Pages

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

THỨC MÀ KHÔNG TRÍ , SĨ MÀ KHÔNG NHÂN

Trong số 36 “vị” ký tên trong miếng giấy lộn kêu là “Thơ ngỏ” gởi cho bọn trùm VC chẳng may có một “vị” là thầy học cũ của tôi: Giáo sư Lê Xuân Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Định cư SEARAC. Thật là mắc cở mà phải nói ra, một lần rồi bỏ!

Năm học lớp Đệ Lục Trường Nguyễn Trãi, Thủ Dầu Một ( Bình Dương), thầy dạy Pháp văn bất ngờ bị gọi động viên. Thầy Khoa mới ngoài Bắc vô được mời thay thế. Hôm bắt đầu dạy, thầy đọc cho trò chép bài giảng văn phạm. Lần sau lên lớp , thầy bảo: Bài giảng bửa trước, câu sau chửi bố câu trước nên nay chép lại bài khác! Thầy Hiệu trưởng nghe thấy phát hoảng mà phải đợi tới hết tam cá nguyệt mới vui vẻ “cám ơn” giáo sư, chào tạm biệt.

Năm 1973, nhân Lễ khai trương Chi nhánh Đông Phương ngân hàng Biên Hòa, đứa học trò cũ của thầy Khoa đang là Phó Tỉnh trưởng sở tại được mời làm khách danh dự. Ông Giám đốc Chi nhánh mới giới thiệu Ông Tổng Giám đốc Ngân hàng Trung ương: Té ra là thầy Khoa của tui. Nhớ câu “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nên mới lễ phép, chấp tay thưa thầy. Thầy kênh kiệu đưa tay ra bắt mà chẳng thèm nói lời xã giao thông thường mặc dầu tên học trò cũ của thầy lúc ấy đã 36 tuổi lại là chức việc số hai trong Tỉnh.

Năm 1990, mới chân ướt chân ráo, bước vào xứ Mỹ, đã nghe thấy anh em cựu tù cải tạo qua trước than phiền: Giám đốc Định cư SEARAC trở cờ, lân la tính làm ăn với VC. Tưởng là ai, té ra lại là thầy Khoa của tui! Vài năm sau thì y như rằng: Báo Thanh niên trong nước viết bài ca ngợi Việt kiều yêu nước Lê Xuân Khoa đem tiền về tài trợ các dự án nuôi tôm ở Cà Mau, Đầm Dơi, Cái Nước. Tới đây thì thằng học trò cũ của thầy hết nhịn: Nó viết bài chọc quê thầy tới bến. Nó mĩa mai thầy là: Chắc lão Xuân Khoe nhớ lại nghề cho vay lấy lãi ngày xưa nên mới mon men về VN xin VC cho làm lại nghề nhà băng thuở trước!?

Gã học trò cũ kể chuyện lòng vòng về ông thầy không nên nết làm chi vậy? Là nó muốn nói về tư cách của một trong số 36 “vị” kêu là “trí thức hải ngoại” là như vậy đó!

Hễ lâu lâu có biến động trong nước là thấy quí vị trí ngủ trong, ngoài nước giật mình thức dậy nói sảng! Nhưng mà thử hỏi trí thức là cái giống gì vậy? Phải chăng hễ ai có cái học vị Tiến sĩ, Kỷ sư, Bác sĩ …. đều là trí thức?

Theo gã nhà quê ít học tui nghĩ thì chữ trí thức là to tát lắm, không phải chỉ có bằng cấp là đạt được, bởi vì chữ kép trí thức có hai phần: Trí và Thức. Thức là kiến thức, hiểu biết ai có học hoặc đọc sách là có kiến thức, cho nên phần nầy là phổ quát ai nấy, ít nhiều đều có. Phần quan trọng là phần trí: Căn bản là “trí” Thông minh, không phải ai cũng có. Vận dụng trí thông minh để hiểu rõ thời cuộc, biến chuyển chánh trị, nhận định tương lai Đất nước, Dân tộc ít người làm được. Những ai có đủ trí và thức như vậy mới xứng danh trí thức.

Còn nói rằng, trong số 36 vị thì vị đứng đầu là Nhà văn Doãn Quốc Sĩ và người đứng chót là Giáo sư, Thạc sĩ nổi tiếng Vũ Quốc Thúc đều có đi tù VC nhiều năm, có lẽ nào không biết rõ Cộng sản!? Về việc nầy thì tôi nghĩ rằng có thể phán đoán được ít nhiều. Thói thường ở ngoài đời thì ai giống nhau thì tụ hội với nhau. Ở trong tù thì cũng y như vậy: Quí vị trí thức thì thủ thỉ với nhau, nói cho nhau nghe nên chỉ nói đi nói lại những gì mình đã từng biết, không có gì mới. Cho nên bó rọ nhiều năm trong bốn bức tường tù, đâu có biết gì thêm.

Muốn biết thêm chút ít dân tình trên đất Bắc không gì bằng lân la chuyện trò với tù hình sự ngoài đó. Việc nầy muốn làm cũng khó, bởi vì tù hình sự và tù chánh trị Miền Nam được giam riêng biệt lập hai khu. Gã nhà quê tui “lù khù có con cù độ mạng” nên mới có dịp chuyện vãn với vài ba chú nhỏ tù hình sự.

Một bửa, được phân công dọn dẹp “nhà lô” của đội tù, nhân giờ nghỉ mới lân la trò chuyện với em nhỏ tù “tự giác” ( Tù sắp mãn án được cho đi lại thong thả, không người canh giữ).
Hỏi: Sao cậu trông còn nhỏ tuổi như vậy mà đã đi tù?

Chắc là lâu ngày không ai hàn huyên, tâm sự nên thay vì trả lời câu hỏi thì em nhỏ tỉ tê, kể lể: Cháu năm nay được mười tám tuổi. Bố mẹ cháu đều là thầy cô giáo Trung học. Năm cháu lên tuổi 12, cháu đánh cắp một lô hàng thương nghiệp trị giá $200. “Họ” bắt cháu bỏ vào trại thiếu nhi phạm pháp, kêu là “ Trường dạy nghề thiếu nhi.” Cháu vác đất sét nung gạch 6 tháng thì được thả. Năm cháu lên 14, thấy bố mẹ cực nhọc mà nhà vẫn nghèo túng, các em nheo nhóc, cháu không chịu được mới đánh cắp lô hàng giá đáng $700. Lần nầy thì bị đưa ra Tòa kêu án 4 năm, ở tù chung với hình sự người lớn. Bớ cháu giận nên từ bỏ! Mẹ vì thương nên vẫn chắt chiu thăm nuôi, đã được mười mấy kỳ rồi, tính ra còn một vài kỳ nửa là mãn án.

Hỏi: Cháu nay đã lớn rồi, chắc kỳ nầy về lo tu tỉnh, làm ăn?

Đáp: Dạ, bố mẹ cháu vừa dạy học vừa cực nhọc làm thêm đủ thứ việc mà không ngóc đầu lên được trong khi “người ta “ ngồi mát ăn bát vàng là bất công. Kỳ nầy về cháu tổ chức làm ăn kỷ hơn, kiếm số tiền kha khá giúp bố mẹ và các em, rồi có vào lại đây thì vào!

Lần khác, nghe cậu thanh niên 25 tuổi, cầm cày cho đội kể: Em ở tù vì can tội “Hiếp người yêu!?” Hồi đó, em 18 tuổi, yêu con gái của ông Chủ nhiệm Hợp tác xã. Mẹ thương em nên mới đánh liều sắm lễ vật đến xin hỏi cưới. Họ chê nghèo nên không chịu gã con. Em mới hẹn người yêu ra chỗ vắng làm chuyện “ván đã đóng thuyền, gạo nấu thành cơm”. Họ vu cho tội hiếp dâm, bắt kêu án tù 7 năm, nay sắp mãn án rồi. Bác coi đó, em cầm cày đất “ Phần trăm” (Đất hương hỏa được cho lại sau đợt sửa sai Cải cách ruộng đất) cho người ta, mỗi ngày được $10 thì họ không cho, bắt em vào làm cho Hợp tác xã, mỗi tháng được 12 kí gạo, tính ra có $40, chỉ bằng 4 ngày cầm cày chui, để rồi chê nghèo, không chịu gã con cho. Như vậy là bất công. Kỳ nầy về, bằng mọi cách, em tính kế làm giàu. Được thì được, bằng không thì có vào lại đây thì vào!”

Trên đây là hai câu chuyện về bất công xã hội. Dưới đây là hai hình ảnh cảm động mà hào hùng về Tự Do và Tôn giáo lâm nguy!

Một bửa đang xếp hàng chờ lãnh cơm cho đội thì nghe có tiếng huyên náo phía sau. Quay lại nhìn thì thấy hai cậu hình sự trạc mười tám đôi mươi vừa trửng giởn vừa đi tới. Thấy chú tù Miền Nam ngó lại, các chú biết là “phe ta” nên một chú lièn phanh áo đưa ngực ra trên đó xâm hình Nữ Thần Tự Do đường nét Á Đông, phía dưới xâm chữ “LIBERTE’” rõ to. Chú kia cũng phanh ngực áo ra trưng hình chiếc thuyền mang Thập Tự Giá đang ngả nghiêng trên sóng ba đào, phía dưới xâm ba chữ S.O.S thiệt bự! Tui lo ngại cho các em, dòm quanh xem sợ bọn ăng ten ngó thấy. Cả hai em đều tươi cười bảo: “Bác đừng lo! Bọn nó ngó thấy cũng không sao. Tụi em chịu đòn bọng đã quen rồi!

Vậy đó, đâu phải ngày nay giới trẻ nhờ truyền thông điện tử mới nhận thức được chế độ độc đoán bất công và ý thức về Tự do, Dân chủ. Từ thập niên 1970s, các em tự thân sống dưới chế độ đó nên đã hiểu tường tận nó rồi. Chỉ vì không ai hướng dẫn, chỉ bảo nên các em mới phản đối chế độ áp bức bất công đó một cách tiêu cực là vi phạm trật tự xã hội do chế độ đó áp đặt để rồi chịu cảnh tù tội thảm thương!

Còn về chữ kép Nhân sĩ thì cũng có hai phần: Nhân và sĩ. Hễ ai có chức phận kha khá trong xã hội thì cũng tạm được về phần sĩ. Nhưng phần nhân thì phức tạp hơn: Ai thì cũng có lòng thương người. Từ khi cắp sách đến trường thì đã ê a đọc “Giáo khoa thư”: Thương người như thể thương thân … Thấy người hoạn nạn thì thương và vân…vân.Nhưng học hiểu thôi thì cái thương đó chỉ nằm trong óc. Phải lăn lóc vào cuộc sống, nhìn tạn mặt nỗi cùng khốn của đám đông nghèo khó thì tình thương đó mới thắm thiết hơn, nhưng cũng chỉ là nhìn từ bên ngoài. Phải đợi đến khi tự thận sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.

Nhìn lại hiện tình Đất nước, đang khi tuổi trẻ, lần đầu tiên vùng lên tranh đấu đòi dân sinh dân chủ, những ông bà tự xưng là Nhân sĩ, Trí thức không khích lệ, cổ võ thì thôi, nở lòng nào bày đặt dâng thơ ngỏ bày biểu bọn ác đảng cải sửa nầy nọ, không khác nào gián tiếp khuyên giới trẻ hãy từ từ, ráng nhận chịu độc tài, áp bức thêm thời gian nữa để chờ bọn hung thần có thời giờ ban ơn bố đức cải sửa, đổi mới, rốt cuộc rồi vẫn“ u như kỷ.” Như vậy đâu phải là nhân sĩ, trí thức.
Như vậy đích thị là: SĨ VÔ NHÂN-THỨC VÔ TRÍ
Nguyễn Nhơn
6/9/11

Không có nhận xét nào: