Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, một trong các lô được chào mời mang ký hiệu 65/12, chỉ cách quần đảo Hoàng Sa - mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền - khoảng 50 km (31 hải lý). Lô này gần lô 65/24 trong số 19 lô mà CNOOC đã gọi thầu khai thác vào năm 2011, nhưng đã bị Việt Nam phản đối vào tháng Ba vừa qua là đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Theo phía Việt Nam lô 65/24 đó chỉ cách một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vỏn vẹn một hải lý.
Giới quan sát đang tự hỏi là liệu chính quyền Việt Nam có sẽ phản đối Trung Quốc về quyết định gọi thầu kể trên hay không.
Cũng theo Bloomberg, một lô gọi thầu khác mang ký hiệu 41/08, thì tọa lạc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, nhưng lại bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Theo hãng tin Mỹ, lô này nằm bên trong vùng 200 hải lý bao quanh quần đảo.
Trả lời Bloomberg, một chuyên gia phân tích tại Hồng Kông nhận định rằng sở đĩ Trung Quốc phải thúc đẩy thêm việc khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng biển này, đó là vì những khảo sát địa chất ban đầu cho thấy là khu vực có thể có một tiềm năng dầu khi to lớn.
Giới quan sát đang tự hỏi là liệu chính quyền Việt Nam có sẽ phản đối Trung Quốc về quyết định gọi thầu kể trên hay không.
Cũng theo Bloomberg, một lô gọi thầu khác mang ký hiệu 41/08, thì tọa lạc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, nhưng lại bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Theo hãng tin Mỹ, lô này nằm bên trong vùng 200 hải lý bao quanh quần đảo.
Trả lời Bloomberg, một chuyên gia phân tích tại Hồng Kông nhận định rằng sở đĩ Trung Quốc phải thúc đẩy thêm việc khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng biển này, đó là vì những khảo sát địa chất ban đầu cho thấy là khu vực có thể có một tiềm năng dầu khi to lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét