Pages

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Biểu tình ở VN được tổ chức chưa kỹ?

Được biết cuộc biểu tình diễn ra chỉ được ít lâu thì bị trấn áp.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 02/06 và việc chính quyền dùng vũ lực trấn áp người biểu tình được viết lại trên một số trang blog, trong đó đa phần tỏ ra thất vọng với chính quyền vì cảnh trấn áp và không được thể hiện tiếng nói cá nhân một cách hòa bình.
Tiến sỹ Jonathan London trong Bấmblog ‘Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6’ đã nhìn vào các cuộc biểu tình ở Việt Nam dưới lý thuyết ‘phong trào xã hội’.

Nhà nghiên cứu người Mỹ từ đại học City University ở Hong Kong cho rằng ''Nói chung, ít khi các cuộc biểu tình được tổ chức kĩ lưỡng. Trên thực tế, đa số các cuộc biểu tình xuất phát từ những ‘vụ án’ cụ thể, chẳng hạn như cướp đất hoặc ai đó đâm đơn kiện chính quyền hoặc là vấn đề lao động.
Lấy mốc ngày đàn áp biểu tình tại Thiên An Môn 04/06/1989, ông London nhận định rằng các cuộc biểu tình ở Việt Nam ''chưa nên gọi là phong trào xã hội vì tính tổ chức và tính bền vững của nó chưa rõ ràng".

''Thế nhưng thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, dù không được tổ chức như ở các nước nơi quyền tự do hội họp được đảm bảo, cũng được cố gắng tổ chức như cuộc biểu tình ngày hôm trước (2/6/2013) hoặc dã ngoại nhân quyền cách đây mấy tuần'', tác giả nhận xét.
Ông London dẫn chiếu tới những nghiên cứu quốc tế cho thấy muốn các phong trào xã hội đạt hiệu quả và bền vững thì ‘phải có tổ chức’, và lý do chính khiến các phong trào này thất bại chính là sự kém cỏi về mặt tổ chức, tuy nhiên trong bối cảnh đàn áp và “có nhiều hạn chế từ mọi phía”, thì việc phát triển và tổ chức phong trào ‘cực kỳ phức tạp’.
"Cùng bày tỏ quan điểm về vấn đề biển Đông, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với Trung Quốc ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore trong khi nhân dân ở Việt Nam – một đất nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình"
Jonathan London
Tiến sỹ người Mỹ cũng đưa ra so sánh, cùng bày tỏ quan điểm về vấn đề biển Đông, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “nói rất thẳng về những vấn đề với Trung Quốc ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore (một đất nước độc đoán, luôn thích biến công dân thành những người máy chỉ biết phục tùng) trong khi nhân dân ở Việt Nam – một đất nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình.”
Ông London bình luận về biểu tình ở Việt Nam rằng, “trong bối cảnh chính quyền tăng cường đàn áp, việc tổ chức biểu tình cũng có nguy cơ nhất định của nó".
Ông nhận xét về một đặc trưng trong các cuộc biểu tình tại Việt nam là phần lớn đều liên quan đến vấn đề biển Đông “vì chủ đề đó được coi là chính đáng lẫn tương đối ‘an toàn’.
Tuy nhiên theo ông thì "sau những gì ghi nhận từ cuộc biểu tình hôm kia, chúng ta thấy chưa ‘an toàn’ đâu".
'Du kích phi bạo lực'
Biểu tình băng phương thức bất bạo động bên ngoài trại Lộc Hà hôm 2/6/2013
Ông Jonathan London mô tả điều ông gọi là "các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng” khi xảy ra việc trấn áp biểu tình vào hôm 02/06.
Ông cũng mô tả về việc người biểu tình nằm xuống đường để cản trở việc công an đưa những người họ bắt đi là "một hiện tượng chưa từng thấy ở Việt Nam"
''Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy người Việt Nam đang phát triển khả năng biểu tình hiệu quả hơn?
''Phải chăng như ngày xưa ‘du kích’ là phương pháp hiệu quả, và hiện nay ‘du kích phi bạo lực’ đang trở thành phương pháp đấu tranh mang lại những kết quả về các quyền chính trị mà người Việt Nam đã chờ đợi bấy lâu nay?
Câu trả lời của tác giả cho những câu hỏi của chính mình đưa ra là ''Chưa biết''.
'Đồng đội'
Trang blog của nhà văn BấmNguyễn Tường Thụy mô tả lại vụ bắt bớ người biểu tình hôm Chủ nhật như sau:
“Hô tại chỗ được vài phút, thì những tiếng còi rít lên, bắt đầu cuộc đàn áp... Nhưng chỉ được vài bước, bọn đàn áp gồm đủ các lại trang phục xông ngay vào bắt người lên xe.”
"Thỉnh thoảng, chúng bắt chừng chục người hốt lên 1 xe bus. Số còn lại không hề nao núng vẫn tiếp tục mang theo những biểu ngữ đã rách nát, đi trong lặng lẽ chứ không hô gì nữa. Cuối cùng, đi như tản bộ chúng cũng đều bắt cho đến khi không còn ai"
“Thỉnh thoảng, chúng bắt chừng chục người hốt lên 1 xe bus. Số còn lại không hề nao núng vẫn tiếp tục mang theo những biểu ngữ đã rách nát, đi trong lặng lẽ chứ không hô gì nữa. Cuối cùng, đi như tản bộ chúng cũng đều bắt cho đến khi không còn ai,” ông viết.
“Trong số những người bị bắt đầu tiên có blogger JB. Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Hằng... Có khoảng 20 người đã bị đẩy lên hai xe buýt đưa về trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà.”
Dù các cuộc biểu tình ở Việt Nam là có tổ chức hay không, blogger Nguyễn Tường Thụy đã gọi những người cùng đi biểu tình là 'đồng đội', "ở trận tuyến này, tình đồng đội của chúng tôi thiêng liêng hơn, máu thịt hơn."
"Chúng tôi trở thành đồng đội bằng sự tự nguyện, bằng ý thức trách nhiệm của một con dân nước Việt chứ không phải là từ việc thi hành nghĩa vụ," ông viết.
Một trong những người cũng thường xuyên đi biểu tình, bà BấmLê Hiền Đứccũng tường thuật lại vụ việc bằng ảnh, và bình luận trên blog của mình.
Bài blog đưa hình ảnh một số người biểu tình bị đàn áp.
“Biểu tình rất đẹp và ôn hoà, vậy Quốc hội và chính phủ hãy trả lời dân về những gì công an Hà nội đã làm với những người yêu nước." là lời bình cho một trong những bức hình trên blog này.

Không có nhận xét nào: