Pages

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

HOA KỲ THẮT NỐT MẮT LƯỚI CUỐI CÙNG ĐỂ NHỐT TRUNG CỘNG: NEPAL


NEPAL
CỰU TỔNG THỐNG MỸ JIMMY CARTER YÊU CẦU NEPAL ĐỪNG NGĂN CHẶN NGƯỜI TÂY TẠNG LƯU VONG DƯỚI ÁP LỰC CỦA TRUNG CỘNG
     <<<===Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Kathmandu, Nepal
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Kathmandu hôm Thứ hai 01/04/2013, trong chuyến thăm viếng Nepal 04 ngày, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã yêu cầu Nepal không nên ngăn chặn những người Tây Tạng di tản dưới áp lực của Trung Cộng.
  Ông nói: “Đã có một thỏa thuận ngầm trong quá khứ rằng người tỵ nạn Tây Tạng sẽ không bị ngược đãi khi họ đến đây (Nepal). Nhưng (hiện nay) chính phủ Trung Quốc đang áp lực Nepal để ngăn chặn dòng người di tản.”
  Carter bày tỏ hy vọng rằng chính phủ Nepal sẽ không ngược đãi hoặc can thiệp vào sự tự do của người Tây Tạng (lưu vong) dưới áp lực của bất kỳ nước nào. “Tôi nghĩ rằng họ (người Tây Tạng lưu vong) có quyền để đi đến nơi nào mà họ muốn.”
Cựu Tổng thống Mỹ đã có các buổi nói chuyện với Tổng thống Nepal Ram Baran Yadav, Thủ tướng lâm thời Regmi và lãnh đạo các đảng chính trị lớn ở Nepal. Ý kiến của ông về ngày bầu cử mới vào tháng 11 năm nay đã giúp chấm dứt cuộc tranh cãi giữa các đảng về ngày bầu cử.
  Nhân vật 88 tuổi này cùng với tổ chức của ông ( Carter Center) sẽ giám sát cuộc bầu cử trong khi Carter hứa sẽ đích thân đến Nepal để quan sát vào ngày bầu cử. Vào tháng 4 năm 2008, Carter cũng đã đến Nepal để quan sát cuộc bầu cử đầu tiên bầu ra Quốc hội lập hiến sau khi vương quyền Nepal bị xóa bỏ. Cho đến nay các đảng cánh hữu của Nepal vẫn chỉ trích Carter và tổ chức của ông đã không khách quan khi nhận xét về cuộc bầu cử năm 2008 là “tự do và công bằng” trong khi chỉ quan sát hời hợt ở một vài điểm bỏ phiếu quanh thủ đô Kathmandu.
Đáp lại các chỉ trích này, Carter nói rằng các nhân viên của Carter Center đã đến các nước nhiều tháng trước khi các cuộc bầu cử diễn ra để thực hiện cái gọi là “thực sự quan sát”. Ông nói: “Chắc chắn là có những sự hăm dọa (để bắt ép bỏ phiếu cho họ) bởi Maoist và các đảng khác mà chúng tôi đã ghi nhận trong các báo cáo. Tuy nhiên, tổng quát, theo quan điểm của tôi, cuộc bầu cử ấy đã thể hiện thỏa đáng ý chí của nhân dân Nepal. Nó không hoàn hảo nhưng theo đánh giá của tôi, nó trung thực và công bằng đủ để nói rằng nó là một cuộc bầu cử thành công.”
  (Ghi chú: trong cuộc bầu cử năm 2008 đảng Maoist đã thu được 38,10% số ghế trong Quốc hội lập hiến trở thành đảng chiếm đa số trong quốc hội, họ đã cùng với Đảng Cộng sản Nepal (17,97% ) thành lập chính phủ lập hiến đầu tiên và luôn luôn giữ yếu tố quyết định trong tất cả các quốc sách của Nepal từ năm 2008 đến nay, kể cả tình trạng hỗn loạn trong chính trường Nepal hiện tại).
  Carter cũng hối thúc các đảng đang gây khích động tẩy chay cuộc bầu cử sắp tới (33 đảng do đảng cộng sản  cực đoan CPN-Maoist cầm chịch) đừng sử dụng bạo lực và cản trở cuộc bầu cử. Ông bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về sự đe dọa sử dụng bạo lực, đe dọa và thậm chí bắt cóc các nhân viên bầu cử trong khi họ làm công việc đăng ký cho các cử tri bởi CPN-Maoist. Carter đề nghị rằng tất cả các hành vi can thiệp vào việc đăng ký của cử tri cũng như liên quan đến cản trở cuộc bầu cử đều phải bị cảnh sát xử lý và đưa ra tòa. Ông nói rằng CPN-Maoist nên hoặc là ủng hộ cuộc bầu cử bằng cách tham gia như là một ứng viên hoặc là sẽ bị khống chế không để phá hoại cuộc bầu cử bằng lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên Carter cũng nói thêm rằng Baidya – lãnh tụ cực đoan của cộng sản Nepal đã bảo đảm với ông rằng đảng của ông ta (CPN-Maoist) sẽ không dùng đến bạo lực (trong tiến trình bầu cử sắp đến).
  Cũng trong ngày hôm qua (02/04/2013) Carter đã trao đổi với đại sứ Ấn Độ tại Nepal Jayanta Prasad và đề nghị Ấn Độ giữ một vai trò mang tính xây dựng để hổ trợ các cuộc bầu cử ở Nepal.
  Carter sẽ đến Myanmar sau khi rời Nepal để gặp Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi.
Posted by 

Không có nhận xét nào: