Một người biểu tình phản đối, gần Bộ Nội vụ Ai Cập, Cairo, 21/11/2011
REUTERS/Asmaa Waguih
Hàng chục người chết trong vòng ba ngày xung đột giữa người biểu tình và lực lượng an ninh ở Cairo, chính phủ xin từ chức, đó là những hệ quả tất yếu của việc người dân Ai Cập nay không còn tin tưởng vào quân đội, mà họ đã giao phó trọng trách bảo vệ thành quả cách mạng sau khi lật đổ nhà độc tài Hosni Mubarak.
Việc các quân nhân lên nắm quyền sau khi lật đổ Mubarak vào tháng 2 năm nay đã được đa số người dân Ai Cập hoan nghênh, vì họ biết ơn quân đội đã giữ đúng lời hứa không bắn vào dân. Vào lúc đó, ai cũng nghĩ rằng quân đội là thành trì vững chắc nhất để bảo đảm cho tiến trình dân chủ hóa diễn ra tốt đẹp. Sau khi cách mạng thành công, Ai Cập nằm dưới sự lãnh đạo tạm thời của Hội đồng tối cao quân lực và theo dự kiến sau bầu cử tổng thống ( thời điểm chưa được ấn định ), quyền lực sẽ được trao lại cho một chính phủ dân sự.
Nhưng gần 10 tháng sau, người dân Ai cập đã mất hết tin tưởng vào quân đội, vì họ cho rằng Hội đồng tối cao quân lực muốn bám giữ quyền lực, không tôn trọng những cam kết cải tổ dân chủ và tiếp tục chính sách đàn áp như dưới thời Mubarak. Thay vì giữ đúng lời hứa đứng bên trên mọi tính toán chính trị, chính phủ do các tướng lãnh chỉ định lại gây bất bình dư luận, khi đề nghị những điều khoản Hiến pháp, mà nếu được thông qua, sẽ giúp cho quân đội nằm ngoài mọi kiểm soát của chính phủ dân sự.
Thật ra, theo lời một nhà ngoại giao được hãng tin Reuters trích dẫn, vấn đề là quân đội Ai Cập, trước khi từ bỏ quyền lãnh đạo, muốn đặt ba điều kiện. Thứ nhất, vốn là một định chế của chế độ Mubarak, họ muốn được bảo đảm là sẽ không bị đưa ra tòa như nhà cựu độc tài. Thứ hai, quân đội muốn bảo vệ những quyền lợi kinh tế bao trùm mọi lĩnh vực, từ các nhà máy vũ khí cho đến sản xuất đồ gia dụng. Thứ ba, họ muốn duy trì những đặc quyền và quy chế riêng của quân đội.
Theo nhà ngoại giao nói trên, « từ bỏ quyền lực là cách tốt nhất để duy trì những quyền lợi, nhưng nếu từ bỏ quyền lực mà không có những bảo đảm vững chắc, thì những quyền lợi đó sẽ bị đe doạ. »
Nhưng đối với đa số người dân Ai Cập bây giờ, cách hành xử của quân đội khiến người ta có cảm tưởng là việc lật đổ chế độ Mubarak là một cuộc đảo chính quân sự hơn là một cuộc cách mạng. Nói cách khác, đó chỉ là một cuộc cách mạng nửa vời.
Chính cái tính chất nửa vời này khiến Ai Cập rơi vào khủng hoảng như hiện nay, trong khi chỉ còn chưa tới một tuần nữa là diễn ra bầu cử Quốc hội đầu tiên kể từ khi chế độ Mubarak sụp đổ, bắt đầu từ ngày 28/11.
Trong tình hình này, nhiều nhân vật tên tuổi ở Ai Cập, trong đó có ông Mohamed ElBaradei, đã một lần nữa kêu gọi thành lập một « chính phủ cứu nguy dân tộc ». Đồng thời, họ thúc giục quân đội sửa đổi lịch trình chuyển giao quyền lực cho thành phần dân sự.
Hôm nay 22/11/2011, lần đầu tiên Hội đồng tối cao quân lực đã thừa nhận là đất nước đang khủng hoảng, kêu gọi các lực lượng chính trị cấp tốc đối thoại với nhau để tìm phương cách nhanh chóng thoát ra khủng hoảng. Nhưng quảng trường Tahir hôm nay vẫn tiếp tục vang lên những khẩu hiệu đòi Hội đồng tối cao quân lực từ chức, giống như thời điểm mà người dân Ai Cập đồng loạt đứng dậy xóa sổ chế độ độc tài Mubarak.
Như vậy, có thể nói là cách mạng Ai Cập đang đi vào một bước ngoặc với nguy cơ là nước này rơi vào hỗn loạn, thay vì tiếp bước trên con đường dân chủ hóa.
Nhưng gần 10 tháng sau, người dân Ai cập đã mất hết tin tưởng vào quân đội, vì họ cho rằng Hội đồng tối cao quân lực muốn bám giữ quyền lực, không tôn trọng những cam kết cải tổ dân chủ và tiếp tục chính sách đàn áp như dưới thời Mubarak. Thay vì giữ đúng lời hứa đứng bên trên mọi tính toán chính trị, chính phủ do các tướng lãnh chỉ định lại gây bất bình dư luận, khi đề nghị những điều khoản Hiến pháp, mà nếu được thông qua, sẽ giúp cho quân đội nằm ngoài mọi kiểm soát của chính phủ dân sự.
Thật ra, theo lời một nhà ngoại giao được hãng tin Reuters trích dẫn, vấn đề là quân đội Ai Cập, trước khi từ bỏ quyền lãnh đạo, muốn đặt ba điều kiện. Thứ nhất, vốn là một định chế của chế độ Mubarak, họ muốn được bảo đảm là sẽ không bị đưa ra tòa như nhà cựu độc tài. Thứ hai, quân đội muốn bảo vệ những quyền lợi kinh tế bao trùm mọi lĩnh vực, từ các nhà máy vũ khí cho đến sản xuất đồ gia dụng. Thứ ba, họ muốn duy trì những đặc quyền và quy chế riêng của quân đội.
Theo nhà ngoại giao nói trên, « từ bỏ quyền lực là cách tốt nhất để duy trì những quyền lợi, nhưng nếu từ bỏ quyền lực mà không có những bảo đảm vững chắc, thì những quyền lợi đó sẽ bị đe doạ. »
Nhưng đối với đa số người dân Ai Cập bây giờ, cách hành xử của quân đội khiến người ta có cảm tưởng là việc lật đổ chế độ Mubarak là một cuộc đảo chính quân sự hơn là một cuộc cách mạng. Nói cách khác, đó chỉ là một cuộc cách mạng nửa vời.
Chính cái tính chất nửa vời này khiến Ai Cập rơi vào khủng hoảng như hiện nay, trong khi chỉ còn chưa tới một tuần nữa là diễn ra bầu cử Quốc hội đầu tiên kể từ khi chế độ Mubarak sụp đổ, bắt đầu từ ngày 28/11.
Trong tình hình này, nhiều nhân vật tên tuổi ở Ai Cập, trong đó có ông Mohamed ElBaradei, đã một lần nữa kêu gọi thành lập một « chính phủ cứu nguy dân tộc ». Đồng thời, họ thúc giục quân đội sửa đổi lịch trình chuyển giao quyền lực cho thành phần dân sự.
Hôm nay 22/11/2011, lần đầu tiên Hội đồng tối cao quân lực đã thừa nhận là đất nước đang khủng hoảng, kêu gọi các lực lượng chính trị cấp tốc đối thoại với nhau để tìm phương cách nhanh chóng thoát ra khủng hoảng. Nhưng quảng trường Tahir hôm nay vẫn tiếp tục vang lên những khẩu hiệu đòi Hội đồng tối cao quân lực từ chức, giống như thời điểm mà người dân Ai Cập đồng loạt đứng dậy xóa sổ chế độ độc tài Mubarak.
Như vậy, có thể nói là cách mạng Ai Cập đang đi vào một bước ngoặc với nguy cơ là nước này rơi vào hỗn loạn, thay vì tiếp bước trên con đường dân chủ hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét