Pages

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Quan hệ quốc phòng ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Ấn Độ khiến Trung Quốc khó chịu

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri AK Antony duyệt hàng quân danh dự nhân Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ngày 12/10/2010 tại Hà Nội.

 
 
 
 
 
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri AK Antony duyệt hàng quân danh dự nhân Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ngày 12/10/2010 tại Hà Nội.
Reuters
 
 
Trọng Nghĩa


Nếu sự kiện tàu Trung Quốc gây khó dễ đối với tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ được xác minh, thì đấy là lần đầu tiên sự cố nảy sinh giữa hải quân hai cường quốc này tại vùng Biển Đông. Giới phân tích đã gắn liền sự kiện này với thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền trong khu vực, và với việc các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang khuyến khích New Delhi tăng cường quan hệ với khu vực hầu cân bằng thế lực của Bắc Kinh.


Đối với Trung Quốc, hơn 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của họ, và trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc càng lúc càng gia tăng áp lực, nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực. Các hành động nhiều khi rất hung hăng của Trung Quốc đã làm cho các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền càng lúc càng lo ngại.
Trong tình hình đó, để khỏi phải đơn độc đối phó với Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á, đi đầu là Việt Nam, đã đẩy mạnh chiến lược tăng cường quan hệ với các cường quốc bên ngoài khu vực, cũng quan tâm đến vấn đề Biển Đông, với hy vọng là giảm thiểu được sức ép của Bắc Kinh. Ngoài Hoa Kỳ, Ấn Độ là cường quốc thứ hai được chú ý trong tư cách là một đối tác đáng tin cây giúp cho Đông Nam Á bớt bị Trung Quốc chèn ép.
Về phần mình, New Delhi cũng ngày càng quan ngại trước tiềm lực quân sự gia tăng của Trung Quốc, đồng minh thân cận của Pakistan, đối thủ truyền thống của Ấn Độ. Trong khuôn khổ chính sách ‘’Đông tiến’’ (Look East) đề ra từ đầu thập niên 1990, New Delhi ngày càng muốn thắt chặt thêm quan hệ mọi mặt với vùng Đông Nam Á, trong đó có quan hệ quốc phòng.
Trong lãnh vực quân sự, New Delhi ngay từ đầu, đã có những quan hệ khá chặt chẽ với Việt Nam, nhất là trong vấn đề vũ khí vì lẽ Ấn Độ là quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực sản xuất và bảo trì vũ khi, thiết bị quân sự do Liên Xô (và sau này là Nga) sản xuất vốn đang được quân đội Việt Nam sử dụng.
Theo ghi nhận của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học viên Quốc phòng Úc, thì vào năm 2000, hai bên đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng trong đó có cả việc Ấn Độ đồng ý giúp Việt Nam nâng cấp đội máy bay MiG-21 của mình, cũng như đội hộ tống hạm và tàu tấn công nhanh.
Qua năm 2007, Việt Nam và Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược, và ngay sau đó, Ấn Độ đã cung cấp cho Việt Nam với một số lượng lớn phụ tùng thay thế để duy trì hoạt động của đội tàu có từ thời Liên Xô, đồng thời hiện đại hóa năng lực chống tàu ngầm của quân đội Việt Nam. Ngoài ra, tàu hải quân Ấn Độ bắt đầu ghé cảng Việt Nam thường xuyên hơn.
Theo nhân xét của giáo sư Thayer, hợp tác quốc phòng Việt Ấn thể hiện một sự tương đồng chiến lược, giúp cho hai bên mở rộng khả năng ứng phó với Trung Quốc và các cường quốc khác. Qua Việt Nam, Ấn Độ có thêm điều kiện tăng cướng quan hệ với ASEAN và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Đông Á, còn nhờ Ấn Độ, Việt Nam tránh được việc bị lệ thuộc vào một cường quốc duy nhất.
Quan hệ quốc phòng được tăng cường giữa Việt Nam với Ấn Độ đương nhiên không làm cho Trung Quốc hài lòng. Ấn Độ đã từng có những mối liên lạc quốc phòng chặt chẽ với Singapore, Indonesia hay Malaysia, Thái Lan, những nước cùng chia sẻ quan tâm với họ về vùng biển Andaman, bên Ấn Độ Dương, hay eo biển Malacca, phía Nam Biển Đông.
Tuy nhiên, các quan hệ đó dường như không làm Bắc Kinh khó chịu bằng việc tàu chiến Ấn Độ lần ngược lên phía Bắc Biển Đông, trong khuôn khổ các thỏa thuận ký kết với Việt Nam. Hành động chưa từng thấy là chận đướng xét hỏi chiếc INS Airavat có thể được xem là phương cách Trung Quốc biểu thị thái độ bực bội của mình.

Không có nhận xét nào: