Tu sĩ Tây Tạng tại Tứ XuyênẢnh chụp tháng 11/2011
REUTERS/Carlos Barria
Tú Anh_RFI
Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng trên 60 tuổi sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí 120 nhân dân tệ mỗi tháng và bảo hiểm bệnh tật. Các biện này do Tân Hoa Xã loan báo hôm qua 24/11/2011 bắt đầu có hiệu lực kể từ đầu năm 2012. Trong bối cảnh căng thẳng tại các vùng Tây Tạng tự trị với 10 vụ tự thiêu, Bắc Kinh tìm cách mua ổn định xã hội bằng tiền tỷ.Bôi nhọ không xong, đàn áp không hiệu quả, chính quyền Trung Quốc đổi chiến thuật : kể từ đầu năm tới, tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đến tuổi 60 sẽ được hưởng tiền già khoảng 20 đôla mỗi tháng cũng như có quyền đóng bảo hiểm bệnh tật với giá 10 đôla mỗi năm.
Từ trước đến nay, tăng ni Tây Tạng vẫn đứng ngoài hệ thống bảo hiểm xã hội của Trung Quốc.
Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh phân tích về sự thay đổi chiến lược của chính quyền Trung Quốc :
« Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tây Tạng không che dấu mục tiêu sâu xa của họ : các biện pháp an sinh xã hội nhằm mục đích bảo đảm « ổn định xã hội » tại những khu vực có xáo trộn. Tân Hoa Xã đã giải thích như trên khi loan báo tin này.
Kể từ ngày 01/01/2012, mỗi tu sĩ Tây Tạng trên 60 tuổi sẽ được trợ cấp hưu trí 120 nhân dân tệ, tính theo thời giá hiện nay là vào khoảng 20 đôla. Với 60 nhân dân tệ đóng góp bảo hiểm bệnh tật hàng năm, nhà sư sẽ được hưởng bồi hoàn chi phí y tế và thuốc men khi ốm đau vào khoảng 50.000 nhân dân tệ.
Trợ lý bí thư chi bộ đảng Cộng sản tại Tây Tạng, Ngô Anh Kiệt, tuyên bố : « Đây là một giai đoạn quan trọng tiến đến việc cải thiện đời sống cho người dân Tây Tạng ».
Bên cạnh vấn đề an sinh xã hội cho các tu sĩ, chính quyền còn ban hành các biện pháp về « an ninh » đến tận chùa chiền. Những tu viện nào, tu sĩ nào được danh hiệu « yêu tổ quốc » và « tôn trọng luật pháp » sẽ có tiền thưởng.
Tổng cộng, chính phủ Trung Quốc dự trù chi phí khoảng 50 tỷ đôla từ nay đến năm 2015 qua 226 đề án. Những công trình xây đường giao thông, bệnh viện, trường học cho đến nay vẫn không xóa bớt được những dị biệt giữ hai nền văn hóa.
Vật chất không phải là ước vọng của người xuất gia Tây Tạng. Điều quan trọng đối với họ là được nhìn thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma ban phước lành trước khi qua đời. Vị Phật sống này vẫn bị chính quyền Trung Quốc cấm không cho về Tây Tạng”.
Những cuộc tranh đấu bằng tự thiêu của hơn 10 tu sĩ Tây Tạng ở vùng tự trị Tứ Xuyên kể từ tháng 3/2011 đã làm chính quyền Trung Quốc lúng túng.
Vào tháng 3/2008 ở huyện Aba tỉnh Tứ Xuyên, tu sĩ và dân chúng biểu tình ghi dấu 50 năm cuộc nổi dậy tại Tây Tạng. Trong bối cảnh chuẩn bị Thế vận hội mùa hè, Bắc Kinh đàn áp mạnh gây tử vong cho 28 người Tây Tạng gồm tu sĩ và thế tục.
Theo tổ chức nhân quyền Chiến dịch quốc tế cho Tây Tạng, trong số 2500 tu sĩ của tu viện Kirti, 108 người bị truy tố ra tòa, hơn 300 đã bị an ninh cho xe chở đi mất tích. Cho đến 2011, những biện pháp trấn áp bằng tù đày, tra tấn, cải tạo lao động đã làm số tu sĩ giảm xuống còn 1000.
Vừa sử dụng bạo lực, chính quyền Trung Quốc còn dùng hình thức bôi nhọ phá hại thanh danh tu sĩ.
Bắc Kinh giải thích với Liên Hiệp Quốc là nhiều tu sĩ ở tu viện Kirti uống rượu, tàng trữ phim khiêu dâm và quan hệ với gái mại dâm. Ban tôn giáo chính quyền còn thành lập một tổ kiểm soát đặt bên trong tu viện mang tên « Ủy ban quản lý dân chủ ».
Từ tháng ba năm nay, liên tiếp 11 tu sĩ châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách chà đạp tôn giáo và văn hóa Tây Tạng.
Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh phân tích về sự thay đổi chiến lược của chính quyền Trung Quốc :
« Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tây Tạng không che dấu mục tiêu sâu xa của họ : các biện pháp an sinh xã hội nhằm mục đích bảo đảm « ổn định xã hội » tại những khu vực có xáo trộn. Tân Hoa Xã đã giải thích như trên khi loan báo tin này.
Kể từ ngày 01/01/2012, mỗi tu sĩ Tây Tạng trên 60 tuổi sẽ được trợ cấp hưu trí 120 nhân dân tệ, tính theo thời giá hiện nay là vào khoảng 20 đôla. Với 60 nhân dân tệ đóng góp bảo hiểm bệnh tật hàng năm, nhà sư sẽ được hưởng bồi hoàn chi phí y tế và thuốc men khi ốm đau vào khoảng 50.000 nhân dân tệ.
Trợ lý bí thư chi bộ đảng Cộng sản tại Tây Tạng, Ngô Anh Kiệt, tuyên bố : « Đây là một giai đoạn quan trọng tiến đến việc cải thiện đời sống cho người dân Tây Tạng ».
Bên cạnh vấn đề an sinh xã hội cho các tu sĩ, chính quyền còn ban hành các biện pháp về « an ninh » đến tận chùa chiền. Những tu viện nào, tu sĩ nào được danh hiệu « yêu tổ quốc » và « tôn trọng luật pháp » sẽ có tiền thưởng.
Tổng cộng, chính phủ Trung Quốc dự trù chi phí khoảng 50 tỷ đôla từ nay đến năm 2015 qua 226 đề án. Những công trình xây đường giao thông, bệnh viện, trường học cho đến nay vẫn không xóa bớt được những dị biệt giữ hai nền văn hóa.
Vật chất không phải là ước vọng của người xuất gia Tây Tạng. Điều quan trọng đối với họ là được nhìn thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma ban phước lành trước khi qua đời. Vị Phật sống này vẫn bị chính quyền Trung Quốc cấm không cho về Tây Tạng”.
Những cuộc tranh đấu bằng tự thiêu của hơn 10 tu sĩ Tây Tạng ở vùng tự trị Tứ Xuyên kể từ tháng 3/2011 đã làm chính quyền Trung Quốc lúng túng.
Vào tháng 3/2008 ở huyện Aba tỉnh Tứ Xuyên, tu sĩ và dân chúng biểu tình ghi dấu 50 năm cuộc nổi dậy tại Tây Tạng. Trong bối cảnh chuẩn bị Thế vận hội mùa hè, Bắc Kinh đàn áp mạnh gây tử vong cho 28 người Tây Tạng gồm tu sĩ và thế tục.
Theo tổ chức nhân quyền Chiến dịch quốc tế cho Tây Tạng, trong số 2500 tu sĩ của tu viện Kirti, 108 người bị truy tố ra tòa, hơn 300 đã bị an ninh cho xe chở đi mất tích. Cho đến 2011, những biện pháp trấn áp bằng tù đày, tra tấn, cải tạo lao động đã làm số tu sĩ giảm xuống còn 1000.
Vừa sử dụng bạo lực, chính quyền Trung Quốc còn dùng hình thức bôi nhọ phá hại thanh danh tu sĩ.
Bắc Kinh giải thích với Liên Hiệp Quốc là nhiều tu sĩ ở tu viện Kirti uống rượu, tàng trữ phim khiêu dâm và quan hệ với gái mại dâm. Ban tôn giáo chính quyền còn thành lập một tổ kiểm soát đặt bên trong tu viện mang tên « Ủy ban quản lý dân chủ ».
Từ tháng ba năm nay, liên tiếp 11 tu sĩ châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách chà đạp tôn giáo và văn hóa Tây Tạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét