Pages

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Suy Nghĩ Về Lòng Trung Thực

Tác giả : Dân Sài Gòn
Suy Nghĩ Về Lòng Trung Thực
NhânĐọc Các Diễn Văn Khai Giảng Năm Học Mới Ơû Việt Nam (2011-2012)
Dân Sài Gòn
(LTS: Bài viết sau đây từ người ký tên Dân Sài Gòn, đang cư ngụ tại VN, gửi trực tiếp tới Việt Báo. Bài viết nhận định về một khía cạnh rằng 'lòng trung thực' đang bịxói mòn ở VN.)
TRÍCH:
Kính thưa: Các đồng chí lãnh đạo. Thưa các quý đại biểu và các vị khách quý.Thưa toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!
Trong không khí vui mừng phấn khởi, với niềm tự hào và sự tin tưởng sâu sắc về những thắng lợi sẽ đạt được trong năm học mới, hôm nay thầy cô giáo và học sinh trường THCS và THPT Lê Hồng Phong long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2011-2012; là năm học có chủ đề “Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
…Năm học 2010-2011 vừa qua là năm học đầu tiên nhà trường được thành lập đi vào hoạtđộng và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đề ra, thực hiện được sứ mệnh cao cả là tạo lập được cơ sở nền tảng quan trọng ban đầu, làm tiền đềcho nhà trường phát triển vững chắc trong những năm học tiếp theo.

…Giữvững để phát huy kết quả đã đạt được, trong năm học 2011-2012 này, nhà trường tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành. Tăng cường công tác quản lý học sinh, tiếp tục thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; nâng cao hiệu quả dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Kính thưa: …
Hôm nay, trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỉ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, trường THCS và THPT Đoàn Thị Điểm long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2011-2012.
Trước tiên, cho phép tôi thay mặt Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, cùng toàn thể các thầy cô giáo và các con học sinh toàn trường xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo của Bộ GD&ĐT, Hội đồng Đội TW, UBND Thành PhốHà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội, quý vị đại biểu đại diện cho các cơ quan ban ngành của Thành Phố Hà Nội...
…Với mục tiêu xây dựng Đoàn Thị Điểm thành một tr¬ường chất lượng cao, trong năm học mới này bên cạnh việc cùng với ngành giáo dục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đồng thời tiếp tục triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi đềnghị các thầy, cô giáo và toàn thể các em học sinh toàn trường tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, phấn đấu có nhiều hơn số học sinh đạt giải trong kỳ thi cấp thành phố; tỉ lệ học sinh dự thi vào các trường chuyên, lớp chuyên, tỉ lệ học sinh đỗ vào đại học cao hơn năm học trước; tăng cường chất lượng các hoạt động liên kết giáo dục, tìm kiếm học bổng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhiều cuộc thi có tính chất quốc tế để tạo cho các con nhiều cơ hội du học tại các nước tiên tiến…
Kính thưa …
Sựnghiệp giáo dục luôn là một lĩnh vực quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Cách đây 66 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tâm huyết gửi thư cho các thày cô giáo và các em học sinh nhân ngày Lễkhai giảng đầu tiên của nước VNDCCH với lời căn dặn: “Non sông Việt Nam có trởnên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em...”
Ngày nay, khi đất nước ta bước vào thời kì hội nhập, thời đại của CNH, HĐH, giáo dụcđược coi là “quốc sách hàng đầu” và trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện tốt sứ mệnh “ nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Trường TH, THCS và THPT Văn Lang bước sang tuổi thứ 7, nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, chúng ta không khỏi tự hào vì nhà trường đã và đang đi đúng theo lộ trình đã xây dựng. Trường của chúng ta đã từng bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng với những minh chứng cụ thể:…
HẾT TRÍCH
Trênđây là trích đoạn của một số bài diễn văn khai giảng năm học mới 2011-2012 của một số ngôi trường trung học trên cả nước Việt Nam mùa thu vừa qua…
Những bạn đã từng cắp sách đến mái trường Việt Nam trong những năm tháng sau 1975, các bạn nhận thấy gì qua những bài diễn văn này?
Nhận xét đầu tiên là những bài diễn văn này không khác nhau gì mấy, cho dù chúng ởnhững tỉnh thành khác nhau từ Bắc chí Nam của đất nước.
Nhận xét thứ hai là những bài diễn văn này cũng tương tự so với những bài diễn văn đãđọc trong những ngày tựu trường cách đây vài chục năm.
Chúng không thể hiện một chút gì về cuộc khủng hoảng, xuống cấp trầm trọng của nền giáo dục Việt Nam. Chính giới truyền thông đã báo động trong suốt hơn một chục năm qua về sự xuống cấp này. Những căn bệnh giáo dục nan y đến nỗi cho dù báo chí, người dân được phép chỉ trích, mổ xẻ cả chục năm rồi mà vẫn không chưa tìm ra lối thoát.
Chúng không thể hiện một chút gì về nguyện vọng của nhiều phụ huynh có tiền ngày nay: cho con đi du học. Động cơ chính của nhiều người không phải là để sau này con mình thành tài về giúp nước. Động cơ du học là để thoát khỏi nền giáo dục lạc hậu của đất nước mình. Là để tìm cơ hội ở lại trên đất nước du học. Hoặc nếu có vềlại, thì mảnh bằng có từ nước ngoài là cơ hội để có những công việc làm với đồng lương cao hơn hẳn so với bằng cấp trong nước.
Những bài diễn văn này để lại cho chúng ta những cảm xúc gì?
Đối với một số người, đó có thể là sự tuyệt vọng về cơ hội cải tổ nền giáo dục của Việt Nam ngày hôm nay. Đã hơn 35 năm rồi, mà những người lãnh đạo giáo dục vẫn chỉ có một luận điệu như thế. Họ thật sự nghĩ gì? Nếu không phải họ, ai sẽ là người cải tổ nền giáo dục Việt Nam?
Nhưngđối với một số người khác, sự tuyệt vọng về nền giáo dục của nước nhà vẫn chưa phải là điều xấu nhất. Họ rùng mình khi nghĩ đến việc con cái mình hằng năm phải tiếp tục nghe những bài diễn văn như thế. Cả người đọc lẫn người nghe đều không tin vào những vào những điều mình nghe, mình nói. Ngay trong mái trường Việt Nam, thế hệ trẻ đã tập làm quen với những điều dối trá. Sự mất gốc về mặt đạo đức này mới chính là hiểm họa lớn nhất cho tương lai của đất nước chúng ta.
Thực ra thì không có một xã hội nào mà không tồn tại sự gian dối. Không có quốc gia nào, địa phương nào dám khẳng định là cư dân mình chỉ có người chân thật. Vấn đềquan trọng ở chỗ là xã hội đó có thực sự đề cao sự trung thực, và phản ứng nhưthế nào trước sự gian dối. Trường trung học Mỹ không có môn đạo đức công dân. Nhưng “Honest” là một trong những giá trị mà xã hội Mỹ tôn sùng, và người Mỹxem “Fraud” như là một trọng tội. Trong học đường Mỹ, tội “copy” là một điều nhục nhã đối với học sinh, luôn nhận được những sự trừng phạt nặng nề nhất từ thầy cô. Tổng Thống Nixon từ người hùng biến thành tội đồ của dân tộc Mỹ, phải mất chức vị chỉ vì bị phát hiện gian trá trong vụ Water Gate.
Không khó lắm để tìm ra minh chứng về tính trung thực của người Nhật. Có một ví dụ vềthái độ của xã hội Nhật đối với sự gian dối có liên quan đến Việt Nam là vụ án “Đại Lộ Đông Tây”. Vào năm 2008, sau khi có bằng chứng là công ty PCI của Nhật đã đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ để bảo đảm được trúng thầu, 04 quan chức của công ty này đã bị bắt ngay lập tức. Chính phủ Nhật đã phải chính thức xin lỗi dân Nhật, vì tiền thuế của họ đã bị chính phủ của họ xử dụng một cách nhem nhuốc. Chính phủ Nhật đã đình chỉ toàn bộ các khoản vốn vay viện trợ cho Việt Nam, cho đến khi chính phủ Việt Nam chịu đem ông Sỹ ra xử để làm vật tế thần. Điều mỉa mai là chính phủ Việt Nam ban đầu còn chối, định dấu nhẹm chuyện này, và chỉ có hành động sau khi bị áp lực từ chính phủ Nhật!
Còn xã hội Việt Nam ngày nay có thái độ ra sao với sự gian dối?
Chuyện gian lận thi cử trong học đường là một trong những loại chuyện vui cười phổ biến trong xã hội chúng ta.
Chuyện quan chức Việt Nam mua bằng cấp giả để thăng quan tiến chức là chuyện ai cũng biết.
Chuyện công an giao thông nhận hối lộ là chuyện “thường ngày ở huyện”, là chuyện mà đứa con nít nào ngồi trên xe đi du lịch với gia đình đều thấy, vì bác tài xế làm chuyện này thường xuyên trên xa lộ.
Chuyện tài xế taxi ăn gian cước phí của khách hàng bằng đủ mọi hình thức được giải thích bằng mục tiêu cơm áo, không làm như vậy thì không sống nổi.
Chuyện sản xuất ra những sản phẩm gian dối, vô trách nhiệm đối với người tiêu dùng được giải thích bằng mục tiêu lợi nhuận trên hết.
Còn nhiều lắm lắm những ví dụ như vậy. Sự dối trá đã thống trị xã hội Việt Nam. Người Việt Nam, từ người già đến con nít, đã phải làm quen với sự gian dối, tìm cách biện minh cho sự gian dối. Lúc đầu, chắc cũng có nhiều người thấy khó chịu trước sự dối trá. Nhưng nó xảy ra nhiều quá, rồi từ từ cũng quen. Rồi một ngày nào đó, nhận thấy rằng không dối trá thì mình bị thiệt thòi trong xã hội, những người trung thực cũng bắt đầu ăn gian nói dối một chút. Rồi mỗi ngày một nhiều…
Thửnhìn lại, trong xã hội Việt Nam ngày nay, những con người chân thật thường có địa vị xã hội ở trên cao hay dưới thấp? Có còn ai thực sự tin rằng “thật thà là cha quỉ quái”? Có còn mấy ai dám dạy con cái mình rằng người ở hiền sẽ gặp lành, rằng người thật thà vẫn có chỗ đứng trong xã hội?
Có một điều chắc chắn đúng trong lịch sử nhân loại: không có một đất nước nào trởthành một cường quốc bằng những người dân không coi trọng sự trung thực, lấy sựgian dối làm lẽ sinh tồn.
Vẫn chưa có ai trong chính quyền, xã hội Việt Nam đứng ra nhận lãnh trách nhiệm khôi phục lại giá trị của lòng trung thực của người Việt Nam. Như vậy có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bất lực?
Chưa hẳn là như vậy. Việc gìn giữ giá trị của lòng trung thực vẫn có thể thực hiện được bởi một đơn vị cơ bản của dân tộc Việt từngàn xưa: gia đình…
Nếu trong gia đình bạn vẫn kiên trì dạy con mình giữ gìn lòng trung thực, thì xã hội sẽ khó biến chúng thành những kẻ gian dối. Nếu có một vài gia đình cùng tin tưởng vào giá trị của lòng trung thực liên kết lại, việc gìn giữ niềm tin vào lòng trung thực sẽ vững mạnh hơn. Làm được một điều nhỏ như vậy, bạn đang gìn giữ được kho báu lớn nhất để khôi phục Việt Nam trong tương lai: yếu tố con người.

Không có nhận xét nào: