Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Khi “chém gió đại sư” Hoàng Hữu Phước nói về luật biểu tình


Nhân đọc trên báo Lao Động có bài: “Đại biểu Hoàng Hữu Phước nói về luật biểu tình
Nguyễn Dư (Danlambao) - Không hiểu tại sao, từ lâu rồi tôi vẫn “khoái” đọc báo quốc doanh. Với phương tiện thời nay, đầy dẫy báo chí để cho người ta tìm hiểu, đọc hoài mà không hết. Tôi lại có cái tật hơi khác người là ở chỗ đó! Nói nào cho ngay, đọc báo lề đảng cũng có nhiều cái “thú vị” lắm. Những cái “thú vị” khó mà… nói nên lời! Chỉ biết kêu… trời và ngồi một mình cười trừ mà thôi. Chẳng hạn như chuyện của ông Hoàng Hữu Phước, một đại biểu quốc hội nhà ta hơi tưng tửng. Tôi xin phép đọc giả cho tôi được hỏi ông từng đoạn một.
Ông Phước phản bác xây dựng luật biểu tình. Ông nói rằng làm gấp như vậy là tước đi quyền của người dân. Tôi thì kém hiểu biết lắm ông Phước ơi! Có phải ý ông muốn nói rằng người dân muốn được đi biểu tình, mà chính quyền thì muốn xây dựng luật, có nghĩa là hạn chế nó, gần như thể là cấm đoán, đúng như vậy phải không ông? Nếu đúng như thế thì xin cám ơn tấm lòng của ông đối với đất nước.
Đoạn kế, ông Phước nói biểu tình ở Việt Nam không giống ở nước ngoài. Đoạn này ông Phước nói hơi trật à nghe! Biểu tình, nhìn chung bản chất thì trong hay ngoài nước đều như nhau; cũng là bất đồng hay ủng hộ một chính sách nào đó của chính quyền mà thôi. Biểu tình ở nước ngoài đôi khi quá khích, sinh ra bạo loạn. Trách nhiệm của cảnh sát chỉ được phép giữ trật tự khi sinh ra bạo loạn, nếu có xảy ra thì họ sẽ khống chế để giữ an ninh. Còn ở ta thì khác, ngược lại, người dân rất trật tự, không bao giờ quá khích, chưa hề làm loạn mà chính quyền mới chính là người đi kiếm chuyện, vu khống thế này thế nọ để gây sự, khích động, để tìm đủ lý đo bắt người ta, nếu người dân không vì chuyện đại sự mà dằn lòng từ hồi nào giờ thì có thể sinh bạo loạn cũng nên. Ý ông Phước muốn nói là khác ở chỗ đó phải không ông?
Đoạn kế này ông đại biểu nói, cần phải làm cho rõ nghĩa: “Biểu tình trong văn hóa VN, người dân đã có những góp ý qua email, tiếp xúc với ĐBQH, các chức sắc cao cấp từ TƯ đến địa phương. Đã đầy đủ ý nghĩa của biểu tình, chỉ còn thiếu vài chi tiết tụ tập đông người… Nếu chúng ta nói đây là điều cấp bách cần nghĩ tới và đưa vào chương trình xây dựng chứ không phải đến 2015-2016 thì phải chăng chúng ta nói những buổi tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến nhân dân đã không được thực hiện một cách hiệu quả?” 
Ới, ông “biểu đại” quốc hội ơi! Ông ăn nói cái gì mà trớt quớt vậy?! Ông nên hểu rằng biểu tình khác với góp ý. Nói cho ông biết nè: góp ý về chính sách của nhà nước thì chín người có tới mười ý lận. Còn biểu tình thì khác ông ạ, nghĩa rộng, một việc làm đại sự hơn; nó nói lên sự ủng hộ hay phản đối về một chính sách mà nhiều người có cùng một quan điểm, một chính kiến. Ông Phước rõ chưa?
Ông đại biểu còn nói biểu tình bất hợp pháp là sao nhẻ? Thường, bất hợp pháp thì phải có hợp pháp. Có lẽ câu này ý ông muốn nói đối với “nhà nước ta”, khi chính quyền cấm mà cứ làm là bất hợp pháp; còn cho phép là hợp pháp. Thí dụ như đoàn thanh niên cộng sản “tụ tập đông người” để ủng hộ đảng thì được phép bởi vì họ không làm mất an ninh trật tự công cộng; còn những người yêu nước ”tụ tập đông người” phản đối Trung Quốc thì bất hợp pháp vì làm mất an ninh trật tự nên chính quyền không cho phép, phải không ông?
Đọc thêm câu này mới vui nè: “Dư luận có ý kiến Luật Biểu tình rất cần thiết, tôi cũng xin nêu ra một số vấn đề: Khi có Luật Biểu tình thì phải sửa một số điều của Luật Hình sự, phải hỏi ý kiến của các DN bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế. Chỉ khi đã làm việc được với cơ quan này và đưa những nội dung này vào bảo hiểm thì chúng ta mới yên tâm và có Luật Biểu tình” 
Tôi xin có ý kiến thêm với ông đại biểu, ông nói như thế là còn thiếu à nghe! Ông nên tham khảo, hỏi thêm ý kiến của chủ trại hòm và với những nhóm đạo tỳ đưa tiễn nữa ông Phước ơi. Rồi thì ông đại biểu của dân nên… đi chết đi là vừa!
Thú thật, đọc toàn bài của ông Phước xong mà tôi mắc cười muốn vãi ra.

Không có nhận xét nào: