Pages

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Mubarak Tự Sát Chánh Trị

Tổng Thống Hosni Mubarack đã hành động tự sát chánh trị khi dùng côn đồ, cảnh sát mặc thường phục giả dạng thường dân tấn công bằng bạo lực đối với dân chúng biểu tình ôn hoà đòi lật đổ Ông. Dù TT Mubarak có công bao nhiêu với quốc gia dân tộc, có cảm tình bao nhiêu với một số chánh quyền ngoại quốc, vì cố bám cái ghế của mình đã ngồi 30 năm, Ông đã hủy hoại sự nghiệp chánh trị cả đời của Ông. Dân chúng Ai cập, quân đội Ai cập, nhân dân và chánh quyền các nước trên thế giới sẽ không tha thứ cho Ông đâu dù Ông phải ra đi bây giờ hay được ở lại đến tháng 9 để bàn giao chánh quyền như Ông mong muốn.
Một, vì TT Mubarak dùng biện pháp khủng bố nhà nước (state terrorist). Tối hôm thứ tư 2-2-2011 là ngày khai tử sinh mạng chánh trị của TT Mubarak đã cai trị độc tài Ai cập suốt 30 năm. Khi Ông và phe đảng của Ông tung côn đồ, cảnh sát mặc thường phục và công nhân của những nhà tài phiệt bộ hạ của Ông đi tấn công người biểu tình ôn hoà. Hàng ngàn người ủng hộ Ông đi ngựa, đi lạc đà, đi xe và đi bộ ào vào Công Trường Tahrir. Họ dùng gạch đá, gậy gộc, dao phay tấn công những người biểu tình ôn hoà đòi lật đổ TT Mubarak. Một người của phe ủng hộ TT Mubarak ném ít nhất hai trái bom xăng vào khu vực có viện bảo tàng nổi tiếng của Ai Cập. Những người biểu tình chống TT Mubarak liểu mình dập tắt. Suýt chút nữa thì bao nhiêu di chỉ quí giá của nền văn minh cỗ đại rực rỡ của quốc gia dân tộc Ai cập thành tro bụi.
Quân đội phải bắn súng chỉ thiên, dùng xe nhà binh cố tách rời những người biểu tình đối nghịch. Có lúc nhóm côn đồ ào ạt tràn qua đoàn người biểu tình, quân đội phải dùng xe tăng áng ngữ không cho họ qua để tránh xung đột.
Tổn thất về người rất nặng, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc đã có khoảng 300 người chết và hơn 1.000 người bị thương khi hai phe biểu tình chống đối và ủng hộ tổng thống xung đột với nhau.
TT Mubarak phải chịu trách nhiệm về hành động khủng bố nhà nước, giải pháp chống biểu tình bá đạo này. Lãnh đạo Anh Quốc tố cáo Ông đã bỏ tiền ra mướn côn đồ tấn công người biểu tình.
Đó là hành động mà một chánh quyền đáng gọi là chánh quyền không bao giờ làm. Một chánh quyền đáng gọi là chánh quyền không dùng côn đồ để chống người dân. Người dân có thể thân chánh quyền, chống chánh quyền, bày tỏ lập trường qua nhiều cách như đối thoại, tranh luận, biểu tình chống hay binh. Chánh quyền có thể đối thoại, chấp nhận hay không chấp nhận nguyện vọng của dân, can thiệp, bảo đảm an ninh, trật tự. Nhưng chánh quyền không có quyền mướn du đảng, cho cảnh sát giả dạng thường dân, tổ chức cuộc chống biểu tình bằng bạo lực để viện cớ có xô xát, xung đột để giải tán biểu tình và chứng tỏ cho quần chúng thầm lặng thấy nhu cầu an ninh trật tư cao hơn nhu cầu đấu tranh.
Không thể bắt chước cách chống biểu tình bá đạo lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện, như CS Việt Nam, Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21mà còn đang làm đối với những người đòi tự do, dân chủ, nhân quyền.
Hai, vì TT Mubarak tạo thêm thù bớt bạn. TT Mubarak trả quả báo nhãn tiền. Quốc tế gia tăng áp lực lên Ông. Chánh quyền Mỹ vì vấn đề Do thái, Hồi giáo cực đoan, phải thân thiện với TT Mubarak, mỗi năm viện trợ 1 tỷ rưởi Mỹ Kim cho Ai cập. TT Obama tuy tránh không trực tiếp buộc tội cá nhân Mubarak cho phép cuộc tấn công này, nhưng nhân viên cao cấp của chánh phủ Obama coi việc làm đó là tác phong của đảng cầm quyền mà Ô Mubarak là cầm đầu. Nhưng TT Obama lên án cuộc tấn công bằng bạo lực này, yêu cầu Ô Mubarak chuyển tiếp quyền hành «ngay từ bây giờ”. Phát ngôn viên của Phủ Tồng Thống Mỹ, Ô Gibbs tuyên bố nếu “do chánh quyền xúi giục, nó phải chấm dứt ngay”.
Lãnh đạo của 5 nước giàu mạnh nhứt của Liên Âu, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi và Thủ tướng Tây Ban Nha José-Luis Zapatero ra tuyên bố chung lên án «tất cả những ai sử dụng hoặc khuyến khích bạo lực» và yêu cầu Ô Mubarak chuyển tiếp quyền hành «ngay từ bây giờ”.
Báo chí, truyền thanh, truyền hình Mỹ, Pháp, Anh, Đức, đều vạch trần cuộc tấn công bạo lực của những người gian ác ủng hộ Ông Mubarak này. Và các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế, các tổ chức báo chí như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đều ra thông cáo lên án bọn côn đồ và cảnh sát mặc thường phục của Ô Mubarak đánh đập nhà báo. Tố cáo sau khi đã cúp Internet suốt một tuần, trước cuộc phản công nhà nước mở Internet lại để huy động và phối hợp cuộc bạo động của những người ủnh hộ TT. Tố cáo cảnh sát bắt bớ người biểu tình trở lại ở Công Trường Tahrir.
Ba, vì TT Mubarak quá coi thường thiên hạ. Truyền thông quốc tế trong đó có Tây Phương và Á rập đều vạch trần bàn tay lông lá của TT Mubarak và phe đảng của Ông trong việc tổ chức phản biều tình bằng võ lực. CNN tại chỗ cho biết những người ủng hộ Mubarak bị những người biều tình dân chủ bắt, tự khai nhà nước đã mướn trả tiền cho họ đi biểu tình. Chủ công ty thân với Mubarak ra lịnh công nhân đi biểu tình ủng hộ TT. Nhiều cảnh sát giả dạng thường dân giấu đầu lòi đuôi, lòi phù hiệu cảnh sát trong lớp áo trong ra khi hành hung người biểu tình.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói đó là thói quen của nhà cầm quyền Mubarak dùng để giải tán biều tình chống đối nhà cầm quyền trong những năm bầu cử. Amnesty International nói với nhà phân tích thời cuộc của CNN Kamal Zakher thuật lại, “những người biễu tình [ binh Mubarak] do nhà nước và đảng cấm quyền tổ chức.”
Truyển hình của nhà nước thông tin, nghị luận, phỏng vấn theo hướng đổ tội cho cuộc biểu tình gây bất ổn cho quốc gia dân tộc, thiệt hại mỗi ngày hàng tỷ đồng cho kinh tế Ai cập.
Cuối cùng, giữa những người biểu tình ôn hoà cả tuần để đấu tranh cho quyền lợi của dân chúng và những côn đồ mà nhà cầm quyền mướn và cảnh sát thường phục ăn lương, công chức nhà nước bị ép đi chống biều tình dùng gậy gộc, gạch đá, tay chân tấn công, người công chính binh ai.
Giữa những người biểu tình ôn hoà đấu tranh cho quyền lợi đất nước và nhân dân với một ông tổng thống 83 tuổi đã cai trị 30 năm mà còn muốn bám cái ghế ngồi lì lại và truyền ngôi cho con trai mình như Ông vua, lẽ phải và đạo lý đứng về ai.
TT Mubarak sau hành động phản biểu tình bá đạo ấy chỉ còn là một người chết chưa chôn, một cái xác không hồn mà thôi./.

Không có nhận xét nào: