Pages

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Nhật: âm thầm hỗ trợ quốc phòng các nước châu Á

Lo ngại trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, Bộ quốcc phòng Nhật Bản đang âm thầm tiến hành chương trình trợ giúp quân sự cho các quốc gia đang phát triển Đông Nam Á và láng giếng Trung Quốc.

Các quân nhân Việt Nam trong buổi tập cứu thương, cứu nạn khủng hoảng – Việt Nam cũng là một quốc gia nhận được sự hỗ trợ của Bộ quốc phòng Nhật Bản.
Theo tờ Asahi, mặc dù được tiến hành một cách âm thầm nhưng chương trình này của Nhật có khả năng sẽ mở rộng nhanh chóng về qui mô.
Nhật sẽ chủ yếu hỗ trợ các quốc gia về mặt kĩ thuật mặc dù có thể sẽ hỗ trợ cả về lĩnh vực y tế.
Theo các nguồn tin của chính phủ Nhật, các quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Đông Timor, Campuchia và Mông Cổ đều đang nhận được sự trợ giúp của nước này.
Về mặt y tế, Nhật Bản sẽ hỗ trợ bằng cách tư vấn cách chữa trị bệnh khí ép, loại bệnh mà các thợ lặn dưới biển sâu thường mắc phải do quá trình ngụp lặn.
Về kĩ thuật, Nhật sẽ hỗ trợ các chương trình rà phá bom mìn cũng như nhiều mặt kĩ thuật khác.
Tuy nhiên, chương trình hỗ trợ của Nhật về bản chất là phi chiến đấu và chưa thể nào giúp đỡ các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nâng cao năng lực quốc phòng của mình.
Các quan chức Nhật cho hay nước này đã dành 160 triệu yên (2 triệu USD) cho chương trình hỗ trợ này.
Và một nguồn tin chính phủ cho biết: “Rất có khả năng qui mô của chương trình sẽ mở rộng nhanh chóng lên mức lớn gấp khoảng 10 lần so với hiện nay”.
Nguyên nhân là do các quốc gia được hỗ trợ còn có nhu cầu về rất nhiều hạng mục khác trong đó có vũ khí, khí tài mà họ mong được Nhật viện trợ.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, để đối phó với sự mở rộng năng lực quân sự và hải quân của Trung Quốc, một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng tìm cách nâng cao năng lực quân sự của mình.
Một số quốc gia khu vực này đã nhận được sự trợ giúp từ chính quyền các nước ngoài Nhật Bản.
Ví dụ như Trung Quốc đã cấp tàu tuần tra cho Đông Timor.
Indonesia thì sẽ nhận máy bay chiến đầu từ Mỹ và đã kí với Hàn Quốc một hợp đồng mua tàu ngầm.
Một nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết nước này đang có chương trình hỗ trợ Indonessia, quốc gia có người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, để nước này không trở thành nơi nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố.
Ngoài ra, Bộ quốc phòng Nhật cho biết các quốc gia phát triển đã gắn viện trợ ODA với các chương trình hỗ trợ quân sự.
Và chính phủ Nhật không muốn chậm chân hơn các quốc gia đó.
Vào tháng 4, 2011, Bộ quốc phòng Nhật bắt đầu tiến hành chương trình hỗ trợ này tuy nhiên Bộ tài chính không mấy quan tâm vì qui mô chương trình quá nhỏ.
Một nguồn tin chính phủ Nhật nhận xét: “Mặc dù chúng ta có đề cập đến chương trình này trong sách trắng quốc phòng, có thể là vì bản chất của chương trình là hỗ trợ kĩ thuật nên không thu hút sự chú ý của các chính trị gia hay giới truyền thông”.
Lo sợ trước sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc, Bộ quốc phòng Nhật muốn mở rộng chương trình này.
Giải thích về việc lựa chọn Mông Cổ và Vương quốc Tonga vào danh sách các quốc gia được hỗ trợ, một quan chức Bộ quốc phòng Nhật cho biết: “Hai quốc gia đó được lựa chọn vì có liên quan đến Trung Quốc. Bối cảnh lựa chọn hai nước này khác với các quốc gia Đông Nam Á vì các quốc gia Đông Nam Á đã nhận được viện trợ từ trước”.
Các quan chức Bộ quốc phòng Nhật nhấn mạnh rằng chương trình hỗ trợ chỉ giới hạn về mặt kĩ thuật nhưng các quốc gia nhận ủng hộ dường như muốn nhận thêm vũ khí khí tài.
Một quan chức Indonesia cho biết nước này muốn được cung cấp các hệ thống ra đa và tàu canh gác.
Ngoài ra, các quốc ai chưa có mặt trong danh sách hỗ trợ cũng đang vận động để được vào danh sách.
Ví dụ như Philippines hồi đầu năm nay đã gửi một yêu cầu mong hợp tác lớn hơn với Nhật Bản về mặt quốc phòng.
Do chương trình hỗ trợ này sẽ nhanh chóng được mở rộng, một số quan chức chính phủ Nhật Bản đang kêu gọi tiến hành thảo luận sâu hơn để thiết lập qui tắc hỗ trợ cũng như xây dựng một chiến lược tổng thể để chương trình này của Nhật có hiệu quả hơn./Tùng Lâm (infonet)

Không có nhận xét nào: