Pages

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

WikiLeaks tiết lộ công việc của Đức Hồng y Law trong quan hệ Vatican-Việt Nam

(Vatican City, 23-9-2011, CNA) – Việc WikiLeaks cho phổ biến các cáp bí mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng Đức Hồng y Bernard Law người Mỹ đang tích cực làm việc trong quan hệ Vatican-Việt Nam. Sự “tham gia với tính cách cá nhân”của ngài đã giúp xác định cuộc gặp gỡ năm 2009 giữa Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết.
“Phải mất một chuyến viếng thăm Việt Nam vào tuần qua của Đức Hồng y Bernard Law để hoàn thành những sắp xếp chuẩn bị cho chuyến thăm được tiếp tục, theo một người gần gũi với Đức Hồng y cho biết”, một cáp báo cáo bí mật ngày 4-12-2009 gửi từ Đại sứ quán Mỹ cho Tòa Thánh tiết lộ.

Cáp, có chữ ký của Đại sứ Mỹ Miguel Diaz, nói rằng Đức Hồng y Law nói với viên Tham tá Đại Sứ quán rằng ngài đã thảo luận trực tiếp với Việt Nam về quan hệ song phương và về chuyến thăm của Chủ tịch nước.
“Trong các cuộc thảo luận này, phía Việt Nam bày tỏ thiếu sự quan tâm trong quan hệ ngoại giao chính thức nhưng lại quan tâm đáng kể trong việc bảo đảm cho chuyến thăm của Chủ tịch Nước đã được công bố sẽ được tiếp tục”, cáp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết. Đức Hồng y đã không tiết lộ liệu ngài có được bất kỳ sự nhượng bộ nào từ phía Việt Nam để cho chuyến thăm được hiện thực hay không, nhưng điều này dường như có khả năng”.
Trong khi những công bố của WikiLeaks đã thay đổi danh tính những liên lạc viên nhạy cảm của Mỹ, tất cả các cáp đã được công bố dưới hình thức không đổi danh tính khi người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, đã quyết định cho công bố ngày 30-8 hơn 250.000 tài liệu cáp từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Một lưu ý trong cáp 2009 ghi “bảo vệ nghiêm ngặt” danh tính của Đức Hồng y Law.
Những liên hệ của Đức Hồng y với các quan chức Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cũng được ghi lại trong một cáp bảo mật từ Đại sứ quán Hà Nội, ngày 25-11-2009.
Trong chuyến viếng thăm của Đức Hồng y Law nhân kỷ niệm 350 Đạo Công giáo đến trên đất nước, ngài đã thảo luận với các quan chức Mỹ về đề nghị cho một chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam đến Vatican. Ngài cũng thảo luận về khả năng từ chức của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt của Hà Nội, mà Đức Giáo Hoàng sau đó chấp thuận vào tháng 5 năm 2010.
Đức Tổng giám mục phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe và trở thành một nhân vật gây tranh cãi vì những nỗ lực của ngài nhằm thu hồi những tài sản của giáo hội đã bị tịch thu bởi chính phủ cộng sản.
Cáp WikiLeaks đầu tiên đề cập đến Đức Hồng y Law xảy ra trong một cáp gửi đi từ Đại sứ quán Mỹ tại Vatican ngày 30-1-2004. Tài liệu đó nói rằng Đức Hồng y Law xem xét lại với viên chức chính trị của Đại Sứ quán nhân chuyến thăm Việt Nam vào giữa tháng 12-2003 theo lời mời của Đức Hồng y tân cử, Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn.
Vào thời điểm đó, Đức Hồng y Law nhìn thấy không có dấu hiệu nào rằng chính phủ Việt Nam “nhích theo hướng” cho phép Giáo Hội có một vai trò trong xã hội dân sự. Ngài cũng than phiền việc tồn đọng các chủng sinh được chấp thuận vào chủng viện Công Giáo, một việc tồn đọng do “sự cản trở của chính phủ”, cáp báo cáo.
Đức Hồng y nói đến việc ngài đã được lên chương trình để dâng một Thánh Lễ không được chính thức công bố tại một tu viện ở nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, khi Đức Hồng y Hoa Kỳ đến thì chủ nhà nói với ngài rằng cảnh sát đã gọi điện nửa giờ trước khi ngài đến. Họ đã cấm tu viện cho phép “người nước ngoài” chủ tế trong Thánh Lễ.
Đức Hồng y Law đã thấy một số tiến bộ tại Việt Nam vào thời điểm đó. Đức Hồng y Phạm nói với ngài rằng chính phủ “mới đây cho phép” truyền chức cho hơn 30 linh mục, bao gồm cả việc cho phép 3 người du học ở nước ngoài.
Ngài cũng báo cáo có nhiều tân tòng theo đạo Công Giáo trong giáo phận Hưng Hoá. Một số người theo đạo rõ ràng là do nghe các đài phát thanh Kitô giáo truyền thanh từ nước ngoài, sau đó tìm đến các nhà thờ Kitô giáo gần nhất.
Cáp hồi 1-5-2004, do Đại sứ James Nicholson của Hoa Kỳ ký vào lúc đó, mô tả Đức Hồng y Law là “liên lạc viên hữu ích” cho công việc của Bộ Ngoại giao về nhân quyền và tự do tôn giáo.
“Mặc dù ngài hiện nay ở ngoài tầm chú ý của giới truyền thông do việc ngài trở thành nhân vật phải hi sinh về các khủng hoảng lạm dụng tình dục của Giáo Hội Công Giáo, ĐHY Law từ lâu đã hoạt động trong các vấn đề quốc tế và đối thoại liên tôn của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ”, bản cáp tóm tắt. “Ngài cũng có mối liên hệ tốt đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua sứ vụ của ngài đối với các cộng đồng nhập cư của Tổng Giáo phận Boston.
CNA đã liên lạc với Đức Hồng y Law để xin bình luận của ngài, nhưng thư ký của ngài nói rằng ngài “không bao giờ nói chuyện với giới truyền thông”.
Trả lời yêu cầu của CNA ngày 7-9, phát ngôn viên của Vatican Cha Federico Lombardi cho biết: “Như đã được biết, từ đầu Tòa Thánh và Văn phòng Báo chí đã không có ý kiến về việc rò rỉ các tài liệu, mà những tài liệu đó chúng tôi không có trách nhiệm”.
Đức Hồng y Law từ chức Tổng Giám Mục Boston vào tháng 12 năm 2002 sau khi có những tranh cãi dữ dội về việc ngài xử lý các linh mục lạm dụng tình dục.
Hùng Nguyễn dịch.
WikiLeaks exposes Cardinal Law’s work in Vatican-Vietnam relations
WikiLeaks exposes Cardinal Law’s work in Vatican-Vietnam relations
Vatican City, Sep 23, 2011 / 06:16 am (CNA).- The WikiLeaks release of secret and confidential State Department cables has revealed that American Cardinal Bernard Law is actively working in Vatican-Vietnam relations. His “personal involvement” helped confirm the December 2009 meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese President Nguyen Minh Triet.
“It took a visit to Vietnam last week by American Cardinal Bernard Law to finalize arrangements to allow the visit to go forward, according to a person close to the cardinal,” reports a secret December 4, 2009 cable from the U.S. Embassy to the Holy See.
The cable, signed by U.S. Ambassador Miguel Diaz, says that Cardinal Law told the embassy’s deputy mission chief that he discussed bilateral relations and the president’s visit directly with the Vietnamese.
“In these discussions, the Vietnamese expressed little interest in formal diplomatic relations but considerable interest in ensuring the already-announced visit would go forward,” the State Department cable says. “The Cardinal did not reveal whether he obtained any concessions from the Vietnamese in order to confirm the visit, but that seems likely.”
While WikiLeaks releases had been redacting the names of sensitive U.S. contacts, all the cables were released in unredacted form when WikiLeaks founder Julian Assange decided to release over 250,000 State Department cables on Aug. 30.
A notation in the December 2009 cable advises to “strictly protect” Cardinal Law’s identity.
The cardinal’s interactions with U.S. embassy officials in Hanoi are also noted in a confidential cable from the Hanoi embassy, dated November 25, 2009.
During Cardinal Law’s visit for the 350th anniversary of Catholicism in the country, he discussed with U.S. officials the proposed visit of the Vietnamese president to the Vatican. He also discussed the possible resignation of Archbishop Ngo Quang Kiet of Hanoi, which the Pope later accepted in May 2010.
The archbishop faced health issues and became a controversial figure because of his efforts to recover church property confiscated by the communist government.
The WikiLeaks cables first mention Cardinal Law in a January 30, 2004 cable from the U.S. embassy at the Vatican.
That document recounts that Cardinal Law reviewed with the embassy’s political officer his mid-December 2003 visit to Vietnam at the invitation of its new cardinal, Jean-Baptiste Pham Minh Man.
At that time, Cardinal Law saw no signs that the Vietnamese government was “even inching towards” allowing the Church a role in civil society. He also lamented the backlog of students approved for Catholic seminary, a backlog due to “government obstruction,” the cable reports.
The cardinal related that he had been scheduled to say an informal and unpublicized Mass at a rural monastery in Vietnam. However, when the American cardinal arrived his hosts told him that the police had called a half hour before his arrival. They had forbidden the monastery to allow “the foreigner” to preside at Mass.
Cardinal Law did see some progress in Vietnam at the time. Cardinal Pham told him that the government gave “prompt permission” to transfer over 30 priests, including allowing three to study abroad.
He also reported many new conversions to Catholicism in the Diocese of Hung Hoa. Some converts were apparently tuning in to Evangelical Christian radio transmitted from outside the country, then seeking out the nearest Christian church.
The January 2004 cable, signed by then-U.S. Ambassador James Nicholson, describes Cardinal Law as “a useful contact” for the State Department’s work in human rights and religious freedom.
“Though he is currently out of the spotlight due to the media’s fixation on him as the chief scapegoat of the Catholic Church’s sexual abuse crisis, Law has long been active in international affairs and interreligious dialogue at the U.S. Conference of Catholic Bishops,” the cable summarizes. “He is also well-connected to the American Vietnamese community through his ministry to the immigrant communities of Boston.
CNA contacted Cardinal Law for comment, but his secretary said that he “never speaks with the media.”
In a Sept. 7 response to CNA inquiries, Vatican spokesman Fr. Federico Lombardi said:
“As is known, from the beginning the Holy See and the Press Office have made no comments on the leaks, which are documents for which we assume no responsibility.”
Cardinal Law resigned as Archbishop of Boston in December 2002 after intense controversy over his handling of sexually abusive priests.
http://www.catholicnewsagency.com/news/wikileaks-exposes-cardinal-laws-work-in-vatican-vietnam-relations
Vietcatholic

Không có nhận xét nào: