Pages

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Nhật Bản và Đông Nam Á: Tay trong tay

Shinzo Abe có những lý do ngoại giao cũng như kinh tế khó cưỡng lại trong việc thúc đẩy Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á

Buổi chào đón long trọng của Tổng thống Thein Sein đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thủ đô Naypyidaw, Miến Điện, vào ngày 26 tháng Năm vừa qua đánh dấu sự quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao hai nước. Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm Miến Điện kể từ năm 1977. Cả hai nhà lãnh đạo cho thấy sự kiên định nhằm gắn chắc các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế bấy lâu nay tương đối tốt, dù cho phương Tây đã xa lánh chế độ quân đội độc tài này hàng thập kỷ qua. Ông Abe cũng đã gặp nhà lãnh đạo phe đối lập của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, và hứa hẹn “sự hỗ trợ toàn tâm” để giuip quá trình cải cách được ông Thein Sein khởi động từ năm 2011.

Nhật Bản đã không chỉ thể sự ủng hộ hiện bằng những lời nói xuông. Ông Abe đã xóa bỏ khoản nợ 1,8 tỉ USD của Miến Điện và hứa hẹn thêm 500 triệu USD nữa trong gói hỗ trợ ngoại tệ. Hành động này là điểm nhấn mạnh nhất trong số những cam kết của Nhật Bản trong 18 tháng vừa qua, trong đó gồm có cả khu vực đặc quyền kinh tế tại Thilawa, nằm ngay phía nam Yangon, thủ đô thương mại của Miến Điện. Nhật Bản hiện đang chi một khoản khởi xướng 200 triệu USD vào Thilawa, bao gồm một cảng mới thay thế cho cảng cũ tại Yangon hiện đã rỉ sét. Hàng tá các doanh nhân Nhật đã tới Myanmar cùng với ông Abe để săn đón cơ hội.

Thủ tướng Abe, Tổng thốngThein Sein và tương lai vàng phía trước. Ảnh AFP
Thủ tướng Abe,
Tổng thống Thein Sein
và tương lai vàng phía trước.
Miến Điện là một điểm đến tiềm năng nhất hiện nay cho việc đầu tư, nhưng những quốc gia khác tại Đông Nam Á đã hưởng lợi nhiều hơn nhiều từ Nhật Bản. Từ khi ông Abe lên nắm quyền vào tháng 12 năm ngoái, các bộ trưởng của ông đã liên tục công du tới từng thủ đô của các nước Đông Nam Á để đề nghị đầu tư, tài trợ và còn nhiều hơn thế nữa. Nhật Bản muốn vực dậy nền kinh tế của họ bằng việc xuất hiện mạnh mẽ tại khu vực ASEAN, một điểm sáng kinh tế hiếm hoi trên thế giới hiện nay.

Nhưng các cuộc tọa đàm cấp bộ trưởng không chỉ liên quan tới thương mại. Đồng minh, tập trận chung và cả việc buồn bán vũ khí quân sự cũng được đề cập tới. Mối lo ngại cho việc đầu tư vào Đông Nam Á chính là mối quan hệ bất cập giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Việc Trung Quốc thách thức việc kiểm soát hai hòn đảo Senkaku và Diaoyu của Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông đã làm cho sự khác biệt giữa hai nước ngày càng tăng thêm. Với thái độ hiềm khích với Nhật Bản tại Trung Quốc, các doanh nhân Nhật đã lo lắng về việc có nên tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc hay không. Năm ngoái, Reuters đã làm một bản khảo sát về các nhà máy của Nhật Bản và tìm ra rằng gần một phần tư các đối tượng được hỏi đã nghĩ tới việc dừng hoặc thay đổi hoàn toàn các kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc. Đối với Nhật Bản, Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành một khu vực ngoại giao và kinh tế chống lại Trung Quốc.

Nằm trong hiệp định tài chính mới với khu vực này, Nhật Bản đang đầu tư vào trái phiếu chính phủ của các nước thành viên ASEAN. Bộ Tài chính Nhật Bản cũng sẽ giúp các công ty Nhật vay vốn từ các địa phương. Một số tập đoàn khổng lồ đã tập hợp nhau lại để trở thành một mạng lưới cung cấp cho toàn bộ Đông Nam Á, thông thường họ đặt các trụ sở tại Thái Lan – ví dụ Honda hi vọng sẽ sản xuât 424.000 chiếc xe ô tô mỗi năm cho tới 2015. Để làm được điều này, các công ty Nhật ngày càng cần hỗ trợ vốn từ địa phương. Vụ lũ lụt kinh hoàng tại Thái Lan vào năm 2011 dẫn tới nhiều nhà máy ô tô phải đóng cửa và nhiều nhà máy khác của Nhật cũng không hề làm thay đổi đi kế hoạch kinh doanh tại đây, vì bảo hiểm đã làm giảm thiểu đáng kể thiệt hại của các công ty này.

Tại Indonesia, một đất nước khác với mối quan hệ kinh tế lâu đời với Nhật Bản, các công ty Nhật Bản gần đây đã giành chiến thắng một bản hợp đồng 370 triệu USD để xây dựng hệ thống tàu ngầm mới tại Jakarta. Nhưng chủ yếu là tại các nước Đông Nam Á khác nơi mà Nhật Bản có ít mối quan hệ kinh tế thì họ có ít hoạt động hơn. Cụ thể, hiện nay Nhật Bản đang xúc tiến các mối quan hệ mới với Việt Nam và Philippines, cả hai nước đều có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Đầu tư của Nhật và các nước ĐNA. Nguồn: CEIC
Đầu tư của Nhật vào các nước ĐNA. Nguồn: CEIC
Tại Việt Nam, Nhật Bản đã giúp đỡ cứu vớt hệ thống ngân hàng nước này khỏi các vụ phá sản. Trong tháng Mười hai vừa qua, Tokyo-Mitsubishi UFJ đã tuyên bố mua lại 20% cổ phần rủi ro tại VietinBank với giá 743 triệu USD. Mizuho mua 15% cổ phần rủi ro tại Vietcombank với giá 567 triệu USD vào tháng 9 năm 2011. Cam kết viện trợ của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng lên 5,1 tỉ USD trong năm 2012, gấp đôi so với năm 2011. Nhật Bản cũng đã bắt đầu giúp Việt Nam cải thiện sức mạnh hải quân như việc đào tạo thủy thủ cho tàu tuần dương.

Cũng như đối với Việt Nam và Miến Điện, những ký ức đen tối về chiến tranh do Nhật Bản gây ra vẫn còn phảng phất tại Philippines (Thái Lan may mắn vì là đồng minh với Nhật). Nhưng một lần nữa, lịch sử đã được gác lại, và cả hai nước đang hâm nóng lại mối quan hệ. Việc khó khăn hơn đối với Philippines là họ đang đối đầu với Trung Quốc tại bãi đá ngầm Scarborough. Nhật Bản đã nâng gói viện trợ cho Philippines bằng việc hỗ trợ hải quân, hứa hẹn 10 tàu tuần dương, với số tiền lên đến 11 triệu USD cho mỗi chiếc. Cũng như tại Miến Điện, nơi đã từng là sân sau của Trung Quốc, nhưng giờ đây lại gần hơn với phương Tây cũng như các đồng minh Châu Á, ngoai giao và kinh doanh Nhật Bản giờ đây đang mở ra nhiều cơ hội và tiến bước vào Đông Nam Á.

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: