Pages

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Báo chí Việt Nam đến tuổi trưởng thành


David Brown/Asia Times

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Trong năm tuần qua, công chúng Việt Nam đã tranh luận về các tác động của cuộc chạm súng giữa một gia đình nông dân nuôi cá và một đội công an vũ trang được gửi đến để trục xuất họ tại vùng huyện Tiên Lãng, một khu vực vẫn còn là nông thôn trong thành phố Hải Phòng. Sự kiện này đã nhấn mạnh một niềm tin được nhiều người cảm nhận rằng chính một hệ thống sở hữu đất đai thiếu sót đã khiến người nông dân bị vùi dập bởi các quan chức Đảng tham lam và tham nhũng ở địa phương.
Tường thuật của các phương tiện truyền thông về vụ việc chắc chắn đã khuyến khích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bước vào cuộc tranh cãi. Sau 1 cuộc họp kéo dài ba tiếng, trợ lý chính của ông Dũng, chánh văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam, đã xuất hiện để tuyên bố với các phóng viên rằng nột số tầng lớp quan chức có tội - chứ không phải người nông dân nuôi cá - sẽ bị trừng phạt và thông báo rằng một nỗ lực mới nghiêm túc sẽ được thực hiện để sửa chữa pháp luật về đất đai.

Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết các quyết định của cấp cao, Đam tuyên bố ông có một thông điệp đặc biệt cho các phương tiện truyền thông của Việt Nam. Thủ tướng đã nhờ ông bày tỏ lòng biết ơn của mình đến vai trò của các phóng viên trong cuộc khủng hoảng và hy vọng rằng các phương tiện truyền thông sẽ tiếp tục công việc "phục vụ quốc gia" và "định hướng dư luận" của mình.
Báo chí đã cung cấp nhiều báo cáo kịp thời bao gồm nhiều khía cạnh của vụ việc, phân tích từ các quan điểm khác nhau và trong một cách quan trọng đã giúp các cơ quan chính phủ trung ương nhìn rõ được vấn đề để tiến hành đối phó một cách thích hợp", Đam nói.
Lời khen tặng bất thường từ cấp cao này là rất xứng đáng. Sau vụ náo động Tiên Lãng, phóng viên các tờ báo quốc gia của Việt Nam giữ câu chuyện tiếp tục sôi bỏng, đào bới lên những sự kiện rằng các quan chức đáng chú ý của thành phố Hải Phòng đã lảng tránh trách nhiệm giám sát công việc của huyện và thôn xã. Chỉ trong vài ngày sau vụ chạm súng, báo chí đã hạ uy tín phiên bản của chính quyền cấp huyện về các sự kiện bằng cách trích dẫn lời dân địa phương, những người đã mô tả Vươn, người nông dân tham gia trong cuộc chạm súng, như một người công dân kiên định và có tầm nhìn táo bạo.
Các phóng viên cũng truyền lại cơn giận dữ của dân làng khi các quan chức tuyên bố sai sự thật, rằng "hàng xóm của Vươn" đã quyết định tự phát là trừng phạt anh ta bằng cách phá hủy căn nhà của gia đình anh và đánh cắp một mẻ cá tôm lớn đến lứa bán được của anh. Các phóng viên khác đã tìm đến tận các nông dân nuôi cá địa phương, những người đã kể lại việc họ đã thất bại trong nỗ lực tìm đến một thỏa hiệp với các cán bộ huyện muốn chiếm đoạt trang trại của họ, và việc các cán bộ huyện đã nuốt lời lời hứa về một thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải của tòa án.
Các phóng viên dám hành động đã thuyết phục một người vận hành xe ủi đất để kể lại việc ông đã được các lãnh đạo huyện thuê, bằng tiền đồng tương đương với 70 USD để ủi xập ba ngôi nhà ở trang trại cá của Vươn. Báo chí Việt Nam cũng khua chiêng đánh trống lên một cơn bão của những bài bình luận (thường được viết bởi các quan chức cao cấp đã về hưu) để chia thành từng nhóm khuyết điểm về thủ tục và luật pháp trong chiến dịch "đòi lại đất thuê của Vươn và các nông dân nuôi cá khác" của các quan chức địa phương, phân tích một con sóng triều dâng về những khiếu nại về luật đất đai , và tuyên truyền quan niệm rằng nếu không không sửa chữa, sự cố Tiên Lãng có thể báo trước một cuộc nổi dậy ở nông thôn trên phạm vi cả nước.
Chất lượng của việc thu thập tin tức và độ sắc xảo của các bài biên tập của các blogger ủng hộ vụ việc cho thấy chính phủ trung ương không hề can thiệp hoặc hướng dẫn các phương tiện thông tin về việc tường thuật các sự cố ở Tiên Lãng như thế nào. Báo chí toàn cầu thường xem thường báo chí Việt Nam như những "phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát", một nhãn hiệu thuận tiện mô tả khá chính xác được mối quan hệ phức tạp ấy là gì. Mặc dù vẫn còn bị nhà nước "hướng dẫn", báo chí ngoài luồng của Việt Nam đã trở thành một lực lượng tự chủ hơn trong thập kỷ qua và được cho là những "tổ chức dân sự" hàng đầu của Việt Nam.
Hiện tại có hàng trăm tờ báo đang phát hành, tất cả đều được cấp giấy phép xuất bản dưới sự bảo trợ danh nghĩa của tỉnh, các tổ chức do nhà nước kiểm soát và các cơ quan chính quyền trung ương. Để chắc chắn, hầu hết chỉ là các loại nội san có định kỳ. Tuy nhiên, có đến khoảng ba chục tờ báo, viết cho một đối tượng chung và được phân phối trên khắp nước Việt Nam. Những tờ báo này cạnh tranh tin tức quyết liệt và thường xuyên thu được lợi nhuận từ quảng cáo và tiền bán báo.
Ngoài các báo in và báo trực tuyến, còn có một loại báo không được phép, bao gồm các loại blog, xuất bản từ máy chủ ở nước ngoài và thoát khỏi tầm với của kiểm duyệt nhà nước. Một số blog khá chuyên nghiệp và thực hiện được một nỗ lực nghiêm túc để trình bày các báo cáo khách quan và bình luận về các vấn đề trong ngày, còn những tờ khác, - như ở bất cứ nơi nào trên thế giới - chỉ là một loại châm chọc rỗng tuếch.
Báo chí được phép và không được phép của Việt Nam có một mối quan hệ năng động. Khá nhiều phóng viên nhà nước đã làm việc ngoài luồng như một blogger, nhiều phóng viên khác chắc chắn thưòng xuyên có đọc và phản ứng về các blog. Một sự khác biệt lớn giữa các blogger và những người làm việc cho các phương tiện truyền thông được phép là có đến một số lượng nhiều gấp hai lần những blogger hiện đang phải ở trong tù vì bài viết của mình - sáu so với ba - theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, một nhóm vận động tự do báo chí toàn cầu cho biết.
Báo chí truyền thông như một công việc có tính đạo đức
Người phóng viên làm việc như một nhà biên tập cho phiên bản Anh ngữ trực tuyến này của một tờ báo Việt Nam thường đưọc cho là phản ánh quan điểm cánh tự do của Đảng Cộng sản cầm quyền. Đối với các "trang tiếng Anh", các bài tin thu hoạch từ tờ báo gốc và các nhật báo hàng đầu khác được dịch và đưa lên trang web.
Biên tập viên quản lý và nhà xuất bản lũ lượt kéo đến họp với Bộ Thông tin và Ủy ban Giáo dục và Tuyên truyền Trung ương Đảng vào mỗi thứ Ba, nơi họ và các đồng nghiệp của mình ở các tờ báo khác được cảnh báo về những "vấn đề nhạy cảm". Đôi khi tờ báo cũng bày tỏ ý kiến không chính thống và đôi khi đã thu hút những lời nhắc nhở tại cuộc họp hàng tuần, hoặc có khi nghiêm trọng hơn, là bị khiển trách riêng hoặc trực tiếp.
Khu vực không được biên tập bao gồm các hoạt động nội bộ và các cuộc tranh luận của Đảng; những bài viết có thể gây nghi ngờ đến tính đúng đắn của chính sách chính phủ trung ương, đường lối hoặc lòng nhân từ của các quan chức trung ương hàng đầu, những lời kêu gọi đa nguyên chính trị và ám chỉ đến "cuộc cách mạng màu" ở những nước cộng sản trước đây, kích động quần chúng chống lại Trung Quốc, bất cứ giải thích nào về sự khác biệt vốn có giữa người Việt Nam ở phía bắc và phía nam của đất nước; hoặc những ngụ ý cho rằng các vấn đề ở cấp thấp chính là thể hiện của một hình thức rối loạn có tính hệ thống chứ không phải chỉ là hậu quả của các thất bại có tính ngoại vi trong việc thực hiện các chính sách và hướng dẫn của trung ương.
Tuy nhiên, với những giới hạn chủ đề như thế, các tờ báo hàng đầu của Việt Nam không có nghĩa là dụng cụ ngoan ngoãn của đảng và nhà nước. Để duy trì độc giả của mình, họ tích cực theo đuổi vụ bê bối, điều tra các "tệ nạn xã hội" và bảo vệ người bị áp bức. Tất cả các loại tham nhũng, ít nhất là ở cấp địa phương, cũng là một cuộc chơi thẳng thắn. Các chủ đề đạo đức thường xuyên được chào hàng trong các báo chí hàng ngày ở Việt Nam và thường có những bình luận mang tính xã hội hơn so với tuyên truyền ủng hộ Đảng.
Ví dụ, một tờ báo có thể đăng một loạt bài về cuộc sống khó khăn của các phụ nữ trẻ làm việc nhiều giờ trong nhà máy sản xuất hộp số xuất khẩu, những người chắt bóp để gửi một nửa số lương ít ỏi của họ cho các gia đình mình. Một tờ báo khác có thể phơi bày những kẻ gian lận triển khai những đội ăn xin trẻ em ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, một tờ khác nữa có thể gợi lên nỗi động lòng từ cuộc phấn đấu của một người thanh niên trẻ khuyết tật từ một ngôi làng nông thôn để tìm được mảnh bằng đại học. Các đối âm mang tính kích động gây hài được mang lại qua các phóng sự về "cuộc sống vô bổ" và ăn xài đồi trụy từ con em của tầng giàu có mới của đất nước.
Đây là những câu chuyện của một xã hội đang phải vật lộn để hiểu và đối phó được với sự phức tạp của cuộc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nhanh chóng. Những hiện tượng xã hội từng quen thuộc từ lâu ở phương Tây nay được báo cáo như thể chỉ mới phát hiện được tại Việt Nam - bao gồm câu chuyện gần đây, được quan tậm một cách kinh ngạc, về một người Việt Nam khoảng 20 tuổi, thích khám phá đất nước bằng xe gắn máy vào mỗi cuối tuần thay vì ngồi thêm vài ngày tại văn phòng. Tuy nhiên, các ống kính nhìn soi các quan tâ này được khúc xạ không phải theo kiểu phương Tây, mà từ quan điểm Nho giáo, một lại triết lý được nâng cao thành "hành vi đúng đắn phù hợp".
Báo chí Việt Nam đã trở thành các cầu thủ chính trị quan trọng bởi vì khả năng giám sát các chính phủ cấp thấp và các doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội đã không theo kịp với sự phức tạp ngày càng tăng của nền kinh tế và xã hội của đất nước. Rõ rệt trong thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ ngày càng dựa nhiều vào các phương tiện truyền thông quốc gia để cung cấp cho họ các thông tin tình báo kịp thời về những gì đang xảy ra ở tầng địa phương, các thông tin mà chính phủ không thể dựa vào tiếp nhận từ hành chính địa phương hoặc cấu trúc của Đảng. Vì lý do này, nói chung báo và tạp chí không chịu trách nhiệm với bất kỳ ai trừ chính quyền trung ương.
Nói như thế nhưng, mối quan hệ của báo chí với Hà Nội không phải là không rắc rối. Trong năm 2006, với sự chấp thuận rõ ràng của các nhà lãnh đạo hàng đầu, báo chí chủ đạo hăng hái theo đuổi một câu chuyện về hành động phi pháp từng leo lên đến các cấp hàng đầu của Bộ Giao thông vận tải, và đã được hoan nghênh để làm như vậy.
Tuy nhiên, sau đó, hai nhà báo từ chối tiết lộ nguồn tin của mình đã bị công an bắt giữ, đã bị đưa ra tòa, kết án tù vì "lợi dụng tự do dân chủ" và tuyên truyền "thông tin sai lệch". Hậu quả, như nhiều người cảm thấy vào thời điểm đó, là một sự suy giảm đáng kể trong sự nhiệt tình của các phóng viên phát hiện ra vụ bê bối.
Tuy nhiên, khi câu chuyện Tiên Lãng hé mở gần đây, một lần nữa các nhà lãnh đạo chính trị lại dựa vào các nhà báo để tìm ra sự kiện và soi rọi được ý kiến công chúng. Có lẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, một lần nữa, báo chí quốc gia của Việt Nam đã nói lên sự thật với quyền lực. Tường thuật của các phương tiện truyền thông đã mạnh dạn hình thành một sự đồng thuận rằng nếu Đảng và nhà nước không có hành động kiên quyết và hiệu quả để khuất phục nạn tham nhũng và hành vi bắt nạt của các cán bộ xã thôn trên khắp đất nước, họ sẽ có nguy cơ đánh mất sự trung thành của người dân ở nông thôn.
Thông điệp nghiêm túc ấy có vẻ như đã gây được tiếng vang đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người từng nói rằng việc xem xét "đổi mới" các cấp lãnh đạo đảng thấp hơn là "một vấn đề mang tính sống còn của chế độ". Nếu mục tiêu của họ là dọn dẹp thực sự, cuộc tranh luận công khai từ vụ chạm súng ở Tiên Lãng diễn ra trên các tờ báo hàng ngày của Việt Nam rõ ràng đã tăng cường sức mạnh cho bàn tay của họ và hàng ngũ phóng viên thổi còi hiệu lệnh của đất nước đang ở trong quá trình hồi sinh.
Nguồn: Asia Times

Không có nhận xét nào: