Pages

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Mỹ Vẫn Nói, Mà Nói Yếu Xìu


  Tác giả : Vi Anh
Nhân quyền VN giờ này ngoại giao Mỹ vẫn nói, nhưng nói nghe yếu xìu. Nhưng chả sao, Mỹ có vận động giúp cho VN thì tốt, rất cám ơn; bằng không cũng chẳng sao. Vì nhân quyền VN là của người dân Việt Nam, chớ không phải của nhà cầm quyền CSVN và cũng chưa phải là quyền lợi của chánh quyền Mỹ. Nên người dân VN phải làm, một mình cũng phải làm vì đó là sự sống còn của con người sanh ra với tư cách Con Người.
Ngày thứ Bảy 1 tháng Sáu vừa qua là ngày cuối tuần viên chức chánh quyền Mỹ ít khi chịu làm việc, nhưng Đại sứ David Shear lại dành cả một ngày, viếng thăm, nói chuyện, và dự một bữa ăn trưa làm việc tại ba nơi với cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Về hình thức kể ra Ông Đại sứ cũng phần nào nể cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Little Saigon.
Nhưng phân tích những gì Ông trình bày và trả lời những câu hỏi của người Mỹ gốc Việt, vấn đề Nhân Quyền  VN đối với ngành ngoại giao Mỹ là trớt quớt, chẳng nên cơm cháo gì.
Vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, khéo ăn, khéo nói, khéo gói khéo ghém phải nói Ông David Shear đã cho cử toạ người Mỹ gốc Việt uống nước đường trước, nên tiếng vỗ tay bánh ít, đi bánh qui lại cũng không ít.
Ông nói: “Tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cực kỳ mạnh mẽ. Chúng tôi lắng nghe tiếng nói của quý vị từ Hà Nội, và người dân ở Việt Nam cũng lắng nghe tâm tư đó. Đây là điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi lắng nghe quý vị một cách rất nghiêm túc.”
Nói là nghe nhưng Ông là cây đinh của buổi gặp gỡ nên dĩ nhiên Ông nói trước về:
(1) Tương quan kinh tế và thương mại.
(2) Hợp tác ngoại giao và an ninh.
(3) Giúp đỡ giáo dục và môi trường.
(4) Kêu gọi Hà nội – một cách mạnh mẽ và liên tục – tôn trọng nhân quyền.
Dù nhân quyền để chót, nhưng Ông biết đó là vấn đề người Việt thiết tha, nên Ông rất khéo léo nói trớ bằng một câu hỏi.” “Tại sao tôi lại đề cập nhân quyền cuối cùng?” và tự trả lời cho ngưới nghe mát dạ, “Vì nhân quyền có liên quan đến ba mục tiêu trên”, lại còn  nhấn mạnh  cho rằng “nhân quyền là điều không tách rời được với ba mục tiêu còn lại.”
Nhân quyền là vấn đề người Việt thiết tha, nên nhiều người Việt đặt câu hỏi nhiều nhứt, hỏi nhiều khía cạnh nhứt.Ông Đại sứ cũng là người thuộc bài của Bộ Ngoại Giao đã được giảng trong phúc trình về nhân quyền cả nửa tháng trước rồi.
Đại khái Ông David Shear nói tại ba nơi gặp gỡ, với nhiều người Mỹ gốc Việt, đại diện các đoàn thể, dân cử,  nhân sĩ và báo chí, ý cũng giống nhau nhưng cách dùng câu, dùng chữ khác nhau chút ít thôi. Ông nói “Tôi đã nói điều đó với chủ tịch Sang, tôi nói với thủ tướng Dũng, tôi nói với tổng bí thư Trọng, tôi nói với Bộ trưởng ngoại giao Minh, tôi nói với tất cả những người Việt Nam mà tôi có cơ hội trò chuyện. Chúng tôi không chỉ nói về vấn đề nhân quyền mà chúng tôi còn có những hành động cụ thể, như yêu cầu họ phải thả những nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, kêu gọi nhà nước Việt Nam phải tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp của người dân Việt Nam. Và chúng tôi đã có những thành công nhỏ bước đầu thể hiện qua việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, hay tháng Giêng vừa qua họ cũng đã phải thả luật sư Lê Công Định.”
Ông David Shear, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết kết quả vận động nhân quyền của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có kết quả “khiêm tốn.” Ông lập đi lập lại nhiều lần chữ “khiêm tốn”.
Chẳng những Ông bán cái cho cộng đồng mà cho dân cử Mỹ nữa. “Chúng ta còn nhiều việc phải làm, không thể thay đổi mọi chuyện qua một đêm. Và để làm được điều phải có cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà còn cho quí vị dân biểu liên bang nữa.
Ông nâng cộng đồng Mỹ gốc Việt lên để né cho mình, Ông cho biết còn có những vị dân cử liên bang luôn biết lắng nghe và sẵn sàng lên tiếng cho cộng đồng Việt Nam, ví dụ như các dân biểu Alan Lowenthal, Loretta Sanchez và Ed Royce.
Nội dung trả lời và đối thoại của Dân biểu Alan Lowenthal, một thành viên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện và là người tổ chức buổi họp, tỏ ra  rất  chì, rất tich cực về nhân quyên VN hơn Đs Shear nhiều.
Như lập trường nói chung của Hạ Viện Mỹ mấy lần thông qua dự luật Nhân Quyền VN với đa số áp đảo nhưng bị Uỷ Ban Ngoại Giao của Thượng Viện mà Chủ Tịch là TNS Kerry bây giờ đang là Bộ Trưởng Ntgoại Giao của chánh phủ Obama.
DB Alan Lowenthal nói nhiều lần  là nếu Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì Hà Nội phải thực hiện “những tiến bộ chứng minh được” về nhân quyền.
Đã khá đủ để thấy lập trường về nhân quuền của ngành ngoại giao và hành pháp Mỹ. Có thể nói bây giờ  họ vẫn nói nhưng nói yếu xìu. Nội cái việc đặt CS Hà nội trở lại CPC không thiệt hại một hợp đồng kinh tế nào, mà Bộ ngoại Giao không làm. Chớ đừng nói Mỹ liên kết vấn đề nhân quyền với kinh tế, chánh trị, nếu làm thế thì CS Hà nội chao đảo liền, cải thiện nhân quyển VN liền. Người ta thấy chỉ có Toà Đại sứ Mỹ ở  VN nói về nhân quyền VN. Tức một cấp thấp, một nhiệm sở nhỏ của Bộ nói nhân quyền, chớ  Bộ Ngoại Giao ít khi lên tiếng về nhân quyền VN.
Nhưng nhân quyền VN là của người dân Việt, phải nói gần đây người Việt trong ngoài nước đấu tranh quyết liệt cho nhân quyền VN.
Người dân đấu tranh quyết liệt nên CS độc tài đảng trị phản ứng dữ dội và thô bạo. Về nhân quyền, có thể nói chưa bao giờ CS Hà nội bị quốc tế lên án mạnh mẽ và liên tục như trong năm tháng qua.
Đặc biệt là lớp trẻ như Phương Uyên, Nguyên Kha vùng lên. Nhiểu sáng kiến đấu tranh như “biểu tình nằm trước xe cảnh sát.
Bồng con thơ theo đi biểu tình chống TC ở Hà nội để bị bắt thì phải thà nếu không bị mang tiếng bỏ tù trẻ em. Đòi nhảy khỏi xe công an khi xe chở về khám.
Đấu lý với công an và xã hội đen để họ tức đánh dân, chụp hình phổ biến tạo công phẩn nơi đồng bào, nhân dân và chánh quyền trên thế giới.
CSVN hoàn toàn mất sáng kiến đối phó với tình hình, chỉ giải quyết theo quán tính trấn áp. Càng trấn áp càng mang tiếng với thế giới. Càng trấn áp, càng kêu gọi bạo lực, sức ép càng nhiêu sức bật càng cao.
Cuộc đấu tranh cho quyền làm người ở VN đã thẫm thấu vào tim óc từng ngưới dân, đã lan toả ra khắp tầng lớp dân chúng, thành thị, nông thôn, lương cũng như giáo. Cuộc đấu tranh cho nhân quyền VN cũng đang “tự diễn biến” trong Đảng, Nhà Nước, Đảng đang chia rẽ tư tưởng.
Người Mỹ rất thực dụng, bao lâu mà họ thấy độc tài không giúp phát triển kinh tế, làm hại công việc đầu tư của họ, thì họ sẽ liên kết nhân quyền VN vào kinh tế, chánh trị, thế là ngày tàn của CS độc tài./.

Không có nhận xét nào: