Pages

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

'Người lao động VN chịu nhiều sức ép'


Người lao động VN
Việt Nam có nguồn lao động trẻ nhưng nạn thiếu việc cũng đang tăng
Sau Quốc tế Lao Động 1/5, người làm công Việt Nam sẽ quay trở lại đời sống với những mối lo toan, từ cố đảm bảo thu nhập tối thiểu tới tìm kiếm được việc làm trên thị trường nhiều cạnh tranh.
Trao đổi với BBC hôm thứ Ba, một nhà tâm lý học về việc làm từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, các thách thức mà người lao động đang đương đầu trên thị trường lao động hiện có chiều hướng gia tăng.


"Không chỉ người lao động Việt Nam mà người lao động trên toàn cầu hiện đang đương đầu với nhiều thách thức khác nhau. Đặc biệt vấn đề suy thoái của nền kinh tế, vấn đề cắt giảm ngân sách của chính phủ.
Chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính nói:
"Ở Việt Nam cũng vậy, trong vài năm gần đây nền kinh tế phát triển chưa được như mong muốn, do đó vấn đề việc làm, vấn đề thu nhập cũng như các căng thẳng khác đang là những nỗi lo thường trực đối với người lao động
"Có xu hướng ở Việt Nam hiện nay, dường như khá phổ biến là không phải với một công việc là có được thu nhập đảm bảo, mà nhiều người phải làm đồng thời các công việc khác nhau.
"Cái này không phải chỉ với lao động phổ thông đâu, mà ngay cả các lao động công sở, giới trí thức hàng ngày cũng phải làm thêm, làm nhiều việc và điều này đã trở nên rất phổ biến tới mức người ta cho là bình thường."

'Căng thẳng tâm lý'

"Khi những vấn đề liên quan tới sức mua của đồng tiền sút giảm hay sự tăng vọt của giá cả so với mức tăng thu nhập cũng làm cho mọi người lo lắng hơn và có thể nói là mọi người đang có nhiều mối lo"
Chuyên gia tâm lý học
Tuy nhiên từ góc độ tâm lý học chuyên gia cho rằng các áp lực chạy đua theo các công việc nhằm đảm bảo thu nhập cá nhân với người chưa có gia đình, hoặc để lo toan cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình, trong thời buổi 'thóc cao gạo kém,' lạm phát, giá cả thất thường, có thể tạo ra các nguy cơ về căng thẳng tâm lý, với stress đi từ môi trường công việc đi vào không gian gia đình, và ngược lại.
Chuyên gia nhận xét: "Trong thời gian gần đây, vấn đề lương tối thiểu mà chính phủ đã phải xem xét đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người lao động nói chung.
"Khi những vấn đề liên quan tới sức mua của đồng tiền sút giảm hay sự tăng vọt của giá cả so với mức tăng thu nhập cũng làm cho mọi người lo lắng hơn và có thể nói là mọi người đang có nhiều mối lo."
"Nỗi lo làm sao có được việc làm, nỗi lo làm sao giữ được công việc đó, nỗi lo để làm sao đảm bảo có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống gia đình."
Gần đây, truyền thông trong nước cũng nêu vấn đề thiếu phù hợp giữa tăng mức thu nhập tối thiểu của người lao động với ngưỡng nhu cầu tối thiểu của họ, có báo còn so sánh mức tăng này với hình ảnh ' Bấmrùa bò.'
Nhà tâm lý học cho rằng đối tượng đang chịu nhiều căng thẳng nhất, với nhiều lo lắng nhất hiện nay thuộc về nhóm công nhân là chính.
"Thực ra đối với những người làm công, những công nhân làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, thì nỗi lo về thu nhập là một điều rất lớn,
"Thu nhập của nhóm này luôn bị thách thức, còn nhóm công sở thì lại phải quan tâm tới các vấn đề khác như đảm bảo chi phí cho học hành của con cái và nhiều chi phí khác."

Lương thấp, thất nghiệp

"Chính những khó khăn trong nền kinh tế cũng làm cho người lao động thêm phần băn khoăn lo lắng, tạo ra áp lực với mọi người trong quá trình lao động như hiện nay"
Chuyên gia tâm lý học
Về vấn đề lương tối thiểu và bên cạnh đó là nguy cơ thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực vừa trải qua suy thoái, chuyên gia nhận xét:
"Mặc dù nhà nước đã có những điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế mức lương tối thiểu một nguồn của thu nhập tối thiểu vẫn luôn thấp hơn so với yêu cầu trên thực tế của nhiều người lao động.
"Bên cạnh đó đúng là thất nghiệp là một nỗi lo rất nhiều đối với những người lao động nói chung. Nền kinh tế Việt Nam hiện đã gắn rất nhiều với nền kinh tế thế giới,
"Những người lao động trong các lĩnh vực liên quan xuất khẩu, hay những dịch vụ hỗ trợ cho các ngành công nghiệp của nước ngoài, chắc chắn bị ảnh hưởng theo.
"Chính những khó khăn trong nền kinh tế cũng làm cho người lao động thêm phần băn khoăn lo lắng, tạo ra áp lực với mọi người trong quá trình lao động như hiện nay."
Báo trong nước cũng phản ánh thách thức và ảnh hưởng từ lương tối thiểu tới lo toan đời sống thường nhật của một bộ phận lao động, phản ánh việc một số người làm công ăn lương đã phải " Bấmdứt áo ra đi" vì thu nhập không bảo đảm.

'Điều kiện xuống cấp'

"Những vấn đề này cần phải được nhà nước quan tâm và với các sai phạm phải xử lý nghiêm, không nên để tạo thành các tiền lệ gây tác động xấu tới sức khỏe, tâm lý của người lao động"
Nhà tâm lý học
Nhân dịp 1/5, chuyên gia cũng lưu ý về quan ngại về suy giảm điều kiện lao động, xuống cấp về môi trường, Bấman toàn lao động, từ điều kiện giờ giấc tới các yếu tố khác như dinh dưỡng, nghỉ ngơi... ở nhiều cơ sở lao động, doanh nghiệp đang không đảm bảo được các chuẩn mực tối thiểu.
"Những vấn đề này cần phải được nhà nước quan tâm và với các sai phạm phải xử lý nghiêm, không nên để tạo thành các tiền lệ gây tác động xấu tới sức khỏe, tâm lý của người lao động, cũng như ảnh hưởng tới môi trường xã hội, khi các căng thẳng trở thành các hiện tượng tâm lý tập thể, phức tạp."
Các nhà luật pháp ở Việt Nam cũng đang đặt vấn đề cần sửa luật nhằm điều chỉnh điều kiện lao động, đặc biệt là tiền lương, để giúp giảm các phản ứng tập thể của người lao động nhưBấmđình công, bỏ việc vốn không còn là hiện tượng hiếm hoi ở nhiều địa phương.
Truyền thông trong nước cũng phản ánh tình trạng xuống cấp đáng báo động trong đảm bảo điều kiện sức khỏe của công nhân, thậm chí có báo gọi hiện tượng này là ' Bấmbần cùng hóa'.

'Khoảng cách nam nữ'

"Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng tăng ở Việt Nam, trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong nước ở mức cao so với thế giới"
Tổ chức Lao động Thế giới
Trong một trao đổi trong tháng Tư với BBC, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính từ Viện Xã hội học cho hay trong tháp phân tầng xã hội hiện nay, nhóm công nhân cổ xanh và nhóm lao động phổ thông đang nằm ở khu vực "bấp bênh" và cận đáy.
Báo chí trong nước dịp 1/5 năm nay cũng phản ánh Bấmnguyện vọng muốn được cải thiện đời sống của người lao động, một điều mà chính phủ, cộng đồng, và nhiều doanh nghiệp được cho là đã đang tìm hướng Bấmgiải quyết.
Trong khi đó, so sánh giữa lao động nam và nữ vào thời buổi thu nhập đang là thách thức với nhiều lao động, một báo cáo củaBấmTổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hồi tháng 3/2013 cho hay lao động nữ có thu nhập ít hơn đồng nghiệp nam giới trên cùng một vị trí và nội dung công việc.
"Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng tăng ở Việt Nam, trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong nước ở mức cao so với thế giới," báo cáo của ILO nói.
Còn theo số liệu năm 2011 của Tổng cục thống kê, thu nhập của nữ thấp hơn nam giới 13%, trong khi một khảo sát tiền lương trong các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện năm 2012 cũng cho thấy lương của nữ công nhân ít chỉ bằng 70-80% các đồng nghiệp nam.

Không có nhận xét nào: