Các mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị đóng băng hồi đầu năm 2010,
sau khi Washington công bố hợp đồng bán vũ khí trị giá 6 tỷ USD với Đài Loan.
Quan hệ chỉ được hâm nóng trở lại vào cuối năm 2010, trước khi cựu bộ trưởng
quốc phòng Mỹ thăm Bắc Kinh vào tháng 1/2011. Cũng trong năm ngoái, Tổng tham
mưu trưởng quân đội Trung Quốc và cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên
quân Mỹ bán các máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan và có những chuyến thăm qua
lại giữa hai bờ Thái Bình Dương.
Động thái mới nhất là
ngay tuần trước, ngày 2/5/2012, bà Hillary Clinton, cùng Bộ trưởng Tài chính
Timothy Geithne. đã tới Bắc Kinh để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đây là
chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ lâu. Hai bộ trưởng Mỹ sẽ tham dự Đối thoại
Chiến lược và Kinh tế (SED) vào các ngày 3 và 4/5 cùng các nhà lãnh đạo Trung
Quốc, với nhiều chủ đề trao đổi khác nhau. Washington hy vọng thể hiện được
những dấu hiệu tiến triển trong các quan hệ với Trung Quốc tại SED. Tỷ giá tiền
tệ từ lâu là một đề tài tranh luận nóng giữa Mỹ và Trung Quốc. Các nghị sĩ Mỹ
cho rằng Bắc Kinh giữ tỷ giá của đồng Nhân dân tệ ở mức thấp để xuất khẩu các
mặt hàng giá rẻ ra khắp thế giới.
Ngoài vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ,
Washington và Bắc Kinh còn nhiều vấn đề cùng quan tâm khác. Trung Quốc gần đây
giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, nhắc nhở Triều Tiên về vụ phóng tên lửa, đồng
thời ủng hộ một kế hoạch hòa bình cho Syria sau khi từng cùng Nga bác bỏ hai
nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây đều là những vấn đề mà Mỹ đặc
biệt theo sát. Người ta bình luận rằng, nhưng động thái ngoại giao liên tục
Mỹ-Trung đang thể hiện động thái nhằm tạo thế cân bằng giữa đối thoại và đối
đầu, đối tác và đối tượng giữa hai cường quốc ở hai bên bờ Thái Bình Dương.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, ông George Litte đã công khai: Từ ngày 7/5/2012
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt thăm Hoa Kỳ, nhằm tăng
cường hơn nữa mối quan hệ quân sự, và những mối quan hệ mới Mỹ-Trung. Trong thời
gian lưu lại nước Mỹ, ông Lương sẽ tới thăm một số căn cứ quân sự Mỹ, trong đó
có căn cứ hải quân ở San Diego (bang California), căn cứ lính thủy đánh bộ Camp
Lejeune (bang Bắc Carolina) và căn cứ quân đội ở Fort Benning (bang Nam
Carolina). Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng sẽ ghé thăm học viện quân sự
West Point. Mỹ, vốn được cho là ngày một lưu tâm tới sự phát triển quân sự vượt
bậc của Bắc Kinh, đang theo đuổi việc phát triển các mối quan hệ với quân đội
Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hợp tác và khuyến khích minh bạch hơn nữa.
Từ những
năm 1940 của thế kỷ 20, sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân Pháp bị thất
sủng tại chiến trường Đông Dương, Hoa Kỳ đã nỗ lực lớn với chính sách rõ ràng
hơn cho sự hiện diện làm chủ khu vực châu Á - Thái bình Dương. Đế quốc Mỹ chớp
nhanh “thời cơ” đã đến, không bỏ qua nguồn lợi ích sống còn trong việc
duy trì sự kiểm soát khu vực, mong tạo được ổn định, tự do hàng hải và quyền
hoạt động thương mại hợp pháp trong khu vực Đông Nam Á. Muốn vậy, không đâu hơn
là phải đứng chân được tại Đông Dương, mà Việt Nam là tâm điểm. Trong hàng thế
kỷ qua, Mỹ tham gia hoạt động trong khu vực cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á, bao gồm
cả sự hiện diện từ chiến thắng của phe “đồng minh” trong thế chiến thứ
2 với nhiều căn cứ quân sự và lực lượng chiến đấu tại Nhật Bản, cùng với những
bước chuyển tiếp triển khai các lực lượng Mỹ trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến
tranh Triều tiên, vừa chủ động tấn công, vừa làm hậu thuẫn, trở thành một nhân
tố trung tâm của liên minh Nhật - Mỹ - Hàn trong việc giữ gìn hòa bình và bảo vệ
những lợi ích của khối này.
Thàng 3-2010, trong bài điều trần về quan hệ của
Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương, nhất là vấn đề biển Đông, Phó Trợ lý Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Scher đã nói rằng: “Đông Nam Á chắc chắc
đóng một vai trò quyết định trong việc xác định rõ tương lai của khu vực châu Á
- Thái Bình Dương, và sự tiếp tục can dự của Mỹ với khu vực này cho phép Mỹ định
hình tương lai đó. Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng sự can dự quân sự với các đồng
minh và bạn bè của chúng ta ở Đông Nam Á và Trung Quốc để chứng tỏ cam kết của
Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để thúc đẩy các mục đích và mục
tiêu chung, và Trung Quốc cũng đóng một vai trò xây dựng trong khu vực”.
Ông R.Scher cho rằng: “Sự cần thiết phải duy trì hiện tại và phát triển
trong tương lai vai trò hiện diện của Mỹ và các liên minh của chúng ta ở châu Á,
phát triển các năng lực của Mỹ, và tỏ rõ quyết tâm của Mỹ trong việc duy trì hòa
bình và ổn định. Cần khẳng định sự lựa chọn nhất quán trong nhiều thập kỷ qua
rằng các lợi ích của Hoa Kỳ nằm trong sự can dự mang tính xây dựng với Trung
Quốc, được kết hợp với một mạng lưới liên minh và các quan hệ đối tác hùng mạnh
trong khu vực”...
Mỹ cũng sớm nhận ra là vùng biển Đông từ lâu đã đi vào
bản đồ Trung Quốc với cái tên không đổi: "biển Nam Trung Hoa" (!?). Gần
đây, Mỹ càng tỏ ra bức xúc với cái “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã cố
tình vẽ ra trên biển Đông. Đối với Châu Á – Thái Bình Dương và đặc biệt là Đông
Nam Á, vai trò chi phối, cũng như khả năng răn đe của Trung Quốc là rất lớn.
"Hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á và tác động tới lợi ích Mỹ" -
đó cũng là phát biểu của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David B. Shear về Đông Á -
Thái Bình Dương tại Phiên điều trần về “chiến lược phương Đông” tại Ủy
ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung. Về biển Đông, nước Mỹ có nhiều quan
điểm thuận chiều có lợi cho VN như: ủng hộ đa phương hóa tranh chấp, DOC, COC,
vai trò ASEAN, không chấp nhận "Đường lưỡi bò", phản đối dùng vũ lực
làm thay đối nguyên trạng, phản đối TQ đe dọa các công ty Mỹ tham gia khai thác
dầu khí...
Các nhà ngoại giao uy tín có nhiều kinh nghiệm và thông hiểu sự
lèo lá chèo chống của phía Trung Quốc, cũng như các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, đều
nói rằng: “Chúng tôi đã nhằm hỗ trợ tôn trọng luật pháp quốc tế, như được
phản ánh trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Và chúng tôi không dễ dàng vi
phạm những điều khoản trong đó, cũng như bản chất sự hiện diện của Mỹ vừa mang
tính lịch sử chiến sự toàn cầu, vừa là sự phối thuộc và hiệp tác”.
Trung
Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei là những
nước có chung “con sóng lãnh hải” trên biển Đông. Mỗi nước đều có quyền
tuyên bố chủ quyền lãnh hải của mình theo đúng Luật pháp Quốc tế. Trung Quốc
không bao giờ nói biển Đông mà trở đi trở lại vẫn khăng khăng gọi là chủ quyền
trên "vùng biển Nam Trung Hoa". Thậm chí trong tiềm thức xuất phát từ
sự tham lam của nhiều đời, Trung Quốc nuôi nhiều tham vọng ở khu vực này cả về
lãnh hải và đất liền, và do vậy mà mưu đồ bá vương đối với khu vực này, bao gồm
cả hải phận quốc tế, mỗi ngày càng được Trung Quốc dồn sức “đầu tư” về chính trị
cũng như quân sự.
Việc Trung Quốc là một bên tham gia chiến lược ở Đông Nam
Á không phải là điều mới - Bắc Kinh lâu nay đã đặt ưu tiên vào các mối quan hệ
của mình với các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời coi khu vực này có tầm quan
trọng chủ chốt đối với sự ổn định của các đường biên giới tây nam của nước này,
là một thị trường tiêu thụ dễ tính hàng hóa xuất khẩu, và là nguồn cung cấp các
nguyên liệu thô mang tính quyết định cho Trung Quốc. Trong suốt thế kỷ 19 và 20,
Trung Quốc đã rút khỏi ưu thế lịch sử khu vực của mình, nhưng vẫn nuôi hi vọng,
sẵn sàng tìm cách giành lại ưu thế đó trong thế kỷ 21. Trong các nước có chung
biển Đông, tuyên bố về lãnh hải của các nước khác nhau, nhu cầu về khai thác
vùng biển, thềm lục địa cũng không giống nhau là điều không có gì khó
hiểu.
Vì vậy, có được “tuyên bố chung” đồng thuận về hai quần đảo
lớn nhất khu vực này là Trường Sa và Hoàng Sa là rất khó khả thi, vấn đề cần
được xác định từ trong lịch sử khai thác, khám phá của các vương triều và nhất
là hoạt động của ngư dân từ thời xa xưa. Năm 2002, các nước ASEAN và Trung Quốc
đã ký "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC)" một
cách khó khăn tại hội nghị ASEAN lần thứ 8 tại Căm pu chia. Trong khi không ràng
buộc, đặt ra các nguyên tắc hữu ích, chẳng hạn như tất cả các bên tranh chấp nên
"giải quyết các tranh chấp ... bằng các biện pháp hòa bình" và
"trên cơ sở đó cần có những nỗ lực tự kiềm chế", và rằng họ "khẳng
định sự tôn trọng giữa các nước về tự do hàng hải và khai thác hải sản trên biển
Đông” theo các nguyên tắc quy định đã được luật pháp quốc tế quy định và
thừa nhận, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm
1982.
Tuyên bố DOC năm 2002 thể hiện hiện sự nhất trí cao của các nước ASEAN
về vấn đề biển Đông, nhất là đối thoại đa phương, trong khi đó Trung Quốc ký với
một động thái gượng ép như một biện pháp tình thế. Tuyên bố này được Mỹ hoan
nghênh, ủng hộ và cho rằng nếu thực hiện được như thế rất hữu hiệu cho an ninh
trên biển Đông, nhưng Hoa Kỳ cũng biểu hiện thái độ qua nhận định rằng, dù Trung
Quốc có ký vào bản tuyên bố, nhưng không dễ gì thực thi. Và đúng vậy, dù đã
“thỏa thuận”, nhưng Trung Quốc vẫn thấy không “thỏa” và cũng
không “thuận”. Bằng chứng là 10 năm qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục tung
hoành biển Đông mà không hề đếm xỉa gì đến DOC. Và chính vì thế, cho dù tại Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tổ chức tại Phnom Pênh ngày 3-4 mới rồi, ông
Chủ tịch Hun-sen nghe lời Trung Quốc không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình
nghị sự, nhưng các nước ASEAN vẫn đề xuất, xác nhận cần nhanh chóng có một bản
quy ước ràng buộc pháp lý COC về vấn đề giải quyết các tranh chấp, đảm bảo an
ninh trên biến Đông.
Trong bối cảnh đó, Mỹ càng khẳng định rõ hơn về mặt quan
điểm trước những diễn biến ứng xử các bên trên biển Đông. Vấn đề nhất quán của
Mỹ là khẳng định sự hiện diện cần thiết với vai trò một quốc gia Thái Bình Dương
về mọi mặt - địa chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế. Châu Á và Thái Bình
Dương đóng một vai trò không thể thiếu trong việc giải quyết những thách thức và
nắm bắt các cơ hội của thế kỷ 21. Các Liên minh của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc,
Australia, Thái Lan, và Philippines vẫn là nền tảng cho sự hiện diện và can dự
của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. An ninh và ổn định được tạo ra thông qua các
mối quan hệ này là mang tính quyết định đối với sự thành công và phát triển của
khu vực này.
Những giá trị chung và những lợi ích chiến lược của Mỹ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các nước trong khu vực này có thêm thuận lợi để phát
triển và thịnh vượng trong thời bình, và đó cũng chính là chìa khóa để duy trì
ổn định và an ninh. Chính quyền Obama cam kết tăng cường các liên minh này nhằm
giải quyết những thách thức đang tồn tại cũng như đang mới phát sinh với phía
Trung Quốc. Đã có lần vào cuối năm ngoái tại Manila, Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton khẳng định Washington sẽ sát cánh với đồng minh Philippinnes trước các
thách thức về an ninh. Philippines là một trong các bên tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông, và vừa có những tố cáo qua lại với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền
biển đảo. Mỹ còn cam kết nâng cấp hải quân cũng như cung cấp cho Philippines
thêm tàu chiến để tuần tra vùng biển. Đồng thời, tuy không nhắc đến đích danh
Trung Quốc, nhưng bà H. Clinton lên tiếng phản đối rằng mọi hình thức đe dọa hay
bắt nạt khi giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thì đều có thể buộc Mỹ sẽ
phải can dự.
Chính sách của Mỹ cơ bản là vẫn tiếp tục không đứng về bên nào
trong các vụ tranh chấp pháp lý về chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, tuy đây là
mối quan tâm lớn, rằng Mỹ sẽ có thái độ với bất kỳ nỗ lực nào muốn thay đổi hiện
trạng bằng vũ lực. Mỹ đang tỏ ra “quan tâm kỹ càng” về vùng lãnh hải,
hoặc bất kỳ khu vực hàng hải nào mà một quốc gia cố tình “nhận vơ” cho
mình, bất chấp đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của các nước láng giềng. Mỹ đã
đã kêu gọi tất cả các bên tranh chấp trên biển Đông hết sức kiềm chế và tránh
những hành động vũ lực, hoặc cố chấp đòi giải quyết tranh chấp bằng gặp gỡ song
phương, cũng như bất kỳ hành động nào cản trở tự do hàng hải, đòi hòi các nước
liên quan phải thực hiện nghiêm các điều khoản về lãnh thổ, lãnh hải của luật
pháp quốc tế, trong đó bao gồm cả UNCLOS mặc dù nước Mỹ hiện nay vẫn chưa phê
chuẩn công ước này.
Mỹ nêu rõ sự quan ngại về căng thẳng giữa Trung Quốc và
Việt Nam, khi Trung Quốc cứ xoi mói vào khu vực khai thác tiềm năng dầu và khí
đốt nằm trên vùng biển tranh chấp này, một vùng biển nằm trong lãnh hải và thềm
lục địa của Việt Nam. Những tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền với hầu hết
biển Đông, nhất là những khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn và có các
tuyến vận tải hàng hải vô cùng quan trọng của thế giới, đã vấp ngay phải sự phản
đối của các nước thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và
Brunei.
Từ mùa hè năm 2007, Trung Quốc đã công khai yêu cầu Mỹ, Nga và các
nước không nên trở thành đối tác và cũng nên ngừng việc giúp Việt Nam thăm dò,
khai thác dầu khí ở khu vực này. Mỹ cho rằng, do qua những động thái đó, Trung
Quốc đã bộc lộ sự qúa thèm thuồng với nguồn tài nguyên dầu khí ở vùng này bất
chấp luật pháp quốc tế! Mỹ đã tuyến bố phản đối bất kỳ nỗ lực nào để đe dọa các
công ty Mỹ và rằng đi ngược lại tinh thần của thị trường tự do và mối quan hệ
kinh tế đói ngoại cần thiết của các nước với Mỹ. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam
vào tháng 9-2008, ông John Negroponte, Phó Tổng thư ký Văn phòng Nhà Trắng đã
khẳng định quyền của các công ty Mỹ hoạt động tại biển Đông, và nói Mỹ tin rằng
các tuyên bố tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình và không dùng vũ
lực trong các vụ tranh chấp, cũng như tránh những thủ đoạn và hành động mang
tính cưỡng chế hay uy hiếp. Mỹ cũng đưa ra mối quan tâm và sự chí quyết này đối
với Trung Quốc. Và Mỹ đã tái khẳng định quan điểm rằng, việc Trung Quốc lúc nào
cũng để ý tới và tìm cách kiềm chế, ngăn trở các quốc gia trên thế giới hợp tác
về kinh tế biển, và nhất là dầu khí với Việt Nam là sự can thiệp trắng trợn, thể
hiện ý đồ tranh giành rất rõ, là vi phạm luật pháp quốc tế không ai có thể chấp
nhận được.
Hiện nay, một trong những lĩnh vực mà Mỹ can dự nhiều nhất là vấn
đề an ninh - hàng hải và những nỗ lực chống cướp biển, chống phổ biến vũ khí hạt
nhân trên biển Đông. Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương của Mỹ đang phối hợp
chặt chẽ với một số đồng minh và các quốc gia như Inđonesia, Malaysia và
Philippines để tiến hành huấn luyện và trang bị, từ rađa cho đến máy bay tuần
tra, tạo điều kiện cho những nước này có đủ khả năng kiểm soát các tuyến hàng
hải đã được sử dụng, trước mắt là chống cướp biến, chống khủng bố, buôn lậu ma
túy và buôn lậu vũ khí. Mỹ cũng đã cung cấp viện trợ góp phần giúp các quốc gia
phối hợp với nhau, chẳng hạn Inđonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, và các
nước khác nhằm đảm bảo an ninh và cải thiện các tuyến đường quá cảnh trong khu
vực.
Đầu năm 2012, nhiều học giả chuyên nghiên cứu về quan hệ các siêu cường
đã đi đến thống nhất một nhận định rằng, quan hệ Trung - Mỹ hiện nay đang đặt
trong hai sự lựa đáng quan tâm, một là đi theo hướng đối kháng, hình thành cục
diện chiến tranh lạnh mới; hai là tái cân nhắc cấu trúc G2, hình thành cục diện
Trung - Mỹ cùng thống trị thế giới. Về sự lựa chọn thứ nhất, cả Trung Quốc và Mỹ
đều đang coi đó là vấn đề có tính chiến lược, nhưng mỗi bên đều giữ thế thủ, để
đến khi có tình huống “đến độ” cần thiết thì phải chọn phương thức được
cho là cao điểm này.
Tuy nhiên, cân đối về tính toàn cầu và thực trạng suy
thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính hiện nay, Mỹ và Trung Quốc đang cố tìm lối
thoát là nên chăng từ những điều kiện và cơ hội thực tế để có thể, trước mắt,
phải lựa chọn cấu trúc G2 hay không? Sau thất bại chiến tranh Đông Dương hồi đầu
thập niên 70 của thế kỷ trước, nay Mỹ đang ráo riết quay trở lại địa bàn chiến
lược quan trọng, khu vực thị trường béo bở này. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra là
phải nhắm vào mục tiêu kiềm chế Trung Quốc. Như vậy, hòa hoãn, hợp tác và đối
kháng vẫn luôn luôn song hành trong thế “kéo co” thiếu trọng tài, ai
mạnh kẻ ấy thắng thế giữa hai cường quốc Mỹ - Trung. Vì vậy mà xu thế đối kháng
vẫn là “vệt đen” treo ngang hai lá cờ cường quốc khi thì phân cực, khi
thì hòa hoãn. Đối với Trung Quốc, từ lâu sự can thiệp của Mỹ ở châu Á đã là cái
gai khó chịu mà Trung Quốc muốn nhổ cho nhanh. Thì nay những ý định và nỗ lực
cạnh tranh với Mỹ vẫn đang là mục tiêu không thể xa rời.
Nhưng trong bối cảnh
còn nhiều khó khăn, phúc tạp trong khu vực và toàn cầu, Trung Quốc vẫn coi việc
tìm kiếm hợp tác qua lại là thượng sách, tránh được xung đột là trung sách,
chiến tranh và phá hoại là hạ sách. Đối với Mỹ, hiện nay việc kiềm chế Trung
Quốc vẫn nằm trong những toan tính và kế hoạch của chiến lược toàn cầu. Sự trỗi
dậy của Trung Quốc đang là thách thức cho nước Mỹ.
Trong các kế hoạch kinh tế
đối ngoại và tạo thế chủ động về nhiều mặt, dù đang cơn suy thoái kinh tế, khó
khăn tài chính, nhưng Mỹ đang ra sức tăng cường các nỗ lực để tiếp tục can dự,
hợp tác và bênh vực các nước ASEAN, nhất là các nước có chung biển Đông với
Trung Quốc, nhằm chứng tỏ rõ “trách nhiệm” và thể hiện sự hậu thuẫn cho
các nước trong khu vực này phát triển. Mỹ khẳng định rằng vẫn sẽ tiếp tục gia
tăng duy trì sự hiện diện để còn nhằm mục đích phát triển các nguồn lực kinh tế
do nhu cầu đặt ra khi tranh chấp thị trường toàn cầu ngày càng gay gắt. Cho nên,
Mỹ càng tỏ rõ quyết tâm trong việc khẳng định vai trò duy trì hòa bình và ổn
định tại chấu Á - Thái Bình Dương. Cũng do vậy, Trung Quốc vẫn coi Mỹ là
“đối thủ” đáng gờm, rào cản con đường tiến về phương Nam trong khu vực
này, có chính sạch vừa hoạnh họe, bắt nạt các nước láng giềng, vừa tỏ ra mềm dẻo
và linh hoạt đối với quan hệ thương mãi và quân sự tránh đụng chạm hay "đối
đầu" với siêu cường quốc Hoa Kỳ phản ánh qua cuộc hội đàm chiến lược giữa
Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh vừa diễn ra mấy ngày trước tại Bắc
Kinh.
Bùi Văn Bồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét