Công trình đập thủy điện Myitsone ở bang Kachin, Miến Điện bị dừng lại. (DR / Irrawaddy)
Theo Hội châu Á - Asia Society - một định chế tư vấn hàng đầu tại Mỹ, chính quyền Miến Điện đang có kế hoạch đàm phán lại hàng tỷ đô la hợp đồng trong lãnh vực khai thác tài nguyên, áp đặt các tiêu chuẩn môi trường và bài trừ nạn tham nhũng. Với kế hoạch cải tổ này, sau hàng thập kỷ được tự do tung hoành tại Miến Điện dưới thời tập đoàn quân sự, các công ty của Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trong một bản báo cáo chuẩn bị cho một cuộc hội thảo về các chuyển biến tại Miến Điện, tổ chức ngày 26/06/2013 tới đây tại New York, nhóm chuyên gia của Asia Society từng làm việc chặt chẽ với cả tập đoàn quân sự cũ lẫn chính quyền dân sự mới tại Miến Điện nhận định : «Có dấu hiệu cho thấy là chính phủ Miến Điện đang chuẩn bị đàm phán lại tất cả các đề án đã được thỏa thuận trước đây để đảm bảo rằng các biện pháp bảo toàn thích hợp đã được đưa ra và để buộc các dự án trong tương lai phải chịu một chế độ kiểm soát chặt chẽ về mặt xã hội và môi trường ».
Miến Điện nổi tiếng là quốc gia có một nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào, từ dầu khí cho đến quặng mỏ như đồng, thiếc, hay gỗ và đá quý. Tuy nhiên, dưới thời chế độ quân sự, do bị phương Tây cô lập, các nguồn tài nguyên này chỉ được một vài nước khai thác, đứng đầu là Trung Quốc, vốn đã đổ rất nhiều tiền của vào để thâu tóm nguồn tài nguyên của nước láng giềng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc hiện diện đông đảo tại Miến Điện, đặc biệt trong lãnh vực năng lượng, quặng mỏ, đá quý, phá rừng lấy gỗ. Nhờ móc ngoặc với các tập đoàn trong tay quân đội – hay giới tài phiệt thân cận với quân đội, họ đã gần như được hưởng độc quyền khai thác các nguồn lợi tại Miến Điện, mà không cần phải quan tâm đến các tác hại môi trường hay xã hội.
Trong bối cảnh đó, với chính sách cải tổ đang được xúc tiến, hiển nhiên là đối tượng chịu ảnh hưởng hàng đầu là các nhà đầu tư Trung Quốc. Trả lời hãng tin Pháp AFP, bà Suzanne DiMaggio, một phó chủ tịch của Hội Châu Á, và là đồng tác giả của bản báo cáo về Miến Điện dự đoán : « Các hợp đồng đàm phán với chính phủ cũ cần phải được duyệt xét lại trong bối cảnh chính phủ mới bắt đầu áp dụng các chính sách mới, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới. Do vậy, tôi cho rằng không ai thoát khỏi cách tiếp cận đó ».
Theo bà DiMaggio, trị giá các thỏa thuận bị xem xét lại có thể lên đến hàng tỷ đô la, một ước tính mà nhiều chuyên gia khác về Miến Điện đều cho là xác thực.
Các tập đoàn Trung Quốc tại Miến Điện có lẽ đã thấy rõ số phận của mình từ năm 2011 khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bất ngờ ra lệnh đình chỉ công trình xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư tại bang Kachin, miền đông bắc Miến Điện, cho dù công trình này đang được xây dựng, với kinh phí hơn 3 tỷ rưỡi đô la.
Công trình Myitsone đã bị dân chúng Miến Điện cực lực phản đối do các tác hại môi trường tiềm tàng không hề được nghiên cứu thấu đáo. Kể từ khi công trình này bị ách lại, một tập đoàn Trung Quốc khác vào năm ngoái, đã lại bị vạch mặt chỉ tên trong dự án phát triển mỏ đồng gần Monywa ở miền bắc Miến Điện, cũng do Trung Quốc đầu tư.
Một công trình đầu tư khác của Trung Quốc cũng bị phản đối là đường ống dẫn khí Miến Điện – Trung Quốc bắt đầu xây dựng vào năm 2010, nay đã hoàn thành được 94%. Dự án này đã bị cư dân địa phương tại Miến Điện và các tổ chức phi chính phủ kịch liệt phản đối ngay từ khi công trình xây dựng bắt đầu. Bên cạnh những cáo buộc về tác hại môi trường, dự án đường ống dẫn khí này còn bị chỉ trích là không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân địa phương.
Đối với bà DiMaggio, Myitsone chính là « tiếng chuông cảnh báo đầu tiên cho biết là các quy tắc sẽ thay đổi ». Theo chuyên gia Mỹ, với việc triển khai luật đầu tư mới, xu hướng đó sẽ tiếp tục.
Trọng Nghĩa (RFI)
Trong một bản báo cáo chuẩn bị cho một cuộc hội thảo về các chuyển biến tại Miến Điện, tổ chức ngày 26/06/2013 tới đây tại New York, nhóm chuyên gia của Asia Society từng làm việc chặt chẽ với cả tập đoàn quân sự cũ lẫn chính quyền dân sự mới tại Miến Điện nhận định : «Có dấu hiệu cho thấy là chính phủ Miến Điện đang chuẩn bị đàm phán lại tất cả các đề án đã được thỏa thuận trước đây để đảm bảo rằng các biện pháp bảo toàn thích hợp đã được đưa ra và để buộc các dự án trong tương lai phải chịu một chế độ kiểm soát chặt chẽ về mặt xã hội và môi trường ».
Miến Điện nổi tiếng là quốc gia có một nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào, từ dầu khí cho đến quặng mỏ như đồng, thiếc, hay gỗ và đá quý. Tuy nhiên, dưới thời chế độ quân sự, do bị phương Tây cô lập, các nguồn tài nguyên này chỉ được một vài nước khai thác, đứng đầu là Trung Quốc, vốn đã đổ rất nhiều tiền của vào để thâu tóm nguồn tài nguyên của nước láng giềng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc hiện diện đông đảo tại Miến Điện, đặc biệt trong lãnh vực năng lượng, quặng mỏ, đá quý, phá rừng lấy gỗ. Nhờ móc ngoặc với các tập đoàn trong tay quân đội – hay giới tài phiệt thân cận với quân đội, họ đã gần như được hưởng độc quyền khai thác các nguồn lợi tại Miến Điện, mà không cần phải quan tâm đến các tác hại môi trường hay xã hội.
Trong bối cảnh đó, với chính sách cải tổ đang được xúc tiến, hiển nhiên là đối tượng chịu ảnh hưởng hàng đầu là các nhà đầu tư Trung Quốc. Trả lời hãng tin Pháp AFP, bà Suzanne DiMaggio, một phó chủ tịch của Hội Châu Á, và là đồng tác giả của bản báo cáo về Miến Điện dự đoán : « Các hợp đồng đàm phán với chính phủ cũ cần phải được duyệt xét lại trong bối cảnh chính phủ mới bắt đầu áp dụng các chính sách mới, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới. Do vậy, tôi cho rằng không ai thoát khỏi cách tiếp cận đó ».
Theo bà DiMaggio, trị giá các thỏa thuận bị xem xét lại có thể lên đến hàng tỷ đô la, một ước tính mà nhiều chuyên gia khác về Miến Điện đều cho là xác thực.
Các tập đoàn Trung Quốc tại Miến Điện có lẽ đã thấy rõ số phận của mình từ năm 2011 khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bất ngờ ra lệnh đình chỉ công trình xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư tại bang Kachin, miền đông bắc Miến Điện, cho dù công trình này đang được xây dựng, với kinh phí hơn 3 tỷ rưỡi đô la.
Công trình Myitsone đã bị dân chúng Miến Điện cực lực phản đối do các tác hại môi trường tiềm tàng không hề được nghiên cứu thấu đáo. Kể từ khi công trình này bị ách lại, một tập đoàn Trung Quốc khác vào năm ngoái, đã lại bị vạch mặt chỉ tên trong dự án phát triển mỏ đồng gần Monywa ở miền bắc Miến Điện, cũng do Trung Quốc đầu tư.
Một công trình đầu tư khác của Trung Quốc cũng bị phản đối là đường ống dẫn khí Miến Điện – Trung Quốc bắt đầu xây dựng vào năm 2010, nay đã hoàn thành được 94%. Dự án này đã bị cư dân địa phương tại Miến Điện và các tổ chức phi chính phủ kịch liệt phản đối ngay từ khi công trình xây dựng bắt đầu. Bên cạnh những cáo buộc về tác hại môi trường, dự án đường ống dẫn khí này còn bị chỉ trích là không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân địa phương.
Đối với bà DiMaggio, Myitsone chính là « tiếng chuông cảnh báo đầu tiên cho biết là các quy tắc sẽ thay đổi ». Theo chuyên gia Mỹ, với việc triển khai luật đầu tư mới, xu hướng đó sẽ tiếp tục.
Trọng Nghĩa (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét