Việt Nam. Dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập làm được, dân tộc Việt Nam phải làm được. Chúng ta cùng đẩy mạnh thêm nữa việc chuyển lửa đấu tranh đòi dân chủ của thế giới về Việt Nam, bằng emails, bằng Facebook, bằng Multiply, bằng Twitter, bằng Paltalk, hay bằng bất cứ phương tiện internet nào, để đồng bào ta thấy được sức mạnh của toàn dân như một. Coi như chúng ta đã chứng nghiệm được sự thành công tại Tunisia, tại Ai Cập, thì chúng ta phải làm cho bằng được với tất cả sức lực của mình.

Phải biết rằng sự sụp đổ của chế độ CSVN chỉ còn là thời gian. Hiện tại, sau Tết, vật gía vẫn tiếp tục gia tăng chóng mặt vì lạm phát phi mã. Một chế độ cầm quyền để xảy ra lạm phát phi mã chính là chế độ đó đã ăn cướp đi đồng tiền xương máu của người dân. Thêm nữa, theo tin tức từ Bộ Trưởng Kế Hoạch Và Đầu Tư Võ Hồng Phúc, báo cáo về ngoại hối của quốc gia chỉ còn khoảng 10 tỉ đô la, nhưng điều cũng rất khó tin. Nếu thế, tại sao không trả nổi 60 triệu đô cho ngân hàng Credit Suisse và 25 triệu cho Natixis, vì Vinashin là tập đoàn quốc doanh của Nhà nước. Theo Skynet Finance (*1), trong năm 2009, việt nam thâm thủng mậu dịch 12.2 tỉ, nhưng trong qúy 1 của năm 2010, thâm thủng đã lên đến 3.6 tỉ, vậy theo dự đoán, 4 qúy của năm 2010 lên đến 14.4 tỉ, hoặc cao hơn nữa. Nếu thật sự còn 10 tỉ, giỏi lắm là trang trải được cho 2 qúy = 6 tháng là cao tay. Cuối tháng 6 là khánh tận. đất nước không còn tiền để điều hành kinh tế xuất nhập cảng, phải vay mượn ai đây? Khi mà các cơ sở tài chánh như Moody’s, Fitch, Standard & Poor đã đánh gía tín dụng của VN rất thấp thì làm sao vay mượn được. Còn nếu vay mượn được, tiền lãi xuất phải chịu thật cao. Lãi mẹ đẻ lãi con thì làm sao mà trả nỗi. Theo trang http://vietnameconomy.vn “Tính tới thời điểm 16h40 ngày 12/10/2010 theo giờ Việt Nam, số nợ công toàn cầu được hiển thị trên đồng hồ nợ công trên The Economist đạt mức 39.942.437.066.497 (gần 40 nghìn tỷ USD). Đồng hồ nợ này đang liên tục quay theo chiều tăng, cho thấy mức nợ công của toàn thế giới đang không ngừng tăng lên.” (*2). Đất nước VN giàu có tài nguyên thiên nhiên, con người Việt Nam lại thông minh, hiếu học, và giàu có nếu được đi ra khỏi Việt Nam, vậy tại sao VN phải mắc nợ thế giới 40 tỉ USD ? con số khủng khiếp qúa. Thêm nữa, tổng cộng người Việt hải ngoại gởi về 8 tỉ đô hàng năm vẫn không đủ trang trải cho túi tham của bọn CS này. Chúng chỉ biết cai trị dân, phè phỡn trên xương máu của người dân Việt Nam. Tiền bạc bọn chúng tham nhũng, rồi còn dư thì thuê bọn công an, xã hội đen, đầu gấu để đi rình mò, đánh đập, tông xe các nhà dân chủ. Chúng ta phải chịu đựng cho đến bao giờ đây, thưa qúy anh chị em ?

Vấn đề thông tin là quan trọng nhất để tạo ra những đột biến, những biến động có tầm cỡ. Ở Tunisia, một thanh niên tự tử, nhờ những thông báo trên mạng, trên Facebook, trên Twitter, nên người dân có thể cùng đồng loạt xuống đường. Ở VN, Nhà cầm quyền tồn tại được là nhờ vào việc luôn luôn bưng bít thông tin đấu tranh, biểu tình. Vì thế, chúng ta cần đẩy mạnh thông tin về trong nước qua emails, Facebook, Twitter, Paltalk, qua điện thoại di động… như những trường hợp dân chúng xuống đường biểu tình tại Tunisia, Ai Cập, Sudan, Yemen, Algeria, Albania… Người dân trong nước nghe được, sẽ có tác động. Nếu toàn dân biết được, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng dây chuyền, vì đa số lòng dân giờ đã căm phẫn tột độ rồi. Đã có quá nhiều trường hợp cho chúng ta thấy, mỗi khi ở nơi đông người, chỉ cần một tiếng tri hô: “Công An đánh dân” là sẽ xấu số cho bọn công an. Người dân lập tức tụ tập đông lại và những tên công an lúc đó chỉ biết chạy thoát thân mà thôi. Có qúa nhiều vụ người dân đánh đập công an, đốt xe, lật xe, đốt đồn công an, hay các Ủy Ban Nhân Dân… Điều này cũng chứng tỏ người dân Việt Nam không sợ hãi nhà cầm quyền, mỗi khi có biến động liên quan đến đám đông, tập thể.

Muốn giải quyết bài toán Việt Nam, các tổ chức đấu tranh cần lưu ý một số điều:

1) Tập trung cuộc biểu tình ngay tại thủ đô Hà Nội, cần chọn địa điểm thích hợp nhất, thuận tiện nhất.
2) Tạo ra những biến động để nắm chắc phần chủ động. Chủ động ở đây là hoạch định tất cả những kế sách làm cho cuộc biểu tình đông đảo người dân tham dự, cùng những dự trù dài hạn, đi đến dứt điểm.
3) Móc nối với một số công an và một số bộ đội để tiếp tay tiếp sức và bảo vệ thành qủa cho cuộc biểu tình.
4) Nếu linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt lại vào ngày 13/5/2011 này, chúng ta có thể thực hiện những cuộc biểu tình đòi thả ngay linh mục Lý và nếu có thể đòi thả luôn tất cả các nhà dân chủ đang bị giam cầm vì đây là cuộc biểu tình chính đáng. Chúng ta cùng đấu tranh cho một linh mục yêu nước bất khuất và chúng ta không muốn linh mục Lý phải bị mất mạng trong nhà tù CS, vì vừa qua, linh mục Lý đã để lại Bản Di Chúc Số 1, được trích đoạn: “Khi bạo quyền bắt, tôi sẽ uyệt thực vô thời hạn liên tục nhiều đợt nối tiếp nhau và khước từ mọi điều trị của bạo quyền CS.” Điều này có nghĩa là linh mục Lý đã chấp nhận cái chết, một khi bi bắt giam. Bản di chúc này được xem gần như là một bản Tuyệt Mạng Thư, thách đố sự bắt giam của Hà Nội vào ngày 15/3/2011 sắp tới này. Đây là việc làm chính đáng, bạo quyền cũng không có cớ mà bắt giam, hoặc xử nặng với chúng ta.

Đây là trường hợp vô cùng khó khăn của bạo quyền Hà Nội, gọi là “tiến thoái lưỡng nan”.

Bắt linh mục Lý vào tù có lẽ sẽ làm bùng nổ ngọn lửa đấu tranh lan nhanh hơn bao giờ hết, chưa nói đến việc bạo quyền Hà Nội sẽ bị lên án bởi toàn thể nhân loại yêu chuộng tự do, dân chủ, hòa bình. Còn Hà Nội không bắt giam, có lẽ tiến trình cuộc giải thể chế độ CS này sẽ chậm hơn, nhưng không kém phần quyết liệt và hấp dẫn vì có sự hiện diện của linh mục Lý, bảo đảm chế độ CS này sẽ ăn không ngon và ngủ không yên.

Có người nói, chờ đi, hãy chờ cho dân tộc Trung Hoa đứng lên giật sập chế độ Tàu Cộng, rồi tự nhiên VC cũng sụp đổ tương tự. Rồi cũng có những bài sấm, những lời tiên tri của môt vài dị nhân nào đó cho rằng chế độ CS sẽ sụp đổ năm 2012 hoặc 2014. Những điều này chẳng khác gì chờ sung rụng, chẳng khác nào tiếp sức, hay mua thêm thời gian cho bạo quyền VC củng cố quyền lực. Hãy lấy sức của chính mình, sức của toàn dân ta. Đã đến lúc chúng ta phải cùng đứng dậy rồi đồng bào ơi. Há dân tộc chúng ta thua kém dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập? 100 lần không, 1000 lần không, dân tộc Việt Nam kiêu hùng, bất khuất

Ngày 11 tháng 2 năm 2011

Mylinhng@aol.com

http://mylinhng.multiply.com

Xin phổ biến tự do

PS:

(*1)

http://finance.vnqconline.com/Stock_Updates/1009_Viet_Nam/Viet_Nam_102009_026.html

(*2)

http://vneconomy.vn/20101012051115247p0c6/no-cong-cua-viet-nam-nhin-tu-the-economist.htm

Không có nhận xét nào: