Pages

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Ấn Độ huy động thêm máy bay nhằm vào Trung Quốc

Ấn Độ gần đây đã khởi động lại căn cứ không quân Panagarh ở phía Tây Bengal, căn cứ đã được người Mỹ phát triển trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, để triển khai máy bay nhằm vào Trung Quốc.

Có máy bay tiếp dầu hỗ trợ, Su-30MKI sẽ như hổ mọc thêm cánh
Đây là một động thái dịch chuyển quân sự táo bạo của Ấn Độ, cho thấy chính phủ Delhi đang cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa bởi những hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng quân đội ở dọc biên giới hai nước, khiến họ phải thực hiện các biện pháp tương tự.


Các báo cáo trong tuần trước cho biết rằng, Ấn Độ đang triển khai 6 máy bay tiếp dầu tới căn cứ Panagarh để tăng cường phạm vi tấn công cho các chiến đấu cơ của không quân nước này như loại Su-30MKI, vốn đã được triển khai dọc theo biên giới Trung Quốc.

Máy bay tiếp dầu trên không là một lực lượng cực kỳ quan trọng. Nhưng hiện tại, các máy bay này đang đóng tại sân bay Agra, cách quá xa hai căn cứ không quân Tezpur và Chhabua ở Assam - nơi bố trí những phi đội tiêm kích Su-30MKI luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Vì vậy việc tái sử dụng căn cứ không quân Panagarh và di chuyển các máy bay tiếp dầu trên không về đây sẽ giúp khắc phục vấn đề này.

Tuy nhiên, bước đi mới nhất của Ấn Độ khó có thể coi là đủ để đối trọng lại cơ sở hạ tầng quân sự mà Trung Quốc đã xây dựng ở vùng tự trị Tây Tạng, ngay trên ngõ cửa Ấn Độ.
Trung Quốc đã có ít nhất 6 sân bay quân sự đang hoạt động đầy đủ ở Tây Tạng. Các căn cứ này đã được xây dựng trong những năm gần đây. Trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột, Bắc Kinh có khả năng vận chuyển nhanh chóng vũ khí, đạn dược và các lực lượng từ sâu bên trong lãnh thổ của mình tới sát biên giới Ấn Độ, trong khi Ấn Độ không có khả năng này, dù chỉ ở giai đoạn kế hoạch.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (NIA) tuyên bố trong một bản báo cáo lên Ủy ban Thượng viện vào ngày 31/1/2012 rằng: "Mặc dù các thông tin truyền thông đều giảm nhẹ căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Ấn Độ đang ngày càng lo ngại về thái độ hung hăng của Trung Quốc ở dọc biên giới và cả khu vực Ấn Độ Dương và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".
Yến Phạm (theo The Diplomat)

Không có nhận xét nào: