Pages

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Xem xong nôn luôn

Vừa vào trang Viet-studies của Trần Hữu Dũng lại đọc thêm một bài “nâng bi” cho Đinh La Thăng trên báo Phụ nữ today bài: “Nghệ sĩ – Bộ trưởng Đinh La Thăng: Quyết ngay không cần bàn” (đọc ở đây). Đọc qua một đoạn, kinh quá, suýt nôn.
Đại khái báo đó lại viết Đinh La Thăng là tác giả bài hát “Những người đi tìm lửa”, rồi cũng tả lại một đoạn hát hò, uống rượu kiểu “giáp thân”, “giáp tí” ở Trường Sa.
Mịa!. Một bài kiểu “ngành ca” lời văn ngang như nước giếng khoan nhiễm sắt độ cao nhất thế giới: “Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam/vượt bao gian khó giờ trưởng thành…”, mà nó bảo tác phẩm của một nghệ sĩ. Lại còn in cả lời, cả bản nhạc ra mới khổ thiên hạ chứ.
Than ôi, có những tay bút chỉ vì vài đồng bạc, mà hạ mình triển khai công phu “vỗ mông ngựa” nhục nhã đến thế, mà tờ báo nó cũng đăng được thì bảo sao, thiên hạ quay ngoắt ra đọc hết báo “lề trái” cho xong.

Một chuyến đi của Thăng ra Trường Sa mà ít nhất có 3 tay viết của 3 báo đồng loạt tô vẽ một cách thô thiển đến thế (cộng thêm cả Tiền Phong và Vietnamnet – người viết là Tổng Biên tập)… thì thấy rằng, cách tự hạ nhục mình ở một số người làm báo là không có giới hạn.
Trước đây không lâu, cũng đã xem một đoạn viết của một nữ Phóng viên của SGGP viết về Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, đại loại: “Sau rất nhiều lần hẹn hò, tôi gặp được anh…đằng sau cặp kính, là khuôn mặt trí thức, thông minh…thỉnh thoảng anh lấy tay vuốt mái tóc…” – Nhớ mang mang thế, còn nhiều đoạn tởm hơn nhiều.
Hê!. Hê!. Mình đã tưởng là cả làng báo có nhẽ chỉ có một. Ai dè gần đây, mới thấy rằng, các Phóng viên, Nhà báo giỏi công phu “vỗ mông ngựa”, hóa ra đâu chỉ mỗi mình nàng?…
Nhưng mà thể hiện ra một cách trâng tráo, thô thiển như Tiền Phong, Vietnamnet, Phunu Today như vừa rồi, thật mang tiếng cho làng báo quá.
Định viết tiếp nhưng thấy buồn nôn quá, vào toalet nôn cái đã. Kê! Kê!…
MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA “NHÀ BÁO” VỀ CHUYẾN ĐI CỦA BỘ TRƯỞNG GTVT
BÀI 1: Bùi Nam Sơn, Báo VietnamNet (đọc ở đây)
Phút ngẫu hứng của Bộ trưởng Thăng ở Trường Sa
“Bộ trưởng mặc áo Trường Sa, chỉ cần gắn sao lên ve áo nữa là thành Tư lệnh Hải quân đấy ạ!”. Một nhà báo đi bên cạnh hưởng ứng “Bộ trưởng là đương kim Tư lệnh ngành Giao thông – Vận tải mà…”
Lúc ấy vào khoảng gần 9 giờ ngày 05/05/2012. Chiếc máy bay trực thăng EC225 chở Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Đinh La Thăng và đoàn công tác được thông báo sắp hạ cánh xuống Trường Sa Lớn sau hơn 2 giờ bay. Mưa. Dông xối xả. Cánh quạt phần phật khiến cỏ cây lá cành và những đợt mưa bay nghiêng, bay xiên. Ai đó nói rất vui “Mấy ngày chịu nắng nóng kỷ lục trên dưới 40 độ C, chỉ cần tới Trường Sa là chúng ta gặp nước!”.
Tấm áo Trường Sa
Sau nghi thức đón tiếp được tổ chức ở đường băng trên đảoTrường Sa Lớn, Thượng tá Đinh Văn Hải, Đảo trưởng, Chủ tịch Ủy ban Nhân Thị trấn Trường Sa trân trọng mời Bộ trưởng và đoàn công tác về Nhà chỉ huy để thống nhất kế hoạch làm việc do mưa có khả năng kéo dài.
“Chúng tôi quen với thời tiết kiểu này rồi. Không mưa thì thôi, đã mưa là mưa dầm mưa dề mãi” – Đinh Văn Hải khẳng định. Những cái bắt tay thân mật, những lời hỏi thăm của người lần đầu gặp gỡ. Nhưng có cảm giác đây là cuộc gặp lại, trở về của người thân, người quen biết tự lâu rồi.
Chưa vào việc đã thấy Bộ trưởng nói vui “Đảo trưởng, Chủ tịch Thị trấn có họ với tôi đấy. Ra Giêng năm tới mời về họp họ nhé!” và quay sang tôi “Đồng hương Đô Lương cùng nhà báo, bắt tay nhau mà nhận quê đi!”. Thì ra, trên đường vào Nhà chỉ huy, Bộ trưởng đã kịp hỏi thăm, trò chuyện và đã nắm được… tiểu sử tóm tắt của người chỉ huy cao nhất, người đứng đầu bộ máy điều hành của Thị trấn Trường Sa.

Bộ trưởng Đinh La Thăng (giữa) thể hiện tài đàn hát ở Trường Sa.
Đúng như khẳng định của Đảo trưởng, cơn mưa vẫn không ngớt. Đã kết thúc phần gặp gỡ, nói chuyện, trao quà của Bộ Giao thông – Vận tải gửi tặng quân, dân và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo, Bộ trưởng và đoàn công tác tiếp tục thực hiện các nội dung quan trọng khác. Đó là đi thăm, kiểm tra hoạt động của các lực lượng bảo đảm an toàn hàng hải khu vực đông và tây Trường Sa, nơi những ngọn đèn biển và những cán bộ, nhân viên thuộc Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam đang ngày đêm làm nhiệm vụ. Đó là đội tàu công tác của Tổng Công ty với nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, phương tiện, nhân lực phục vụ nhiệm vụ xây dựng công trình hàng hải và nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Đó là đi thăm Chùa Trường Sa, thắp hương tưởng niệm Bác Hồ và các anh hùng, liệt sỹ đang an nghỉ trên đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Đó là việc trồng cây lưu niệm trên đảo…
Bộ trưởng cứ thế dẫn đầu đoàn công tác, xong việc này lại nối tiếp việc kia. Ai cũng lo công việc, ai cũng ướt đẫm áo quần do mưa quất ngang, xéo dọc. Mấy chiếc ô mang theo xem ra không còn ý nghĩa vì đằng nào cũng ướt và không thể nào che hết.
Cho đến khi mọi việc đã ổn, về lại Nhà chỉ huy mới thấy khó chịu vì lành lạnh, ướt ướt, ngồi không tiện mà đứng cũng rất khó coi. Thấy vậy, Thượng tá Đinh Văn Hải nói như ra lệnh “Báo cáo Bộ trưởng, không thể mặc áo ướt như thế này đâu ạ. Xin mời Bộ trưởng thay áo. Áo Hải quân , áo Trường Sa mặc vào là ấm ngay!”
Bộ trưởng Thăng không thể chối từ “Lần này quân và dân Trường Sa tặng đoàn áo Hải quân làm kỷ niệm nhé!”. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị trấn Trường Sa Biện Văn Quảng, quê Kim Liên, Nam Đàn nói giọng Nghệ nghe rất ngộ “Bộ trưởng mặc áo Trường Sa, chỉ cần gắn sao lên ve áo nữa là thành Tư lệnh Hải quân đấy ạ !”. Một nhà báo đi bên cạnh hưởng ứng “Bộ trưởng là đương kim Tư lệnh ngành Giao thông – Vận tải mà…”

Nói chuyện với anh em lính đảo, Ảnh Bùi Nam Sơn
Ghita bập bùng cùng lính đảo
Trưa hôm đó, Chỉ huy Đảo mời Bộ trưởng và đoàn công tác dự bữa cơm thân mật cùng lính đảo. Đại đức Thích Giác Nghĩa, Trụ trì Chùa Trường Sa cùng tham dự. Đại đức chủ động vào chuyện “Nhìn từ xa, trông Bộ trưởng chỉ chừng 37, 38, nay lại gần, ngồi bên thấy cũng khoảng 40 thôi, trẻ trung lắm. Tôi nghe đài, đọc báo thấy Bộ trưởng dám làm nhiều việc, nhưng khó khăn không ít, đúng không Bộ trưởng?”.
Bộ trưởng Thăng nâng chén rượu mời mọi người “Chúng tôi có khó bao nhiêu cũng không bằng nhiệm vụ ở Trường Sa. Vậy ta nâng ly, cùng quyết tâm vượt khó. Nào, trăm phần trăm!”.
Lời chúc của Bộ trưởng được mọi người hưởng ứng đến…cạn chén! Lại có lời chúc “Quân, dân Trường Sa đứng ở mũi “nóng” nhất trên biển. Giao thông – Vận tải là mặt trận “nóng” nhất trên đất liền. Nào, cùng quyết tâm… giải nhiệt! Xin mời trăm phần trăm.!”
Không còn khoảng cách nào giữa vị Bộ trưởng và những người lính đảo. Đại đức Thích Giác Nghĩa cũng hòa vào câu chuyện “chén rượu ngọt ngào, một lòng phụ tử” của mọi người.
Phó Chỉ huy đảo, tên là Giáp từ tốn “Báo cáo Bộ trưởng, em từ khi ra đảo, chỉ uống được một ly. Nay ở đảo được 4 năm, rèn luyện liên tục em vẫn chỉ uống được một ly. Nhưng em uống được… nhiều lần ạ!”. Rào rào tiếng vỗ tay, tán thưởng. Đề nghị thưởng cho Phó đảo một ly về thành tích uống một ly được nhiều lần. Ghita đâu, bập bùng lên! Ghi ta đâu, mở ra người bạn tâm tình đi…
Và tiếng ghi ta dẫn nhịp. Và tiếng hát cất lên. Bộ trưởng Thăng ôm ghita cùng hát vang “Đời mình là một khúc quân hành. Đời mình là bài ca chiến sỹ…”. Lại cùng vỗ tay giòn giã khi bài hát kết thúc. Thưởng một ly cho người hát hay nhất – quyết ngay không cần bàn, đó là… Đảo trưởng! Lại hát “Không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên em Trường Sa luôn trong tim…”.

Dâng hương tại chùa trên đảo Trường Sa Lớn, Ảnh Bùi Nam Sơn
Thưởng một ly cho Phó đảo và yêu cầu cụng ly với đại diện phái đẹp, mà phải theo kiểu giáp tí – việc này cũng quyết được không cần bàn. Hoan hô. Cổ vũ. Chưa hết. Thưởng ly nữa. Lần này phải uống theo kiểu giáp thân! Thế mới gọi là thưởng , ai lại gọi phạt bao giờ. Hát tiếp “Phải chăng em cô gái mở đường. Chưa thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”.
Đảo trưởng lần này nghiêm giọng “Bộ trưởng hát hay nhất. Thưởng một ly”. Bộ trưởng vẫn vững ghita trong tay “Thưởng Đảo trưởng vì biết đứng núi này trông sang núi nọ”… Lại tiếng vỗ tay, tiếng cười nói hân hoan như thể cuộc vui chỉ mới bắt đầu. Cho đến khi Bộ trưởng đứng dậy, trao chiếc ghita cho người lính đảo rồi ân cần nói “Bây giờ mời cả nhà cùng cạn ly đoàn kết. Nào, anh em ta…”
Bỗng thấy có điều gì đó lớn hơn điều thông thường trong những cuộc vui ồn ào đậm chất lính và chỉ người lính mới có được. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu, từ ánh mắt, cái bắt tay thật chặt trong phút giây bịn rịn của Bộ trưởng với những người lính đảo. Lúc này là 15 giờ. Trời vẫn đổ mưa. Trên gương mặt rắn rỏi của người ở lại và người về lấp lánh giọt sáng nơi khóe mắt…
Bùi Nam Sơn
BÀI 2: PV Đình Thắng, Báo Tiền phong (đọc ở đây)

Không có nhận xét nào: