Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Thanh Toán Chế Độ Độc Tài Giáo Trị tại Ba Tư!

Lật Đổ Các Giáo Sĩ Ayatollah Bằng Cách Nào

By Jamsheed K. Choksky – PBD dịch

Tây Phương nên oanh kích vào các lực lượng quân sự và bán quân sự của Tehran, làm tê liệt guồng máy đàn áp người dân trong nước của chế độ này.

Tại sao mối nguy hiểm vì chương trình nguyên tử của Iran càng ngày càng gia tăng mà Hoa Kỳ và các nước khác lại chỉ tự giới hạn vào các cuộc thương thuyết, trừng phạt kinh tế và xâm nhập điện tử mà thôi? Không có cách nào trong số này có hiệu quả hoặc đem lại các thay đổi bền vững.

Lập luận chính phản đối hành động quân sự là có thành công thì nhiều lắm cũng chỉ làm trì trệ chương trình nguyên tử của Iran được vài năm, và Tehran sẽ trả đũa trực tiếp và qua những thành phần tay sai, khiến Hoa Kỳ bị lôi vào một cuộc chiến khác không thắng được. Nhiều người sợ rằng lòng yêu nước của người dân Iran sẽ dâng cao và họ bênh vực chế độ của họ, làm sụp đổ hy vọng thay đổi chế độ trong nhiều thập niên tới và khiến cho số dân của Iran phần lớn thân Tây Phương lại chống Tây Phương lần nữa mà có lợi nhiều cho giới giáo sĩ Hồi Giáo ở đây.
Các mối lo ngại này là dựa trên trường hợp tệ hại nhất có thể xảy ra, tức là dựa vào giả định là Iran có tài nguyên để kiến thiết lại nhanh chóng, trả đũa mà không hề bị cản trở, và vận động được người dân thường tại Iran hậu thuẫn cho một chế độ vốn bị họ căm thù vì dùng bạo lực đàn áp những người bất đồng chính kiến, bóp nghẹt các quy tắc xã hội, thất bại về kinh tế và các chính sách tự cô lập. Nhưng nhà cầm quyền Iran cũng đã bị suy yếu vì tranh chấp nội bộ công khai giữa các phe phái cầm quyền bị nhiều người căm ghét.
Chúng ta không nên kết luận là không thể tránh được một nước Iran rồi sẽ có vũ khí nguyên tử. Thay vì thế chúng ta phải nghĩ đến một cách khác để đương đầu với mối đe dọa này. Mục tiêu thực sự của các chiến dịch không kích không phải chỉ nhắm vào các cơ sở nguyên tử của Iran mà còn nhằm gây tê liệt khả năng của các giáo sĩ cai trị có thể đàn áp cuộc nổi dậy của người dân để lật đổ họ.
Cuộc nổi dậy của người dân vào năm 2009, được gọi là Cuộc Cách Mạng Xanh, đã tiêu tan vì không bao nhiêu người thấy có hy vọng gì gom góp được lực lượng cần thiết để đánh bại Đoàn Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo (IRGC) và các lực lượng bán quân sự Basij đã ra tay thật dã man để thi hành quyền lực của Lãnh Tụ Tối Cao Ayatollah Ali Khamenei. Nhưng tình trạng bất mãn và phẫn uất vẫn ăn sâu trong mọi tầng lớp xã hội và kinh tế, ngay cả trong giới công chức hành chánh, binh sĩ, và các viên chức được bầu lên

Những người biểu tình đang cố cầm máu cho một thiếu nữ bị lực lượng bán quân sự Basij bảo vệ chế độ tại Iran bắn hạ.

Tình trạng này có nghĩa là các cuộc không kích của Tây Phương nên nhắm vào các cơ sở sản xuất quân sự khác và các căn cứ của IRGC và Basij. Khi các lực lượng ngoại quốc đánh nát các lực lượng thi hành quyền lực kềm kẹp đó thì người dân Iran lại có cơ hội nổi dậy. Như một nữ ca sĩ nhạc rap tại Tehran có nói: “Không có chế độ nào có thể tồn tại được lâu bằng cách hăm dọa và bạo lực. Chúng tôi đã sẵn sàng và đang chờ đợi. Chế độ tưởng là họ đã dập tắt được lửa. Chúng tôi là những viên than đang cháy âm ỉ bên dưới lớp tro.”
Những lời tuyên bố của IRGC nói rằng họ có thể trả đũa đáng kể đều phần lớn là khoác lác. Các khinh tốc đĩnh và tiềm thủy đĩnh loại nhỏ của Hải Quân Iran trong Vịnh Ba Tư và lực lượng pháo binh lục quân dọc theo Eo Biển Hormuz có thể bị loại khỏi vòng chiến bằng những cuộc oanh kích chính xác, và do đó dẹp được bất cứ mối đe dọa nào đối với hoạt động mậu dịch đường biển trong vùng này, kể cả những chuyến tàu chở dầu thô.
Tuy có thể không tiêu diệt được hoàn toàn chương trình nguyên tử nhưng cũng gây hư hại được đến mức ngay cả các cơ sở nằm sâu trong lòng đất cũng phải mất nhiều năm mới khôi phục được. Quan trọng hơn hết, sau khi Basij và IRGC đã bị tổn thất nặng nề về khả năng áp đặt quyền lực của chế độ lên người dân thì sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi thấy nhiều tầng lớp dân chúng tại Iran lại vùng lên để cởi ách cai trị của giới giáo sĩ.
Tại Libya, cuộc nổi dậy lật đổ được chế độ độc tài 42 năm là một thí dụ về thay đổi chế độ thành công. Một thí dụ nữa là người dân tại Syria đang cố chấm dứt chế độ độc tài cả nửa thế kỷ nay. Cách đây vài tháng, có mấy ai lại tin nổi sẽ xảy ra các cuộc cách mạng này. Hơn nữa, một cuộc nổi dậy của người dân Iran sẽ là chống lại thành phần chính trị đạo Hồi chứ không phải là thành phần này nổi dậy. Nếu giới giáo sĩ của Iran bị suy yếu trầm trọng hoặc bị lật đổ, Iran sẽ ngừng bảo trợ quân khủng bố và các chế độ độc tài, khiến các tổ chức như Hamas và Hezbollah, và giới lãnh đạo như Bashar al-Assad, Kim Jong Il và Hugo Chávez càng trở nên suy yếu hơn nữa.
Một nước Iran mới sẽ cần được trợ giúp về kinh tế và hướng dẫn về chính trị, từ Hoa Kỳ và Âu Châu, để phát triển một thể chế cai trị đại diện dân cử. Đó là một lãnh vực đáng đầu tư. Quan trọng nữa là dù cho một nước Iran nổi lên sau thời kỳ cai trị của các giáo sĩ có dần dần gầy dựng lại lực lượng quân sự của họ và tiếp tục lại chương trình nguyên tử, các vũ khí này sẽ không nằm trong tay một chế độ có thái độ thù địch với phần lớn thế giới đến như thế.
Thay đổi chế độ vẫn là cách tốt nhất để giải quyết mối đe dọa nguyên tử của giới giáo sĩ này, và hay nhất là do chính người dân Iran nổi lên thay đổi. Phá vỡ guồng máy đàn áp của chế độ giáo sĩ này sẽ giúp cho cuộc nổi dậy của người dân dễ thành công hơn. Bằng các hành động cương quyết như thế, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể giúp người dân Iran đưa làn sóng nổi dậy năm 2009 của họ lên cao điểm tột độ thật thích đáng.
Mr. Choksy is professor of Iranian studies, senior fellow of the Center on American and Global Security, and former director of the Middle Eastern studies program at Indiana University.

Source: The Wall Street Journal

Không có nhận xét nào: