Pages

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Đánh bóng thây ma!


Niềm tin của tuổi trẻ VN hiện nay đối với “Thánh Hồ!”


Kể từ tháng 2/2007, khi BCT (Bầy Chó Tầu) phát động phong trào “thi đua học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thì đạo lý VN lao xuống vũng lầy tội ác với tốc độ mỗi ngày càng nhanh hơn trước mốc thời gian nầy. Từ tội phạm trong học đường, xã hội đến những cơ quan cầm quyền cao thấp, lớn bé.
Cũng hiển nhiên thôi! Đem một đứa dâm ô, xảo trá, giết người hàng loạt, trộm cắp thơ văn, bán Nước… như Hồ Chí Minh để làm gương soi giữa thời đại thông tin bùng nổ, rất khó lấy thúng úp voi như thời tiền chiến hay thời bịt cửa, thì quần chúng đảng viên cứ theo “gương bác”“học và hành!” từ trộm cắp, tham ô, giết người, cướp của…

Tội bán nước của thằng Hồ khi ký hiệp ước rước giặc Pháp trở lại, nhiều người biết rõ nhưng mồm hắn vẫn xoen xoét: “Hồ Chí Minh không bán nước!” (Đúng: Hồ Chí Minh không bán nước, Hồ chỉ bán Nước!) Sau nầy chính hắn còn chỉ thị cho Phạm Văn Đồng dâng biển đảo cho quan thầy Tầu Cộng qua “công hàm ô nhục!” Mà nay bọn VC đang thi đua lấp liếm bào chữa.
Gọi Hồ Chí Minh là thằng bán Nước, có thể có người cho là “không có văn hóa!”
Trong một tác phẩm (không nhớ chính xác cuốn sách nào) của triết gia Lương Kim Định, ông viết đại ý rằng cách xưng hô trong ngôn ngữ Việt rất rành rẽ, văn hóa Việt Nam tôn trọng con người bất kể giàu nghèo sang hèn, tùy theo phẩm cách để từng đối tượng để gọi cho đúng : người ta vẫn xưng “ông lão hành khất hay bà lão ăn mày” và người ta gọi: “tên trộm cướp, đứa sát nhân, thằng bán Nước” chứ không ai nói: “ông lão giết người, cụ già bán Nước!Cũng không được phép nói: “Thằng già ăn xin.” Tóm lại văn hóa Việt tôn trọng người nghèo khổ thấp kém nhưng khinh thường bọn gian manh hung ác, cướp của giết người, buôn dân bán nước!
Vì vậy gọi Hồ và bọn VC là những “thằng” bán Nước thì không có gì sai trái đối với văn hóa VN cả.
Hồ may mắn chết trước để không được chứng kiến nỗi nhục hôm nay, Đồng cũng vừa mới nhìn thấy lầm lỗi của mình thì chết. Chỉ có Võ Nguyên Giáp phải sống dai để nhìn thấy hậu quả mà chính mình đã đóng góp nhiều công trạng, khổ một nỗi là Giáp cũng như những công thần già nua của đảng cũng chỉ thấy tội ác sai lầm hiện tại là do bọn hậu duệ đương quyền, không mảy may tự vấn căn gốc từ đâu. Cho nên, biết bao “thư ngỏ, thư ngách” biết bao “kiến nghị, ruồi nghị” mà Giáp và nhiều người đem hết sức tàn dâng lên TƯĐ đều bị Bầy Chó Tầu ném hố xí!
Mặc dù trong lòng chúng nó coi thường, nhưng bề ngoài chúng nó vẫn lợi dụng tên tuổi của Giáp tối đa! Lớp sơn thần tượng Hồ, Đồng đã rệu rã, Công lao và tài cán của Giáp cũng đã có nhiều chứng cứ vạch trần, tuy nhiên Giáp không trực tiếp dính líu đến những tội bán nước trong quá khứ, nên VC vẫn cố tình kéo dài sự sống giả tạo cho Giáp, lâu lâu lại đánh bóng, tô vẽ để mua lòng quân, níu lòng dân. Trong bộ đội VC chỉ có Giáp là có bằng cấp thực sự tuy chưa qua một trường lớp huấn luyện quân sự nào, vài người được thụ huấn quân sự bên Tầu, ngoài ra tất cả tướng tá đều leo lên từ lính trơn, chỉ ngoi lên nhờ phe phái và luồn lách giỏi, nhân cách và tài năng không có! Nhìn những bộ trưởng, thứ trưởng quốc phòng như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh… đều do Tầu Cộng tuyển chọn đặt để, dù chúng có tuyên bố ba hoa chích chòe thì trong sâu kín cũng chỉ đi theo định hướng của Tầu Cộng, viên tướng Nguyễn Khắc Nghiên chỉ chệch một bước là bị đốn gục ngay!
Mặt thật của đảng từ Hồ trở về sau này đã lòi ra nhiều sự thật khó lòng bưng bít, che đậy. Người dân đã công khai miệt thị, lòng tin trong quân chẳng còn lại bao nhiêu, cho nên cái bóng Võ Nguyên Giáp được chúng thổi phồng lên mong vớt vát niềm tin. Hình ảnh nhếch nhác của Giáp như một cái thây hấp hối trong những lần Nguyễn Minh Triết đến phong tặng, Phạm Quang Nghị đem thư đến mời Giáp đi dự đại lễ “Quốc khánh Tầu cộng” dưới hình thức lễ hội “1000 năm Thăng Long”, nay không thể đem hình ảnh đó để dàn dựng lại, Giáp vẫn đang sống thực vật hay đã được khâm liệm, đang quàn ở một nơi nào?
Để kỷ niệm “cách mạng tháng Tám bịp” tẻ nhạt, VC rầm rộ tổ chức mừng sinh nhật 100 của Giáp, nhưng không có Giáp, hình ảnh và bài vở về Giáp được thi đua trưng bày, phổ biến. Đến tư gia để chúc thọ Giáp 100 tuổi chỉ có người nhà và dẫy đầy hình ảnh cũ của đương sự, tuyệt nhiên không một hình ảnh nào dù mờ nhạt của “đại tướng” hiện tại đang ở đâu?
Sáng 21/8, theo VnExpress, một đại tá bác sĩ riêng gần 20 năm của Giáp cho biết, sức khỏe của Giáp vẫn ổn định. “Sáng nào tôi cũng vào thăm, kiểm tra sức khỏe Đại tướng. Gần đến ngày sinh nhật lần thứ 100, tinh thần Đại tướng có phần phấn chấn hơn… tướng Giáp rất tỉnh táo, minh mẫn. Tất cả bạn bè, người thân vào thăm, ông đều nhận ra và bắt tay. Để đáp lại tấm lòng của những đồng chí, đồng đội và bạn bè tới thăm, chúc thọ nhân dịp tròn 100 tuổi, đích thân Đại tướng còn ký thiệp để cảm ơn những người tới thăm, chúc thọ dù tay run và chữ ký không đẹp như xưa.”
Bịa như thật!
Bài viết tô vẽ thì khá nhiều, theo “Nguồn: Đoan Trang facebook” Mượn lời của những tên cha căng chú kiết ngoại quốc cho đến những bạn bè quen biết cũ của Giáp thời thơ ấu để ca ngợi Giáp như một cậu học trò thông minh, chăm chỉ luôn đứng đầu lớp, thi tốt nghiệp sơ học đỗ đầu toàn tỉnh! Đỗ thứ nhì vào trường Quốc Học, nhập học, tháng nào cũng đứng đầu lớp.
Thế nhưng khi “Giáp đã phải đúp năm thứ hai, do không qua được kỳ thi tháng 10”. thì được tên ký giả Pháp gốc Việt Gérard Le Quang cho rằng “sự nghiệp chính trị và đường học vấn không phải lúc nào cũng song hành, nhất là khi anh lại còn phải kiếm sống nhờ dạy học.”
Báo “Tuần Việt Nam ngày 24/8/2011, bồi bút Tương Lai với một bài viết sướt mướt đã lấy thơ Nguyễn Du đem sữa bậy bạ để tâng bốc Giáp: “Võ công nét đất, nhân văn tính trời” (Truyện Kiều: “Văn chương nết đất, thông minh tính trời.”)
“Nhân văn tính trời” là quái gì? Như vậy mà cũng xưng giáo sư giáo siếc!
Theo bút nô Tương Lai thì không có người thứ hai trên thế giới có thể sánh với Giáp:
Có lẽ khó để tìm ra một người thứ hai trên thế giới, vị lão tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp đang là biểu tượng cho bản lĩnh, khí phách, trí tuệ Việt Nam, niềm tin của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.”
Thế mà bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… dám bắt Giáp “cầm quần chị em” thì cả đảng, cả bầy trí nô đều câm mõm chó! Nhục!
Về một cuốn sách từng bị chỉ trích gay gắt, bút nô viết:
“Năm ngoái, mừng ngày sinh Đại tướng tại nhà riêng, Hội sử học đã mang đến tặng một cuốn sách vừa xuất bản ở Luân Đôn, tôn vinh 59 vị tướng lừng danh qua mọi thời đại tự cổ chí kim mà người viết này đã có dịp nói đến, Võ Nguyên Giáp là vị danh tướng duy nhất còn có dịp nhận để tự đọc được tên tuổi và sự nghiệp hiển hách của mình trong cuốn sách tuyệt vời đó.”
Nếu đọc được những câu trên, có lẽ con cháu Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba bịt mũi không kịp! Không biết VC đã trả bao nhiêu để được nhét tên tuổi Giáp vào cuốn sách nói trên? Kể ra thì Giáp cũng là một đệ nhất thiên tài: ” thiên tài nướng quân!”
Bồi bút Tương Lai trích của Phật giáo gian Cao Huy Thuần:
“… hình ảnh cũng của một vị danh tướng trong cuốn sách trên, Napoléon, mà Cao Huy Thuần có nói đến trong một bút ký rất hay anh vừa gửi tặng kịp lúc tôi nhập viện. Đây là hình ảnh Napoléon qua thơ Victor Hugo :
Cùng với tuyết trời kia yên tĩnh
Dệt khăn tang hàng vạn tàn binh,
Trước tàn quân lưa thưa trên tuyết
Người vinh quang run rẩy nhìn trời
Nói gì đây một câu sám hối
“Phải chăng trừng phạt hỡi trời?”
Napoléon tên ông ai gọi
Nghe mơ hồ ai nói với ông :
Không.
Và Cao Huy Thuần bình: Trời không dung. Bởi vì thanh gươm của ông đâm vào tự do của các dân tộc. Bởi vì thanh gươm của ông đâm vào tự do. Nhưng thôi, xin trở lại với ngày vui của ta.
Người Tổng Tư lệnh thống lĩnh toàn quân ấy hiểu hơn ai hết, những người lính răm rắp theo lệnh của ông trên mọi chiến trường, tuyệt đại bộ phận là người nông dân.”
Không biết Cao Huy Thuần có thâm ý gì khi viết “Bởi thanh gươm của ông đâm vào tự do?” để bình những câu thơ:
“Người vinh quang run rẩy nhìn trời
Nói gì đây một câu sám hối
“Phải chăng trừng phạt hỡi trời?”
Thân phận Napoléon cũng là thân phận của Giáp! Napoléon được chết, Võ Nguyên Giáp không được tự do chết! Phải chăng “tuyệt đại bộ phận là người nông dân” ngây thơ thuần phác đã “răm rắp (chết) theo lệnh của ông (Giáp) trên mọi chiến trường.” Để đến nay oan hồn vất vưởng của họ chứng kiến thân nhân, gia đình, con cháu của họ cho đến cả dân tộc, cả đất nước ra nông nỗi nầy, Tương Lai viết về Đồng, Giáp:
Có lần đang nghỉ ở Cửa Lò, biết chúng tôi cũng đang có cuộc hội thảo tại đó, ông cho mời anh Việt Phương và tôi đến nói chuyện. Với tôi, ông muốn nghe vắn tắt những khảo sát xã hội học về nông thôn “Anh Tô có nói với tôi là đã nghe anh trình bày về Thái Bình, công việc ấy hiện đang tiếp tục ra sao”, ông hỏi.. Trong câu chuyện, tôi vô tình nhắc lại “vấn đề dân cày” mà Qua Ninh và Vân Đình đặt ra từ những năm 40 dường như vẫn còn mang tính thời sự, đặc biệt là “nạn cướp đất làm đồn điền” của thời mồ ma thực dân, phong kiến nay lại đang có những biến thái mới, tinh vi hơn cũng có và trắng trợn hơn cũng có. Ông ra hiệu dừng lại :”Anh cũng có đọc quyển đó à. Tôi thì không còn kiếm đâu ra cả” [Sau đó tôi đã phôto mang đến đặt vào giá sách của ông] Và rồi ông trầm ngâm “Chúng ta đang làm quá ít cho nông dân, anh phải tiếp tục công trình nghiên cứu của anh”. Nhân ông có nhắc đến, tôi thưa lại với ông lời uốn nắn của Bác Phạm Văn Đồng khi tôi phân tích về những xung đột dẫn đến bạo động tại Quỳnh Phụ dạo ấy chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chứ không có chuyện kẻ địch nào ở đây “Cũng không mâu thuẫn nội bộ nhân dân nào đây cả. Phải vạch rõ đây là mâu thuẫn giữa một bên là bộ phận cầm quyền thoái hóa, biến chất tham nhũng ức hiếp dân, với một bên là người dân không thể cam chịu mãi. Có phân tích đúng như thế mới có giải pháp đúng được“. Bác Tô dằn tay xuông bàn, khẳng định.
Ông nói “Có lần tôi đã đọc ý này trên một bài viết của anh, nhưng rồi sao nữa, chúng ta đã làm gì. Tôi nhận được không biết bao nhiêu thư của cựu chiến binh về đời sống của họ, về thực trạng đời sống nông thôn“.
Cũng chẳng phải “là một bộ phận cầm quyền thoái hóa, biến chất” nào cả, đó là “chủ trương đường lối (cướp bóc)” của Hồ và Cộng đảng mà thôi!
Phải chăng dựa vào vài cảm xúc muộn màng của bọn Đồng, Giáp mà bồi bút Tương Lai vẫn tin tưởng: “…ưu tư và tấm lòng nhân hậu của vị lão tướng đang là biểu tượng của niềm tin và sức mạnh Việt Nam vào lúc này. Trong một bài báo gần đây, tôi viết “lời ông là lời non nước”.
“Khi sơn hà nguy biến, sóng biển Đông đang giận dữ dập dồn, lời non nước ấy đang được đáp ứng thế nào đây?”
“Đáp ứng thế” chó gì nữa! “sức mạnh Việt Nam” đã bị bọn Hồ, Đồng, Duẩn, Giáp rồi đến bọn Mười, Anh, Linh, Kiệt… Lương, Phiêu, An, Mạnh… tiêu diệt, nay bọn Hùng, Dũng, Sang, Trọng… đang ra sức tận diệt, thì một Tân Cương , Tây Tạng phương Nam của Tầu Cộng là “đáp ứng” cuối cùng vậy!
Về phương diện lịch sử, sử nô Dương Trung Quốc “lý giải” những “sự kiện” về Võ Nguyên Giáp một cách méo mó, chống chế bào chữa, không sát với sự thật qua những trả lời với các thế hệ thanh niên trong nước (Bee.net.vn):
Chiến thắng Điện Biên, theo Quốc thì: Đại tướng rất tôn trọng những ý kiến của các cố vấn nhưng quyết định thì luôn đề cao tinh thần tự chủ.”
Nghĩa là vâng lời nhưng cũng xin thêm ý từ “đánh nhanh thắng nhanh” của các cố vấn Tầu Cộng qua “đánh chắc thắng chắc“, Giáp đã phải cần đến một nắm ngải cứu đặt trên đầu để giảm bớt sự căng thẳng sau một đêm suy nghĩ và trao đổi với những đồng sự của mình để đi đến quyết định cuối cùng là chuyển cách đánh từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”.

Chỉ cần thay đổi khẩu hiệu vài chữ là công lao của Trần Thanh, La Quý Ba trở thành công trạng của Võ đại tướng!

“Sau này Đại tướng cũng nói rằng, khi trao đổi lại với các cố vấn Trung Quốc thì cuối cùng họ cũng tán thành và tôn trọng quyết định của chúng ta. Như thế là Đại tướng đã thực thi đúng những quyền hạn mà Bác Hồ giao phó, đồng thời, cũng tuân thủ những nguyên lý chắc thắng mới đánh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

“Sau nầy” còn đâu nhân chứng, cứ tha hồ mà phét nên chiến thắng Điện Biên là của Hồ và Giáp chứ còn ai nữa!

Để bào chữa cho thái độ hèn hạ, khiếp nhược của bọn Triết, Dũng, Trọng, Mạnh… và nay là Hùng, Dũng, Sang, Trọng… sử nô “lý giải” qua Giáp:

“…quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có những giai đoạn lịch sử ảm đạm gắn với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam. Đại tướng là người luôn nhớ đến những bài học lịch sử nhưng cũng quan niệm rằng cái quá khứ không thay đổi được nhưng tương lai thì hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta. Do vậy, khi đề cập tới “vấn đề Trung Quốc” trong thời kỳ xảy ra những mối quan hệ thù địch thì ông vẫn tin rằng, hai dân tộc sẽ vượt qua được nếu những nhà lãnh đạo học được bài học của lịch sử.
Thực ra, trong 1000 năm tự chủ (được ghi nhận bằng 1000 năm Thăng Long Hà Nội), bên cạnh truyền thống đánh giặc, mỗi khi bị xâm lược, thì ông cha ta luôn coi việc gìn giữ hòa hiếu với phương Bắc là một nhiệm vụ hàng đầu (đương nhiên, chủ quyền không thể chia sẻ).”
Đúng như thế “ông cha ta luôn coi việc gìn giữ hòa hiếu với phương Bắc là nhiệm vụ hàng đầu, nhưng không chia sẻ chủ quyền” và không đàn áp, khủng bố, cướp bóc trong dân như đảng CS thời nay, VC chẳng những không được cho phép hòa hiếu mà phải quỵ lụy nhục nhã, chủ quyền chưa chia sẻ hết, nhưng đã cắt xẻ nhiều manh mún, rước giặc nhập cư.
Mang danh là nhà “sử học” tại sao Dương Trung Quốc không dạy lịch sử cho chúng nó? Hay là được học lịch sử xuyên tạc, nên chúng chỉ thể hiện gian dối, ngu hèn? Những thế hệ trẻ không thèm học sử là có nguyên nhân!
Không dám nhìn nhận sai lầm chiến lược khi Hồ và bè lũ phát động cuộc chiến “đánh Mỹ cho Tầu Cộng”, sử nô nói:
“Còn với Mỹ, tôi nhớ lần con trai của cố Tổng thống Mỹ Kennedy đến chào Đại tướng đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 87 (năm1998) mà tôi có may mắn được chứng kiến, câu đầu tiên Đại tướng chỉ lên trên tường nhà mình tấm ảnh chụp cùng Bác Hồ năm 1945 và nói rằng chính tấm ảnh này là do các bạn Mỹ chụp chúng tôi.
Đại tướng muốn nói đến một thời kỳ lịch sử Mỹ là đồng minh duy nhất của Việt minh, có những mối quan hệ rất chặt chẽ với Bác Hồ và Đại tướng trong thời kỳ quyết định thắng lợi cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 (tháng 7/1945) một đơn vị tình báo Mỹ (OSS) đã nhảy dù xuống Tân Trào cùng Việt minh thành lập Đại đội Việt – Mỹ do Đàm Quang Trung làm đại đội trưởng, Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh và thiếu tá Thoms làm cố vấn. Đơn vị này đã bao vây quân Nhật ở Thái Nguyên, sau đó có mặt tại Hà Nội vào thời điểm tổ chức lễ Độc lập…
Rồi Đại tướng nói với con trai Kennedy rằng, quan hệ Việt – Mỹ không chỉ có những trang đen tối của cuộc chiến tranh vừa qua mà từng có những trang sử tốt đẹp là đồng minh chống phát xít. Vậy, các bạn trẻ vừa không quên cuộc chiến tranh vừa qua nhưng phải có trách nhiệm viết tiếp những trang sử tốt đẹp như nó đã từng có trong quan hệ Việt – Mỹ.”
Thế gian! Nay bạn mai thù! Khi Tầu Cộng chưa chiếm được lục địa, chưa là kẻ thù của Mỹ, CIA sẵn sàng hợp tác với bất cứ lực lượng nào để cùng chống Nhật, nếu Hồ từ bỏ CS để theo Mỹ thì lịch sử đã đi theo hướng khác! Hồ chỉ lợi dụng Mỹ qua giai đoạn, còn thâm tâm thì vẫn trung thành tôi mọi cho quốc tế CS Nga Tầu. Những bức thư trí trá của tên tình báo gián điệp CS Hồ Chí Minh khó qua mặt được những cố vấn của TT Truman, nên bị bỏ qua. Sau nầy khi được Mỹ cho bang giao, bọn VC gian xảo than trách rằng nước Mỹ thời đó đã bỏ “lỡ” một cơ hội được “Hồ cho phép Mỹ bắt tay!” Thật ra, Truman thừa biết đường đi nước bước của Hồ. Nay cần rước Mỹ, Giáp lại lấp liếm với quá khứ!
Để giải đáp thắc mắc “Hiện giờ, thông tin về quan điểm dùng binh của Đại tướng trong cuộc chiến Mậu Thân 1968 vẫn chưa tỏ rõ?”
Sử nô công nhận:”Cuộc chiến Mậu Thân: Vẫn còn khoảng trống trong lịch sử. Hình như, trong bộ hồi ức rất đồ sộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giai đoạn này chưa được đề cập tới.
Thế nhưng Quốc lại cho rằng: Tuy chịu tổn thất về lực lượng nhưng nó đã đè bẹp ý chí tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Mỹ hiểu rằng, không thể có được thắng lợi bằng quân sự”
Bị VC lừa gạt, bội ước lệnh ngưng bắn những ngày Tết Mậu Thân để tấn công, nhưng Quân lực VNCH cũng đã phản công tiêu diệt hầu hết lực lượng của chúng. Nếu như Mỹ tiếp tục viện trợ cho Miền Nam , hoặc Mỹ áp lực Nga Tầu ngưng cung cấp vũ khí lương thực cho Hà Nội thì Hồ và đồng bọn chẳng làm được trò trống gì!
Mỹ nghe lời tên Kissinger, bỏ phứt Nam Việt cho Hồ gặm xương, đỡ tốn kém tái thiết sau chiến tranh để nhảy vào thị trường to lớn Tầu Cộng và bây giờ Mỹ rước hậu họa, VC phét lác một thời rồi cũng vỡ mặt gian, lòi mặt bán nước! Giáp nướng hàng triệu quân để “lừng danh thế giới!” Đến nay không được phép chết, phải sống dật dờ như cây cỏ. Hy vọng sau khi tận hưởng sinh nhật 100, bọn chúng nó mới cho Giáp chết để làm quốc tang! Hay chúng nó lại sợ đảng giẫy chết theo Giáp như lời tiên tri của cụ Diễn?
Ngày 17/9/2002, ngẫu hứng làm mấy bài “Sanh điếu” cho Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Nguyên Giáp, thế mà chúng nó lại sống dai! Bỏ quên Võ Văn Kiệt, hóa ra Kiệt chết trước!
Vỏ còn nguyên giáp vẫn ươn hèn
Đến chết chưa nhìn rõ trắng đen
Những tưởng có tài giúp đất nước
Thật ra bất trí bám hư danh
Thân kia tồn tại nhờ lòn lách
Danh nọ thăng trầm bởi vụng chen
“Biện vật- quần phân”, ngưu với mã
Cho nên cũng được khối thằng khen
Một nhân vật có nhiều liên hệ với Giáp cũng được lôi ra đánh bóng nhân ngày 2/9:
Cụ Huỳnh Thúc Kháng, bài viết trên Bee.net đúng ngày 2/9/2011: “Vị bộ trưởng từng thay mặt ‘cụ’ Hồ điều hành đất nước” Bài viết ca ngợi cụ Huỳnh rồi đặt những câu vào miệng cụ để tâng bốc Hồ quá mức lố bịch! Bài viết xuyên tạc sự thật lịch sử, nhưng khó che giấu được những người từng là chứng nhân, những người biết rõ sự thật:
Vô tình tiết lộ trò bịp bợm của Hồ, bài báo viết:
“Tháng 11/1945, Đảng Công sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” mà thực chất là rút vào hoạt động không công khai; cuộc Tổng tuyển cử đã bầu ra Quốc hội khoá đầu tiên nhưng giành riêng 72 ghế để những đảng phái “đối lập” đuợc tham gia không cần qua bầu cử; bằng các giải pháp ngoại giao táo bạo để phân hoá các thế lực nước ngoài đang có mặt ở nước ta, chủ yếu là thực dân Pháp và quân phiệt Trung Hoa; tiến tới cải tổ và mở rộng Mặt trận Việt Minh thành Mặt trân Liên Hiệp Quốc dân…”
Liên hệ với chuyện hoạt động cách mạng giữa cụ Huỳnh, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, một bức thư bịa đặt được gán cho cụ Phan Chu Trinh cũng mục đích ca tụng Hồ:

Năm 1911, Phan Châu Trinh qua Pháp rồi sau đó có một thời gian gần gũi với Nguyễn áI Quốc để cuối đời gửi gấm tiền đồ đất nước vào người bạn trẻ vong niên:
“Anh như cây đương lộc, tôi tin rằng cái chủ nghĩa anh tôn thờ sau này sẽ thâm căn cố đế trong đám dân tính chí sĩ nước ta” (Thư gửi Nguyễn Ái Quốc 1922)
Các nhà nghiên cứu sử nên đối chiếu thời điểm để chứng minh sự “bịa sử” của bức thư nầy. Nếu là sự thật thì cụ Phan đã mắc một sai lầm chết người! Hay là một lời tiên tri buồn thảm cho quê hương
Một chi tiết đáng chú ý của bài báo:
“… cao trào cách mạng do Đảng cộng sản mới ra đời phát động vào năm 1930-1931, sôi nổi nhất cũng trên mảnh đất miền Trung vẫn không kéo nổi cụ Huỳnh ra khỏi con đường vận động cải cách, và tránh bạo lực của cụ Huỳnh. Cũng chính trong thời gian này, do hạn chế về nhận thức, cụ Huỳnh còn viết nhiều bài báo phản bác phương pháp đấu tranh của những người cộng sản. Trong một số văn kiện của đảng Công sản đương thời đã từng phê phán đuờng lối của Huỳnh Thúc Kháng là có hại cho cách mạng…”
Đây là những mối hiềm nghi sinh tử, cụ Huỳnh đã thắng thắn nhìn thấy bộ mặt của CS, không hề “do hạn chế về nhận thức” cũng có nghĩa là ấy trĩ dốt nát theo bài báo. Nhưng cụ ngây thơ tin người:
“Vậy mà, khi cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh với niềm tin vào tinh thần yêu nước là động lực mạnh mẽ nhất của dân tộc luôn mở rộng khối đoàn kêt để thu hút mọi lực lượng vào hàng ngũ cách mạng. Vì vậy, vị Chủ tịch nước Việt Nam độc lập không quên cử người vào tận miền Trung vời cụ Huỳnh ra làm việc nước. Cụ Huỳnh ý thức được niềm hạnh phúc hơn những người đồng chí đã khuất như Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh hay Phan Bội Châu vì đã được chứng kiến ngày đất nước độc lập. Cụ Huỳnh đã cảm khái viết: “Sướng ơi là sướng, thoát thân nô mà làm chủ nhân ông – Vui thật là vui, đổi quyền vua mà làm dân quốc mới” . Nhưng cụ vẫn tự cho mình là lớp người đã lỗi thời mà xa lánh chính trường.”
Trong một bài viết trên CAND nói là chính Hồ đích thân đến mời cụ Huỳnh. Đâu là sự thật, hay tất cả đều bịa?

Võ Nguyên Giáp, “thuật lại trong hồi ký của mình cái bước ngoặt đẹp đẽ trong cuộc đời của một con người gắn với một thời thời kỳ thử thách của cách mạng :

“Tôi được biết cụ Huỳnh từ hồi còn làm báo “Tiếng Dân” ở Huế. Cụ là một nhà nho có tinh thần yêu nước cao, có khí tiết nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng ở đuờng lối cách mạng của Đảng ta. Khi chúng ta cử người tới mời, lúc đầu cụ tỏ ra ngần ngại. Một phần, vì cụ thấy tuổi đã quá cao. Một phần vì cụ chưa hiểu những người lãnh đạo mới “thuộc lớp trẻ” ra sao. Đến lúc nghe nói rõ Hồ Chủ tịch chính là đồng chí Nguyến ái Quốc, cụ mới quyết định ra Hà Nội… Giây phút gặp gỡ đầu tiên giữa bác và cụ Huỳnh thật cảm động. Hai người đều bước vội tới, ôm lấy nhau; cả Bác và cụ Huỳnh đã nhắc tới cụ phó bảng ngày xưa… Sau buổi gặp Bác, cụ Huỳnh đã nói với một người bạn : “Dân ta có được cụ Hồ quả là hồng phúc”…”
Hồ đáng vai con mà cụ Huỳnh phải gọi “cụ?”
Thay mặt Hồ giải quyết việc nước?
Tháng 6/1946 Hồ bỏ đi Pháp, giao công việc thanh lọc đối lập cho cụ Huỳnh, khi về Hồ khen cụ đã “lãnh đạo sáng suốt, giải quyết được nhiều việc khó khăn”
Một trong những “việc khó khăn” đã được giải quyết trong thời điểm này chính là việc “thẳng tay trừng trị các phần tử phản động trong các tổ chức đối lập quanh vụ án “Ôn Như Hầu”.
Về vụ việc này, Giáp thuật lại rằng “sau khi các lực lượng an ninh cách mạng phát hiện và trừng trị những kẻ bắt cóc, tống tiền… các tổ chức đối lập lên khiếu nại chính phủ. Bộ trưởng Nội vụ đang đảm nhận quyền Chủ tịch nước đã hoàn toàn ủng hộ các hành động cứng rắn của chính phủ và tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 16/7/1946: “Đoàn kết là cần để xây dựng nền dân chủ cộng hoà, nhưng không thể vin vào “đoàn kêt” mà làm những điều phi pháp. Tôi khuyên mọi đảng phái, mọi phần tử quốc dân đoàn kết. Nhưng cũng vì quyền lợi quốc gia, tôi phải đem ra trừng trị trước pháp luật những kẻ làm điều phi pháp…”.
Sự thật vụ Ôn Như Hầu là cú lừa của Hồ, Giáp và đồng bọn, mà sau đó cụ Huỳnh biết mình mắc mưu gian, kế xảo cụ đã đứng mũi chịu sào cho bọn CS ác ôn sát hại người quốc gia yêu nước, nên cụ đã có ý bất bình. Hồ biết ý nên đẩy cụ thay mặt Chính phủ đi kiểm tra tình hình kháng chiến ở miền Trung, đến Quảng Ngãi” để đầu độc ám hại cụ (21/4/19470). Nay bọn chúng đặt điều:
“… cụ lâm bệnh, biết mệnh của mình khó qua khỏi, Huỳnh Thúc Kháng viết lời “vĩnh qụyết” : “kêu gọi anh em các đảng phái, tôn giáo hãy đặt hết lòng tin tưởng vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng xuất chúng, vị anh hùng của dân tộc” như trong lá thư gửi Hồ Chí Minh cụ đã bộc bạch:

“Bốn mươi năm ôm ấp Độc lập và Dân chủ, nay nước đã được độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả
“.
Nỗi thương cảm của nhân dân được Hồ nhỏ nước mắt cá sấu bày tỏ trong bài thơ điếu thống thiết giả dối, có đoạn:
“… Tháng Tư tin buồn đến
– Huỳnh Bộ truởng đi đâu
– Trông vào Bộ Nội vụ
– Tài đức tiếc thương nhau
- Đồng bào ba chục triệu
- Đau đớn lệ rơi châu”.
*
Giết người rồi lu loa than khóc là tài diễn xuất của Hồ:
Được tin cụ Huỳnh chết
Lòng vui, biết do đâu!
Đã không cùng chí hướng
Thôi đành cách xa nhau
Để che mắt thiên hạ
Phải nhỏ và hạt châu!
5/9/2011
nguyễn duy ân

Vị Bộ trưởng từng thay mặt Cụ Hồ điều hành việc nước

02/09/2011 13:05:28
- “Con người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao”- đó là lời đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cụ Huỳnh Thúc Kháng cố Bộ trưởng Nội vụ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hoà và Chủ tịch Hôị Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, được viết trong thư đề ngày 29/4/1947 “Gửi toàn thể đồng bào sau ngày cụ Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng tạ thế”.
Cũng trong lá thư này, Bác Hồ còn giành những lời lẽ hết sức trân trọng để đưa ra trước toàn thể đồng bào một tấm gương sáng : “vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đầy ra Côn Đảo. Mười nấy năm trường gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết”.

Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.

Đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Công hoà thành lập, Chính phủ ta mời cụ ra. Tuy đã hơn 71 tuổi nhưng cụ vẫn hăng hái nhận lời. Cụ nói: “Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, gái, trai, ai cũng phải ra phụng sự Tổ quốc”.

Kết thúc bức thư này, Chủ tịch Hồ Chi Minh còn kêu gọi đồng bào “đồng thanh thề trước tiên linh của cụ Huỳnh rằng: Đồng bào Việt Nam cương quyết theo gương kiên quyết của cụ, tinh thần kháng chiến của cụ Huỳnh sống mãi…”(1)
Làm Bộ trưởng tuổi “cổ lai hy”

Vậy mà, cụ Huỳnh mới thực sự cộng tác với cách mạng mới hơn một năm. Mùa Xuân 1946, đất nước đã độc lập, chính phủ cách mạng đã thành lập, nạn đói đã tạm được khắc phục nhưng cách mạng đang đứng trước vô vàn thử thách. Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược và đang mở rộng chiến tranh ở Nam Bộ, thực dân Pháp đang gây sức ép tạo cớ để gây hấn ở Bắc và Trung bộ. Quân đội Tưởng Giới Thạch kéo theo những tổ chức tay sai đang tạo ảnh hưởng để giành đoạt quyền lực, thủ tiêu những thành quả cách mạng…

Hơn lúc nào hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải củng cố sức mạnh của cách mạng và chính quyền cách mạng bằng việc mở rộng hơn nữa khối đoàn kết của toàn dân. Vì lợi ích của Tổ quốc và sự tồn vong của chế độ, vị Chủ tịch nước đồng thời cũng là người lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản và Mặt trận Việt Minh đã đua ra những quyết sách sáng suốt và dũng cảm.
Chính vào bối cảnh ấy, cụ Huiỳnh Thúc Kháng xuất hiện trên chính trường khi đã bước vào tuổi “cổ lai hy”. Quả thật, vào thời điểm ấy ít ai nghĩ rằng nhà chí sĩ đất Quảng, họ Huỳnh lừng danh một thời có thể tham chính và cộng tác với một chính quyền cách mạng mà ai cũng biết rằng hạt nhân lãnh đạo lại là những người cộng sản. Bởi lẽ, mọi nguời đều biết tới cụ Huỳnh thời trai trẻ đã là một trong những vị khoa bảng (đỗ phó bảng cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) sớm có tư tưởng canh tân và yêu nước.
Năm 1904, vừa đỗ phó bảng, Huỳnh Thúc Kháng đã từ bỏ quan trường theo 2 người đồng chí hướng nổi tiếng của mình là Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp vào tận Cam Ranh để quan sát đoàn tàu chiến của hạm đội Nga ghé qua trên đường sang tham chiến cuộc chiên tranh với nước Nhật. Chính vào thời điểm này, ba nhà nho xứ Quảng đã tuyên ngôn chí hướng :”Hỡi người trí thức kia ơi – Quăng mũ đi, vứt bút đứng lên- Đừng cam chịu tiếng ươn hèn- HơI tàn còn thở chớ quên phục thù” (Lương ngọc danh sơn phú).

Kể từ đó, cả ba bước vào con đường hoạt động chính trị mưu cầu sự giải phóng cho dân tộc. Sau cao trào duy tân và kháng thuế ở mền Trung, cả ba đều bị thực dân và Nam triều đàn áp. Trần Quý Cáp lên đoạn đầu đài, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng đều bị đầy ra Côn Đảo. Kể từ đó hai người đồng chí chọn cho mình những con đường khác nhau nhưng cùng một đích là cứu nước. Và trên con đường của mình cả hai đều gặp một người. Người đó là Nguyễn Ái Quốc lại cũng chính là con của người môn sinh cùng đỗ phó bảng là Nguyễn sinh Sắc.

Còn với Huỳnh Thúc Kháng, sau 13 năm lưu đầy, từ Côn Đảo trở về đất liền (1921), cụ chọn cho mình hoạt động chính trường công khai. Cụ tham gia Viện Dân biểu Trung kỳ, ra tờ báo “Tiếng Dân” với hy vọng có thể đòi hỏi cho người dân những quyền tự do trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa. Những cố gắng của cụ có thể mang lại một vài cải cách nhỏ giọt của giới cầm quyền thực dân nhưng tình cảnh “vạn dân nô lệ cường quyền hạ” vẫn còn nguyên.
Bee.net.vn

Hồi ức của vị trợ lý đại tướng Võ Nguyên Giáp

Miệt mài làm việc quên cả chuẩn bị thủ tục bay cho Đại tướng, chứng kiến vị Tổng Tư lệnh quấn lá ngải cứu quanh đầu do thức trắng đêm nghĩ cách đánh trận… đại tá Hoàng Minh Phương nhớ lại những năm tháng làm trợ lý tướng Giáp.
> Những bức ảnh chưa từng công bố về tướng Giáp/ Ảnh đời thường của đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngày 20/8, hơn 350 chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP HCM đã họp mặt mừng đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Những bài thơ, bức tranh… được họ gửi gắm đến vị Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam.

Các chiến sĩ Điện Biên Phủ chụp ảnh kỷ niệm với con gái đại tướng Võ Nguyên Giáp (đứng giữa). Ảnh: Tá Lâm.
Đại tá Hoàng Minh Phương (84 tuổi, nguyên trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp) xúc động nói, vượt qua tuổi 100 là một niềm hạnh phúc lớn không chỉ của đại tướng và gia đình mà còn là niềm vui lớn của các chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa.
“Đối với các chiến sĩ Điện Biên Phủ, ân tình với đại tướng lại càng sâu nặng. Nếu không có quyết định sáng suốt, thay đổi cách đánh, từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc của Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa thì hậu quả thật khôn lường. Có lẽ chúng ta ngồi đây đã hy sinh hết”, vị trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp nói.
Đại tá Phương kể lại, ông bắt đầu làm trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chiến dịch Biên Giới (1950) khi mới 22 tuổi. Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc thắng lợi, ông chia tay với vị Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Sau này, mỗi lần đại tướng vào TP HCM, đại tá Phương lại có dịp ân cần trợ giúp cho “người anh cả”.
Là trợ lý nên ông có điều kiện hiểu biết nhiều về đại tướng kể cả thời niên thiếu của ông. “Quê tôi vào mùa gặt thường thuê phường gặt. Ngày gặt ngoài đồng, tối về giã gạo mọi người luôn miệng hát “Khoan khoan hò khoan”, do vậy mà tôi rất thuộc bài giã gạo. Những năm mất mùa đói kém, nhà tôi phải đi vay thóc về giã mới có ăn. Sau mùa gặt, tôi cùng mẹ đi trả nợ bị địa chủ Bá Hai ở Mỹ Lộc buộc phải đem thóc ra quạt mạnh cho bay hết hạt lép, cuối cùng chỉ còn lại hai phần ba. Mẹ tôi đành chịu, nhà nghèo lại càng nghèo khiến lòng tôi vô cùng căm uất”, ông Phương kể lại câu chuyên đại tướng Võ Nguyên Giáp từng kể cho ông.

Đại tá Hoàng Minh Phương (thứ hai từ bên phải qua) trao bức “Hào khí trăm năm” do nghệ nhân Ý Lan gửi tặng cho Đại tướng. Ảnh: Tá Lâm.
Nhớ lại chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tá Phương kể, tối 25/1/1954, Đại tướng thức trắng một đêm không ngủ suy nghĩ cách đánh. Sáng hôm sau, ông lên thì thấy đại tướng quấn lá ngải cứu xung quanh đầu. Vị trợ lý hỏi: “Anh nhức đầu hay sao?” thì được Đại tướng nói: “Mười một ngày qua mình trăn trở vì chủ trương đánh nhanh thắng nhanh và suốt đêm qua không ngủ được. Chiều nay trận đánh sẽ bắt đầu rồi mà những yếu tố thắng lợi ta chưa nắm chắc. Cậu qua báo với trưởng đoàn cố vấn đề nghị xin làm việc sớm để mình thuyết phục cho kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc tiến chắc”.
Có một kỷ niệm mà trợ lý Phương không bao giờ quên là một lần đến trễ làm thủ tục bay cho Đại tướng. Do miệt mài dịch tài liệu đến 4 giờ sáng nên ông ngủ quên đến gần 7 giờ sáng mới lò mò dậy, trong khi chuyến bay đưa Đại tướng ra nước ngoài công tác khởi hành lúc 7h sáng.
Vội vàng ra sân bay, trợ lý Phương ngồi vào một góc và chờ đợi một trận la mắng của Đại tướng, nhưng vị Tổng Tư lệnh không hề trách móc, trái lại còn hỏi thăm: “Cậu đêm qua thức khuya dịch tài liệu không ngủ phải không? Mình phải kiếm cho cậu một cô vợ để về quản cậu chặt chẽ nếu không cứ thức đêm như thế không tốt”.
“Lúc đó tôi thở phào nhẹ nhỏm. Đại tướng thường rất quan tâm đến anh em chiến sĩ, xem như những người bạn chí cốt. Còn anh em thì quý trọng ông như người anh cả”, trợ lý Phương cười tươi.
Cũng có mặt trong buổi họp mặt, bà Hòa Bình (con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) xúc động trước tình cảm của những chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa giành cho cha mình.

Con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận tranh các cựu chiến binh gửi tặng Đại tướng. Ảnh: Tá Lâm.
“Buổi sáng, trước khi bay vào TP HCM, cháu có báo với ba là sẽ vào Sài Gòn dự buổi họp mặt của các cô, các chú mừng ba 100 tuổi. Ba có nói ba gởi lời hỏi thăm mọi người”, bà Bình kể.
Con gái của Đại tướng cũng cho hay bà từng nghe cha nói: “Hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được ở bên chiến sĩ trên mặt trận”. Và trong những lần gặp mặt các chiến sĩ, đại tướng cũng thường nói: “Chúng ta gặp mặt nhau ở đây là quý lắm rồi “và bao giờ ông cũng nhớ tới những người đã hy sinh. Chính những lần nghe cha nói như thế, bà Hòa Bình mới thấm thía nghĩa tình của những người chiến sĩ.
Thay mặt cho hơn 350 chiến sĩ Điện Biên Phủ, đại tá Phương đã gửi thư chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. “Kính chúc đại tướng duy trì được sức khỏe để sống lâu hơn nữa cùng con cháu và chứng kiến những đổi thay của đất nước”, bức thư viết.
Gặp mặt chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi
QĐND – Chủ Nhật, 21/08/2011, 23:48 (GMT+7)
QĐND – Sáng 21-8, hàng trăm tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các giáo sư, tiến sĩ, cán bộ nghiên cứu, các nhà sử học, nhà văn, nhà báo, nhà doanh nghiệp… trong cả nước đã từng làm việc và giúp việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp về gặp mặt tại nhà riêng của Đại tướng (30 Hoàng Diệu, Hà Nội) cùng gia đình chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (25-8-1911/25-8-2011). Các đại biểu đã xúc động ôn lại những kỷ niệm không bao giờ quên về đức độ, tài năng tuyệt vời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội. Đại tướng là học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là người mẫu mực nhất học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trọn cuộc đời Đại tướng đã cống hiến cho dân, cho nước, được toàn dân thương yêu, quý trọng.

Giáo sư Phan Huy Lê tặng gia đình Đại tướng bức ảnh ông chụp chung với Hội sử học Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Hưng/báo vnexpress
Tại buổi gặp mặt, mọi người trân trọng kính chúc Đại tướng mạnh khỏe, trường thọ và mang đến tặng hàng chục tác phẩm mới nhất của nhiều tác giả trong nước và thế giới viết về Đại tướng vừa được xuất bản. Đại tá Nguyễn Huyên, Trợ lý của Đại tướng vui mừng thông báo sức khỏe của Đại tướng vẫn bình thường, ổn định, tỉnh táo - Đại tướng mới ký Thiếp gửi cảm ơn mọi người đến thăm và chúc thọ Đại tướng.
Nhật Huy

Không có nhận xét nào: