Pages

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Trận chiến chính trị Việt Nam nóng dần giữa lúc nền kinh tế chao đảo


(AFP) - Việc bắt giữ một trong những ông trùm ngân hàng hàng đầu của Việt Nam năm ngoái phản ánh một cuộc đấu tranh quyền lực trong số các nhà lãnh đạo Cộng sản giữa lục họ đang tìm cách giải quyết những vấn nạn kinh tế đang ngày càng bất ổn tại nước này, các chuyên gia cho biết.

Ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông tại một số ngân lớn ở Việt Nam và người đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Bank – ACB), đã bị bắt. Tiếp theo ông là cựu giám đốc ngân hàng ACB, Lý Xuân Hải, cũng chính thức bị cơ quan an ninh giam giữ ba ngày sau đó.

Các vụ bắt giữ trên được biết là liên quan đến kinh tế nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa có thông tin nào xác định rõ ràng. Vụ việc đã gây ra nhiều hoảng loạn cho giới đầu tư và khách hàng, khiến chỉ số chứng khoáng Việt Nam tụt dốc và giá trị thị trường mất khoảng 5,0 tỷ USD, dẫn đến tình trạng tháo chạy cũng như rút tiền hàng loạt lên đến cả trăm triệu USD tại các chi nhánh ngân hàng ACB.

Nhưng theo báo cáo của nhóm tình báo Stratfor thì “mối quan tâm lớn hơn là tiềm năng đối với các bất ổn chính trị trong nước. . . việc ông Kiên bị bắt có thể biểu hiện sự bất hòa ngày càng gia tăng giữa giới tinh hoa chính trị và phe nhóm [trong Đảng Cộng sản Việt Nam]”.

Ông trùm yêu bóng đá Nguyễn Đức Kiên, năm nay 48 tuổi với mái tóc bạc trắng, được cho rằng có mối quan hệ chặt chẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái của ông – một doanh nhân ngành ngân hàng được đạo tạo ở Thụy Sĩ.

Từ những năm 1990 khi Việt Nam mở cửa kinh tế, quyền lực được dần chuyển từ đảng sang nhà nước – và kể từ khi đảm nhận chức vụ vào năm 2006, ông Dũng được cho là thủ tướng mạnh mẽ nhất từ trước tới nay.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử thủ tướng ngày 26 tháng Bảy, 2011. Ảnh: Báo Người Lao Động
Ông Dũng, người tái đắc cử nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai hồi đầu năm 2011, đã sử dụng quyền lực để tích cực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế theo mô hình chaebol của Hàn Quốc (mô hình tập đoàn thuộc sở hữu và điều hành bởi một gia đình), dựa vào các doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lúc đầu, tốc độ tăng trường hàng năm của Việt Nam tăng lên hơn bảy phần trăm mỗi năm và nhanh chóng trở thành một nơi yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả ngân hàng toàn cầu khổng lồ Standard Chartered, trong đó ngân hàng này sở hữu 15% cổ phần của ACB.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2012 chỉ ở mức 4,4%, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm gần 30% trong cùng thời kỳ và theo ngân hàng nhà nước thì các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang ở “mức báo động”. Tiếp theo đó là một loạt các chỉ gay gắt trích ngày càng gia tăng đối với cách điều hành của ông Dũng.

“Chưa bao giờ xã hội Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều biến động làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và đe dọa sự sống còn của toàn bộ chế độ chính trị như hiện nay”, một cựu phó chủ tịch Quốc hội nay đã về hưu nói với Agence France-Presse.

“Một số nhà lãnh đạo Đảng nay đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy đây là thời điểm để hành động nhằm loại bỏ các mối đe dọa đó và lấy lại niềm tin của công chúng”, ông nói thêm với điều kiện yêu cầu được giấu tên.

Trong một bài viết gay gắt vào hôm thứ năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – một trong những đối thủ chính trị của ông Dũng – cho biết: “Việt Nam hiện nay đang bị áp lực bởi những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước”.

Ông chỉ trích “sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống” của một bộ phận không nhỏ cán bộ – ẩn ý như đề cập đến ông trùm bầu Kiên với xe Rolls Royce đắc tiền – và kêu gọi cải cách kinh tế cũng như chấn chỉnh lại hệ thống chống tham nhũng.

Một vòng đấu đá mới giữa các phe nhóm đã bắt đầu và “chiến trường chính là cải cách kinh tế và tính trung thực bao gồm cả khu vực doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, và thanh trừng tham nhũng ở quy mô lớn “, ông Carl Thayer – chuyên gia về Việt Nam nói.

“Ông Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang lặp đi lặp lại một điệp khúc cũ nhưng thực tế rằng tham nhũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với tính hợp pháp của hệ thống độc đảng tại Việt Nam”, ông Thayer nói.

Sự bất mãn của công chúng về tình hình tham nhũng đang sôi sục và đã nhiều lần nổ ra các cuộc biểu tình bạo lực trong năm nay.

Trường hợp của một người nông dân sử dụng thuốc nổ tự chế để phản đối công an địa phương cưỡng chiếm đất đai hồi tháng Giêng vừa qua đã được các trang báo đưa lên trang đầu.

Ông Thayer chỉ ra tầm quan trọng trong việc quyết định tước bỏ quyền kiểm soát ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ tay thủ tướng và giao lại quyền hạn này cho Đảng.

Ông Dũng trước đây đã chịu nhiều áp lực đối với các vụ tham nhũng trong các doanh nghiệp nước mà ông đã ra sức thúc đẩy, và trong năm 2010 ông buộc phải chấp nhận trách nhiệm cá nhân cho sự sụp đổ của tổng công ty khổng lồ Vinashin.

Một số nhà quan sát dự đoán rằng trong khi việc bắt giữ ông Kiên sẽ không buộc ông Dũng phải rời ghế thủ tướng nhưng sẽ có thêm nhiều đồng minh của ông Dũng có thể được nhắm làm mục tiêu.

Ông Kiên “có thể là người nổi bật và giàu có nhất” nhưng cho đến nay ông không phải là người đầu tiên và tất nhiên cũng không phải là người cuối cùng, ông Thayer –  giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc nhận xét.

Riêng ông Dũng, các chuyên gia bình luận rằng ông đã đưa ra các biện pháp nhằm tự bảo vệ chính ông, bằng cách đánh giá cao những nỗ lực của công an trong việc điều tra tham nhũng liên quan đến cải cách ngân hàng và kêu gọi trừng phạt thủ phạm “bất kỳ đó là ai”.

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Agence France-Presse

© Bản tiếng Việt Tạp chí Phía trước

Không có nhận xét nào: