Pages

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Lá phiếu tín nhiệm: Ý nghĩa vượt lên trên kết quả

Personalities_Politician_ĐCS_Nguyễn Tấn Dũng_tôi đồ
Lê Anh Hùng viết riêng cho Phía Trước từ Hà Nội
Sau nhiều thời gian thắc thỏm và trông đợi, cuối cùng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội Việt Nam cũng đã diễn ra.
Tuy kết quả chưa đủ khiến người ta hài lòng song cũng đủ để lại những dư vị nhất định, dù không nằm ngoài dự đoán nhưng vẫn xuất hiện những mầm mống cho một hy vọng nào đó vào tương lai.
Thiếu thông tin
Bo phieu tin nhiemTrước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, dư luận nói chung và bản thân các đại biểu nói riêng đều băn khoăn về thực trạng thiếu thông tin liên quan đến những người được bỏ phiếu tín nhiệm.

Dĩ nhiên, trước tình cảnh đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế–chính trị–xã hội tồi tệ nhất kể từ giữa thập niên 1980 đến nay thì mọi con mắt đều đổ dồn vào bộ máy hành pháp, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Với thực tế diễn ra trước mắt, với những con số đáng báo động về tốc độ tăng trưởng, về tình hình nợ xấu, về số doanh nghiệp phá sản, về thực trạng các doanh nghiệp nhà nước… được báo chí cập nhật gần như hàng ngày, các vị đại biểu Quốc hội có thể thiếu thông tin về bất kỳ ai ngoại trừ… Thủ tướng.
Phiếu tín nhiệm Thủ tướng
Ấy vậy nhưng, kết quả bỏ phiếu lại khiến người ta không khỏi phải suy tư: Tỷ lệ số phiếu tín nhiệm cao/tín nhiệm/tín nhiệm thấp của Thủ tướng Chính phủ là 210/122/160.
Trong số các đại biểu, 210 (42,68%) vị đại biểu dứt khoát dành cho người đứng đầu chính phủ một sự tín nhiệm tuyệt đối, bất chấp tất cả những gì đã và đang diễn ra trước mắt họ: hoặc là họ không nhìn thấy gì cả, hoặc là họ cố tình làm ngơ trước sự thật và phớt lờ trách nhiệm của một vị “đại biểu nhân dân”.
Trong khi đó, 122 (24,8%) vị khác lại ngập ngừng dành cho Thủ tướng lá phiếu “tín nhiệm”, tuy không phản ảnh một niềm tin chắc chắn nhưng cũng là một tín hiệu cho phép Thủ tướng tiếp tục ngồi rung đùi và kéo dài tình trạng mà bản thân Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gần đây đã phải thốt lên là “Tôi thấy nguy cơ lắm rồi các đồng chí ạ!”.
Số 160 (32,52%) còn lại dứt khoát dành cho Thủ tướng lá phiếu “tín nhiệm thấp”, mà thực chất ở đây là bất tín nhiệm. Một tỷ lệ tuy còn khiêm tốn nhưng cũng thể hiện một bước “đột phá” chưa từng thấy trong sinh hoạt nghị trường ở Việt Nam.
Con số 210 + 122 = 332/492 (67,48%) báo hiệu rằng nhiều khả năng tình trạng u ám hiện nay của đất nước vẫn còn kéo dài, bởi những gì đáng gọi là “tinh tuý” của mình thì Thủ tướng đã “phát tiết” hết qua 8 năm làm Phó Thủ tướng Thường trực và 7 năm làm Thủ tướng, thiết tưởng chẳng ai còn lý trí lại vẫn tiếp tục “kỳ vọng” ở đây cả.
Con số 160/492 (32,52%) chính là mầm mống của dân chủ và trách nhiệm trong Quốc hội.
Nếu như mọi sự thay đổi bao giờ cũng bắt đầu từ một nhóm cá thể thiểu số trong cộng đồng thì rõ ràng con số này thừa đủ để đem lại hy vọng cho chúng ta về một Quốc hội thực chất và thực quyền hơn trong tương lai.
Cuối cùng, con số 160 + 122 = 282/492 (57,32%) đủ cho Thủ tướng hiểu mỗi khi đứng trước diễn đàn Quốc hội rằng, hơn một nửa số đại biểu đang ngồi dưới kia hoặc là không tin tưởng ông hoặc chỉ dành cho ông một niềm tin đã bị sứt mẻ.
Bất luận thế nào, ý nghĩa của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nói chung và Thủ tướng nói riêng cũng vượt lên trên kết quả còn khiêm tốn của nó.
© 2013 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: