Pages

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Cọp Ấn Tát Tai Rồng Tàu


Thủ Đoạn của Trung Cộng Vô Ích Đối Với Ấn Độ

Rajeev Sharma – PBD dịch
Trung Cộng đã khó chịu vì Ấn Độ để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo chính phủ lưu vong của Tây Tạng từ lãnh thổ Ấn trong hơn nửa thế kỷ qua.’
Ấn Độ và Trung Cộng đã gia tăng cường độ tranh đua. Dạo gần đây cả hai bên đều có các quyết định khích bác trêu ngươi bên kia không ngừng. Hổ Ấn Độ đang gầm thét đối đầu với rồng Trung Cộng.
Thái độ khiêu khích của Trung Cộng diễn ra tại Biển Đông (Nam Hải), mà đây cũng là vùng Ấn Độ đã gia tăng các đề xướng ngoại giao và kinh tế của mình khiến Bắc Kinh phải cảm thấy bực tức. Trung Cộng vẫn tức giận về việc ONGC Videsh Limited (Công Ty Dầu Hỏa Quốc Tế Ấn Độ) tiến hành công trình thăm dò tại một lô dầu hỏa của Việt Nam. Nay Trung Cộng lại gia tăng mức khiêu khích bằng một hành động đơn phương nguy hiểm là đưa lô dầu hỏa này — của Việt Nam và Trung Cộng đòi chủ quyền — ra đấu thầu trên thế giới.

Ấn Độ nhiều lần đã nói với Trung Cộng là các hoạt động thăm dò dầu hỏa của họ tại Biển Đông là hoàn toàn mang tính cách thương mại chứ không phải vì mục đích chính trị.
Một điểm quan trọng khác trong vấn đề này là hoạt động thăm dò dầu hỏa của Ấn Độ tại Việt Nam hoặc tại Biển Đông không phải mới bắt đầu ngày hôm qua hay vài tháng trước. OVL đã thành lập văn phòng của họ tại Việt Nam từ năm 1988 khi mà OVL còn dùng tên cũ là Hydrocarbons India Private Limited.
OVL đã hoạt động trong những lô dầu hỏa khác tại Việt Nam trong nhiều năm qua và khai thác khí đốt thành công từ những lô này. Đây là những lô mà Trung Cộng không đòi hỏi chủ quyền. OVL đã thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động của họ tại Việt Nam và Biển Đông cả một phần tư thế kỷ nay trong khi Trung Cộng chỉ trở nên thèm muốn Biển Đông trong vòng hai năm qua. Ấn Độ nhất quyết tiếp tục gia tăng hoạt động của họ tại Việt Nam và vùng Biển Đông.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng cung tay đấm dứ Trung Cộng một cú về mặt ngoại giao. Được biết nước này đã đồng ý cho Đài Loan mở một tòa lãnh sự tại Chennai. Quyết định này có thể được xem là cái tát vào mặt Trung Cộng vì họ cũng yêu cầu Ấn Độ cho phép họ mở một tòa lãnh sự tại Chennai. Lời yêu cầu này đã bị “ngâm tôm” đã khá lâu.
Những nguồn tin ngoại giao cho biết là Ấn Độ không vội vàng gì mà chấp thuận lời yêu cầu của Trung Cộng muốn mở một tòa lãnh sự tại Chennai. Thật ra, Ấn Độ đã đưa ra đề nghị trao qua đổi lại là Trung Cộng có thể mở một tòa lãnh sự tại Chennai nếu Ấn Độ được phép mở lại tòa lãnh sự của mình tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng.
Trung Cộng đã ngỏ lời yêu cầu mở tòa lãnh sự tại Chennau cách đây khoảng sáu hay bảy tháng. Những trường hợp yêu cầu mở tòa lãnh sự mới được các quốc gia giải quyết bằng nguyên tắc hỗ tương. Khi một nước yêu cầu một nước khác cho phép mở một tòa lãnh sự thì nước yêu cầu sẽ phải cho phép nước kia mở lại một tòa lãnh sự ở nước mình. Dựa theo nguyên tắc này thì Ấn Độ đã yêu cầu Trung Cộng cho phép mở lại tòa lãnh sự của họ tại Lhasa.
Trung Cộng cảm thấy nhột nhạt trước lời yêu cầu của Ấn Độ. Tây Tạng là nhược điểm của Trung Cộng và họ rất nhạy cảm về Tây Tạng. Ngoài ra, Trung Cộng cũng đã khó chịu vì Ấn Độ cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo chính phủ lưu vong của ngài trên lãnh thổ Ấn Độ từ hơn nửa thế kỷ nay. Bắc Kinh nghĩ rằng việc Ấn Độ có đại diện ngoại giao chính thức tại Lhasa có thể làm các vấn đề trở nên trầm trọng hơn cho họ.
Đối với Trung Cộng, việc Ấn Độ yêu cầu mở tòa lãnh sự tại Lhasa cũng kỳ dị như Pakistan yêu cầu Ấn Độ cho phép mở một tòa lãnh sự tại Srinagar vậy. Hiện nay vẫn tiếp tục có các cuộc thương lượng giữa Ấn Độ và Trung Cộng và xem ra thì các cuộc thương lượng này sẽ rất khó khăn và dài dòng.
Source: Jakarta Globe

Không có nhận xét nào: