Danlambao - Chiều ngày 21/09/2011, bà Phạm Thị Phượng đã bị Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai tuyên án 11 năm tù với các cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm giả tài liệu và tổ chức người khác trốn đi nước ngoài". Bà Phạm Thị Phượng (sinh năm 1945) là thành viên của Đảng Vì Dân. Cách đây hơn một năm, ngày 21/04/2010, bà Phượng khi bị cơ quan CA bắt giữ trong một vụ án xôn xao dư luận với cáo buộc "đặt bomb khủng bố", điều đáng chú ý là khi ấy bà đã 65 tuổi.
Các thông tin cho biết, bà Phượng và chồng là ông Phạm Bá Huy bị an ninh, mật vụ bắt cóc tại Bangkok - Thái Lan, sau đó hai vợ chồng bị áp giải về VN. Ngược lại, cơ quan CA và báo chí Nhà nước lại nói rằng bà Phượng bị bắt khi đã "xâm nhập" về VN và "lẩn trốn" tại Gò Vấp. Ngoài ra, các thông tin liên quan đến ông Huy, chồng bà Phượng sau đó cũng không được nhắc đến thêm.
Như vậy, sau 17 tháng giam giữ không có tin tức, nhà cầm quyền Việt Nam đã thay đổi tội danh từ "khủng bố" sang "hoạt động lật đổ chính quyền" đối với bà Phượng, cùng với các cáo buộc hình sự khác .
Đảng Vì Dân có trụ sở tại Mĩ đã lên tiếng xác nhận bà Phạm Thị Phượng là thành viên. Trên website, Đảng này cũng đã cóthông tin sơ khởi việc xử án, đồng thời cho biết bà Phạm Thị Phượng bị cáo buộc tổng cộng 4 tội danh, nặng nề nhất là tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" với bản án 11 năm tù giam.
Cũng trên trang nhà, Đảng Vì Dân thông báo "sẽ có bản lên tiếng chính thức sau khi phối kiểm các thông tin nhận được từ Việt Nam"
Liên quan đến diễn biến phiên tòa, CTV Dân Làm Báo cho biết một số thông tin như sau :
"Vụ án được xử tại Tòa án tỉnh Đồng Nai trên đường Cách Mạng Tháng Tám, ở thành phố Biên Hòa,tỉnh Đồng Nai. Cũng như bao vụ án khác về chính trị, dù thông báo là xét xử "công khai" nhưng không có ai là thân nhân của các bị cáo tham dự phiên tòa này. Chỉ một số "quần chúng tự phát" do nhà cầm quyền mời đến ngoài ra không có ai được phép tham gia. Cũng như bao "phiên tòa bỏ túi" khác thì phiên xử bà Phượng cũng nhanh chóng kết thúc sớm.
Cũng cần nhắc lại là vào thời điểm ban đầu khi mới bắt vợ chồng bà Phượng, cả cơ quan CA và báo chí Việt Nam đồng loạt cáo buộc vợ chồng bà Phượng âm mưu tấn công khủng bố bằng cách đặt bom phá tượng ông Hồ Chí Minh, thậm chí "tổ chức đánh bomb bệnh viện, bến xe, bến tàu" nhằm giết hại dân lành. Tuy nhiên, trong phiên tòa này 21.9.2011 hoàn toàn không nhắc đến chuyện bà Phượng xâm nhập vào Việt Nam nhằm đặt bom khủng bố. Các cáo trạng được đưa ra với nội dung cáo buộc khác hẳn tội danh "khủng bố" ban đầu. "
Bà Phạm Thị Phượng trong đoạn video xin "khoan hồng" và "nhận tội khủng bố" do Cơ quan CA Việt Nam làm đạo diễn
Một người thạo tin cho biết, lý do ban đầu phía CA cáo buộc bà Phượng đặt bomb khủng bố có lẽ vì muốn : "tạo dư luận "hoành tráng" cho ngành An ninh nhân kỷ niệm 35 ngày Giải phóng Miền Nam". Nguồn tin này cũng nói thêm, ban đầu nhà nước Việt Nam đã tỏ ra khá lúng túng khi chọn Tòa án để xét xử vụ bà Phượng.
Theo quan sát, có một sự thay đổi đột biến trong cách xưng hô của nhà cầm quyền Việt Nam với các đảng phái đang hoạt động trong và ngoài nước. Nhà cầm quyền Việt nam đã không gọi họ là " tổ chức khủng bố " mà thay bằng tên gọi " tổ chức phản động ".
Cũng liên quan đến vụ việc, một thông tin đáng chú ý được ghi nhận : Sau khi bắt giữ bà Phượng, một ông lãnh đạo Bộ CA đã hùng hồn tuyên bố trên báo Pháp Luật TP : "Hiện nay, sáu người con của Phượng tại Thái Lan đang bị tổ chức “đảng vì dân” khống chế để gây sức ép với Phạm Thị Phượng. Việc bắt được đối tượng này đã phá vỡ âm mưu thâm độc của bọn khủng bố”. Tuy nhiên, thực tế thì ngay sau khi vợ chồng bà Phượng bị bắt, các con của bà đã mau chóng được đưa sang định cư tại Thụy Điển để bảo đảm an tòa, thông qua sự can thiệp của Tổ chức BP SOS.
Ngoài bà Phạm Thị Phượng, còn có nhiều thành viên Đảng Vì Dân khác cũng đang phải chịu cảnh lao tù, đó là các ông Trương Văn Kim, Phùng Quang Quyền, Dương Âu và bà Trương Thị Tám. Những người này bị kết án từ 3 đến 5 năm tù, với cùng tội danh "Trốn đi nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét