Sau gần 6 tháng xung đột vũ trang qua sự yểm trợ mạnh mẽ của lực lượng quân sự thuộc Khối Minh Uớc Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu là Pháp và Anh, lực lượng đối kháng Libya đã chiếm được Thủ đô Tripoli và đẩy phần lớn gia đình nhà độc tài Gadhafi phải chạy trốn sang xứ Algeria sau 42 năm cai trị xứ này. Chiến thắng của phe nổi dậy vào cuối tháng 8 vừa qua đã đưa Libya trở thành quốc gia thứ ba chấm dứt ách độc tài gia đình trị tại Bắc Phi trong 9 tháng đầu của năm 2011.
Tuy nhiên, diễn tiến đưa đến thắng lợi của cuộc chính biến tại Libya hoàn toàn khác xa cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập. Phe đối kháng tại Tunisia và Ai Cập đã tuân thủ triệt để phương pháp đấu tranh bất bạo động, trong khi phe đối kháng tại Libya đã phải cầm súng chiến đấu sau khi nhà độc tài Gadhafi dùng lực lượng quân đội tấn công và đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của người dân.
Diễn biến bạo động tại Libya đã khiến cho một số người trong chúng ta nêu lên một quan tâm rằng liệu có phải dùng đến bạo động để chống trả lại chính quyền khi họ dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình của người dân hay không? Nói một cách khác là tuy ứng dụng phương pháp đấu tranh bất bạo động để vận động số đông quần chúng tham gia và tránh những đàn áp bạo lực của chính quyền, nhưng có lúc cũng phải dùng bạo lực để chống trả lại công an hay quân đội khi họ ra tay đàn áp; điều này có nên không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhận thức rõ là những chế độ độc tài dù là độc tài cộng sản, quân phiệt hay gia đình trị đều có chung một số bản chất sau đây:
1/ Luôn luôn dựa vào bộ máy công an cũng như quân đội để phô trương sức mạnh của chế độ và dùng nó làm công cụ đàn áp mỗi khi quyền lực của chế độ bị đe dọa.
2/ Sẵn sàng dùng bạo lực để sát hại người dân hay các thành phần đối kháng mà không một chút ân hận hay xao xuyến khi họ coi đó là những người đe dọa đến sự sống còn của chính chế độ.
3/ Bất chấp sự can thiệp hay chế tài của quốc tế.
Để đối phó lại bản chất hung bạo của chế độ độc tài, chúng ta phải tuyệt đối tránh dùng sở đoản của người dân (sợ bạo lực và không có vũ khí trong tay) để đánh vào sở trường của chế độ độc tài (sẵn sàng dùng bạo lực, trấn áp một cách vô tội vạ). Chúng ta phải khai dụng sở trường của người dân (bất hợp tác, bất tuân dân sự, số đông áp đảo, sự liên hệ gia đình), và nhất là hậu thuẫn quốc tế (đồng loạt cắt đứt ngoại giao, cấm vận kinh tế, truy tố ra tòa án quốc tế, phong tỏa tài chánh) để đánh vào chế độ độc tài, hơn là loay hoay đi tìm vũ khí hay kêu gọi thế giới trang bị vũ trang cho chúng ta.
Trong giai đoạn khởi đầu của mọi cuộc đấu tranh quần chúng, người ta thường không nhìn thấy sức mạnh áp lực của đấu tranh bất bạo động. Lý do đơn giản là vì đây là thời kỳ tích tụ sự bất mãn của số đông, khuyến khích các phản ứng bất tuân dân sự để tập hợp quần chúng. Nếu trong giai đoạn đầu dùng lực để đánh trả bạo lực của kẻ cai trị thì hậu quả nhìn thấy ngay là sẽ bị đàn áp nặng nề. Ngoài ra, thành phần công an và mật vụ của chế độ độc tài luôn luôn tìm ra những cơ hội để khiêu khích các phản ứng bạo động của người chống đối, hầu tìm cách đàn áp.
Trong tình hình hiện nay, các chế độ độc tài không sợ những cuộc nổi dậy bằng vũ trang vì dễ bị cô lập bằng sức mạnh bạo lực vượt trội của chế độ, và do thế giới đang rất lo ngại các hoạt động khủng bố. Hơn nữa, các hoạt động mang tính bạo động của lực lượng chống đối, dù giải thích hay trình bày ở bất cứ khía cạnh nào đi nữa, dư luận chung đều cố tình tránh né và muốn thay bằng những cuộc đối thoại bàn tròn, chưa kể đến hai yếu tố quan trọng khác của đấu tranh bất bạo động là lôi kéo, khuyến khích nhiều người dân lên tiếng và đẩy chính quyền rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Do đó, khi đã chọn phương pháp đấu tranh bất bạo động, chúng ta phải cố gắng duy trì phương thức này cho đến khi làm soi mòn toàn bộ lực lượng phe cầm quyền. Thay đổi phương thức đấu tranh để đối phó với những khiêu khích của chế độ độc tài là vô hình chung rơi vào bẫy của kẻ thù. Trường hợp Libya, nhiều người cho rằng phe nổi dậy phải cầm súng chiến đấu chống lại Gadhafi trong suốt 6 tháng liên tục là một thế trận chẳng đặng đừng. Sự chiến thắng quân sự, với ít nhất 50,000 người đã hy sinh và nhiều tổn thất vật chất, hoàn toàn không giúp hàn gắn những thương đau do gia đình Gadhafi gây ra, mà ngược lại đã tạo ra nhiều phe quyền lực và sẽ bắt đầu gây ra những tranh chấp.
Có người nêu ra vấn đề rằng, tuy chủ trương đấu tranh bất bạo động, nhưng khi đám đông gặp phải sự đàn áp thô bạo của một nhóm công an, thì người dân không thể ngồi yên mà phải phản công. Sự phản công này chính là lý cớ để cho công an tăng cường đàn áp, triệt tiêu chính nghĩa và lòng yêu nước của người tham gia đấu tranh.
Tại Việt Nam, với bản chất tham lam và hung bạo của công an, rất có nhiều cơ hội để công an hành xử bạo lực. Trong vụ đàn áp các buổi cầu nguyện tại Thái Hà, tại Tam Tòa cách đây khoảng 3 năm, Cộng sản Việt Nam đã dùng bao lực bằng cách cho xã hội đen khiêu khích và đánh các bà mẹ tới thương tích. Để cô lập nhóm xã hội đen trong tập thể người cầu nguyện, Linh Mục Vũ Khởi Phụng đã kêu gọi “ai là giáo dân ngồi xuống”, thế là những tên công an đóng cai xã hội đen bị phát hiện và phải bỏ trốn.
Mới đây, trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn lãnh hải Việt Nam, lúc đầu công an CSVN chỉ đi theo giữ trật tự không tỏ dấu hiệu gì ngăn cản hay đàn áp. Nhưng từ lúc Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN sang Trung Quốc thảo luận về Biển Đông và hứa với Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện của Trung Quốc là sẽ ngăn chận các cuộc biểu tình, thì một tuần sau đó, công an đã ra tay đàn áp như đạp lên mặt người biểu tình, khiêng người thảy lên xe buýt, đánh đập người biểu tình trọng thương… với mục tiêu là khiêu khích bạo động để lấy cớ dẹp cuộc biểu tình. Thế nhưng người tham gia biểu tình đã không phản ứng.
Tóm lại, khi đã áp dụng phương thức đấu tranh bất bạo động để chống lại chế độ độc tài, không nên tùy tiện hành xử bạo động để chống trả lại một vài hành vi bạo lực do công an hay người của chế độ độc tài gây ra để khiêu khích. Không nên coi trường hợp Libya – dựa vào bạo lực để lật đổ chính quyền Gadhafi – như là một kinh nghiệm. Đây là cuộc đấu tranh hoàn toàn mang tính chất đặc thù, khó xảy ra lần thứ hai với sự hỗ trợ quân sự của NATO. Sự can thiệp vào Libya bằng quân sự của khối NATO đến từ nhiều lý do, trong đó có quyết tâm triệt hạ bộ máy bạo lực Gadhafi bằng mọi giá để giúp cho phe nổi dậy thành công.
Nên nhớ, mục tiêu tối thượng của cuộc cách mạng dân chủ tại những xứ độc tài đều là để xây dựng lại một xã hội công bằng, tự do và hạnh phúc. Trên con đường thực hiện mục tiêu này, phương pháp đấu tranh bất bạo động không những hữu hiệu để chấm dứt các chế độ độc tài tàn bạo, mà còn bảo toàn được sinh mạng và tài sản người dân cho tiến trình xây dựng lại đất nước sau đó.
Trung Điền
Ngày 7/9/2011
Tuy nhiên, diễn tiến đưa đến thắng lợi của cuộc chính biến tại Libya hoàn toàn khác xa cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập. Phe đối kháng tại Tunisia và Ai Cập đã tuân thủ triệt để phương pháp đấu tranh bất bạo động, trong khi phe đối kháng tại Libya đã phải cầm súng chiến đấu sau khi nhà độc tài Gadhafi dùng lực lượng quân đội tấn công và đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của người dân.
Diễn biến bạo động tại Libya đã khiến cho một số người trong chúng ta nêu lên một quan tâm rằng liệu có phải dùng đến bạo động để chống trả lại chính quyền khi họ dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình của người dân hay không? Nói một cách khác là tuy ứng dụng phương pháp đấu tranh bất bạo động để vận động số đông quần chúng tham gia và tránh những đàn áp bạo lực của chính quyền, nhưng có lúc cũng phải dùng bạo lực để chống trả lại công an hay quân đội khi họ ra tay đàn áp; điều này có nên không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhận thức rõ là những chế độ độc tài dù là độc tài cộng sản, quân phiệt hay gia đình trị đều có chung một số bản chất sau đây:
1/ Luôn luôn dựa vào bộ máy công an cũng như quân đội để phô trương sức mạnh của chế độ và dùng nó làm công cụ đàn áp mỗi khi quyền lực của chế độ bị đe dọa.
2/ Sẵn sàng dùng bạo lực để sát hại người dân hay các thành phần đối kháng mà không một chút ân hận hay xao xuyến khi họ coi đó là những người đe dọa đến sự sống còn của chính chế độ.
3/ Bất chấp sự can thiệp hay chế tài của quốc tế.
Để đối phó lại bản chất hung bạo của chế độ độc tài, chúng ta phải tuyệt đối tránh dùng sở đoản của người dân (sợ bạo lực và không có vũ khí trong tay) để đánh vào sở trường của chế độ độc tài (sẵn sàng dùng bạo lực, trấn áp một cách vô tội vạ). Chúng ta phải khai dụng sở trường của người dân (bất hợp tác, bất tuân dân sự, số đông áp đảo, sự liên hệ gia đình), và nhất là hậu thuẫn quốc tế (đồng loạt cắt đứt ngoại giao, cấm vận kinh tế, truy tố ra tòa án quốc tế, phong tỏa tài chánh) để đánh vào chế độ độc tài, hơn là loay hoay đi tìm vũ khí hay kêu gọi thế giới trang bị vũ trang cho chúng ta.
Trong giai đoạn khởi đầu của mọi cuộc đấu tranh quần chúng, người ta thường không nhìn thấy sức mạnh áp lực của đấu tranh bất bạo động. Lý do đơn giản là vì đây là thời kỳ tích tụ sự bất mãn của số đông, khuyến khích các phản ứng bất tuân dân sự để tập hợp quần chúng. Nếu trong giai đoạn đầu dùng lực để đánh trả bạo lực của kẻ cai trị thì hậu quả nhìn thấy ngay là sẽ bị đàn áp nặng nề. Ngoài ra, thành phần công an và mật vụ của chế độ độc tài luôn luôn tìm ra những cơ hội để khiêu khích các phản ứng bạo động của người chống đối, hầu tìm cách đàn áp.
Trong tình hình hiện nay, các chế độ độc tài không sợ những cuộc nổi dậy bằng vũ trang vì dễ bị cô lập bằng sức mạnh bạo lực vượt trội của chế độ, và do thế giới đang rất lo ngại các hoạt động khủng bố. Hơn nữa, các hoạt động mang tính bạo động của lực lượng chống đối, dù giải thích hay trình bày ở bất cứ khía cạnh nào đi nữa, dư luận chung đều cố tình tránh né và muốn thay bằng những cuộc đối thoại bàn tròn, chưa kể đến hai yếu tố quan trọng khác của đấu tranh bất bạo động là lôi kéo, khuyến khích nhiều người dân lên tiếng và đẩy chính quyền rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Do đó, khi đã chọn phương pháp đấu tranh bất bạo động, chúng ta phải cố gắng duy trì phương thức này cho đến khi làm soi mòn toàn bộ lực lượng phe cầm quyền. Thay đổi phương thức đấu tranh để đối phó với những khiêu khích của chế độ độc tài là vô hình chung rơi vào bẫy của kẻ thù. Trường hợp Libya, nhiều người cho rằng phe nổi dậy phải cầm súng chiến đấu chống lại Gadhafi trong suốt 6 tháng liên tục là một thế trận chẳng đặng đừng. Sự chiến thắng quân sự, với ít nhất 50,000 người đã hy sinh và nhiều tổn thất vật chất, hoàn toàn không giúp hàn gắn những thương đau do gia đình Gadhafi gây ra, mà ngược lại đã tạo ra nhiều phe quyền lực và sẽ bắt đầu gây ra những tranh chấp.
Có người nêu ra vấn đề rằng, tuy chủ trương đấu tranh bất bạo động, nhưng khi đám đông gặp phải sự đàn áp thô bạo của một nhóm công an, thì người dân không thể ngồi yên mà phải phản công. Sự phản công này chính là lý cớ để cho công an tăng cường đàn áp, triệt tiêu chính nghĩa và lòng yêu nước của người tham gia đấu tranh.
Tại Việt Nam, với bản chất tham lam và hung bạo của công an, rất có nhiều cơ hội để công an hành xử bạo lực. Trong vụ đàn áp các buổi cầu nguyện tại Thái Hà, tại Tam Tòa cách đây khoảng 3 năm, Cộng sản Việt Nam đã dùng bao lực bằng cách cho xã hội đen khiêu khích và đánh các bà mẹ tới thương tích. Để cô lập nhóm xã hội đen trong tập thể người cầu nguyện, Linh Mục Vũ Khởi Phụng đã kêu gọi “ai là giáo dân ngồi xuống”, thế là những tên công an đóng cai xã hội đen bị phát hiện và phải bỏ trốn.
Mới đây, trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn lãnh hải Việt Nam, lúc đầu công an CSVN chỉ đi theo giữ trật tự không tỏ dấu hiệu gì ngăn cản hay đàn áp. Nhưng từ lúc Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN sang Trung Quốc thảo luận về Biển Đông và hứa với Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện của Trung Quốc là sẽ ngăn chận các cuộc biểu tình, thì một tuần sau đó, công an đã ra tay đàn áp như đạp lên mặt người biểu tình, khiêng người thảy lên xe buýt, đánh đập người biểu tình trọng thương… với mục tiêu là khiêu khích bạo động để lấy cớ dẹp cuộc biểu tình. Thế nhưng người tham gia biểu tình đã không phản ứng.
Tóm lại, khi đã áp dụng phương thức đấu tranh bất bạo động để chống lại chế độ độc tài, không nên tùy tiện hành xử bạo động để chống trả lại một vài hành vi bạo lực do công an hay người của chế độ độc tài gây ra để khiêu khích. Không nên coi trường hợp Libya – dựa vào bạo lực để lật đổ chính quyền Gadhafi – như là một kinh nghiệm. Đây là cuộc đấu tranh hoàn toàn mang tính chất đặc thù, khó xảy ra lần thứ hai với sự hỗ trợ quân sự của NATO. Sự can thiệp vào Libya bằng quân sự của khối NATO đến từ nhiều lý do, trong đó có quyết tâm triệt hạ bộ máy bạo lực Gadhafi bằng mọi giá để giúp cho phe nổi dậy thành công.
Nên nhớ, mục tiêu tối thượng của cuộc cách mạng dân chủ tại những xứ độc tài đều là để xây dựng lại một xã hội công bằng, tự do và hạnh phúc. Trên con đường thực hiện mục tiêu này, phương pháp đấu tranh bất bạo động không những hữu hiệu để chấm dứt các chế độ độc tài tàn bạo, mà còn bảo toàn được sinh mạng và tài sản người dân cho tiến trình xây dựng lại đất nước sau đó.
Trung Điền
Ngày 7/9/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét