Pages

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Giới dân chủ VN 'quý trọng Tướng Giáp'


Tướng Giáp và Bùi Tín
Nhà báo Bùi Tín trong một lần làm việc với Tướng Giáp
Cả Đảng Cộng sản lẫn phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đều muốn tận dụng hình ảnh và sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người vừa qua đời hôm 04/10/2013 ở tuổi 103, theo nhận xét của nhà báo Bùi Tín.
Trao đổi với BBC từ Paris hôm 07/10/2013, cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam từng có thời gian làm việc gần cận Tướng Giáp nói:


Theo ông Tín, người cũng là Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân của Đảng nhưng sau ở lại Pháp và trở thành người bất đồng chính kiến, cái chết của vị Đại tướng đã gây lúng túng cho lãnh đạo chính quyền.
“Rất có thể như thế, nhưng mỗi người tận dụng một cách khác nhau. Đây là một cuộc đọ sức rất lớn, nhất là trong tháng 10 này."
Ông nói: “Hiện nay Ban chấp hành Trung ương đang họp, họ cũng có lúng túng, cho nên họ mới để ông Giáp sống thêm một ngày mới công bố cái mất của ông ấy…
“Rất hay là lòng dân đã tỏ ra kính trọng một nhân cách, tất nhiên nhân cách này có hạn chế, nhưng giữa một rừng người cầm quyền hiện nay, là thối nát, là tham nhũng, là chia rẽ, là bạc nhược đối với bọn bành trướng, thì tấm gương của ông Giáp, dù sao vẫn là một tấm gương tích cực.”
Bình luận về điều được cho là nguyện vọng riêng của Tướng Giáp được an táng ở quê hương, tỉnh Quảng Bình, thay vì có một chỗ ở Nghĩa trang Mai Dịch dành cho các lãnh đạo và quan chức cao cấp, nhà báo Bùi Tín nói:
"Tôi nghĩ ông ấy là con người thông minh và gắn bó với quê hương thôi, cho nên đấy là cái cần được tôn trọng.
"Lẽ ra ông ấy phải được quốc tang ở trong Nghĩa trang Mai Dịch, nhưng người ta cũng đã có những kinh nghiệm như ông Lê Đức Thọ, cuối cùng cũng phải đưa về quê thôi,
"Ông Giáp không phải nghĩ đến như thế, bởi vì nhân dân rất tôn trọng, tôi nghĩ dù sao trong Đảng, ngoài Đảng, ông cũng xứng đáng, tuy là bề ngoài, về phía Nam, vẫn có những người người ta vẫn dùng cái kiểu chửi rủa ông ấy."

'Bệ đỡ quan trọng'

"Ông ấy là một con người đáng kính trọng, theo tôi nghĩ, tuy tôi đã rất tiếc và tôi đã thất vọng khi mà thuyết phục ông ấy không được để ông ấy đứng về phía dân chủ, tự do"
Nhà báo Bùi Tín
Ông Tín cho rằng mỗi một người là "con đẻ" của một hoàn cảnh lịch sử, địa lý và nhận xét:
"Cho nên tôi nghĩ, ông ấy vẫn là một anh hùng theo cái nghĩa nào đó của nhân dân, nhất là ở phía Bắc đã nghĩ về ông ấy."
Cựu Đại tá cho rằng Tướng Giáp là một người đáng kính trọng, tuy có một số hạn chế nhất định về mặt nhận thức, cũng như có thể do bối cảnh lịch sử thời đại.
"Tướng Giáp đã gửi ba lá thư lên lãnh đạo Việt Nam phản đối dự án bauxite"
Ông nói: "Ông ấy là một con người đáng kính trọng, theo tôi nghĩ, tuy tôi đã rất tiếc và tôi đã thất vọng khi mà thuyết phục ông ấy không được để ông ấy đứng về phía dân chủ, tự do."
Nhà báo Bùi Tín cho rằng do Tướng Giáp qua đời ở tuổi rất cao, sau khi đã thôi các chức vụ hàng chục năm, ảnh hưởng của ông với thời thế hiện tại 'không có ảnh hưởng nhiều lắm' tuy hàng vạn người đã tới nhà riêng của ông để viếng và bày tỏ lòng thương tiếc trong mấy ngày qua.
Ông Tín đưa ra dự đoán về lễ tang sắp diễn ra cũng như phản ứng của giới tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước.
Ông nói: "Tang lễ ngày 12-13/10 này chắc chắn là rất lớn. Anh chị em trí thức trong nước rất quý trọng và vẫn coi ông là một cái bệ đỡ quan trọng vì ông đã có ba lá thư về bauxite."
Ba lá thư này, theo các nguồn tin từ Việt Nam đã không nhận được phản hồi công khai của Nhà nước Việt Nam.
Ông Tín nói có nhà tranh đấu dân chủ đã có những bức trướng, câu đối ca ngợi 'tấm lòng' của Tướng Giáp đối với đất nước mà theo ông là một con người 'yêu nước thực sự' mà cuối đời đã có lựa chọn 'phản biện'.
"Chính nhân cái mất của ông Giáp mấy ngày hôm nay mà tôi nghĩ là anh chị em trí thức và tuổi trẻ coi đó là một dịp để khẳng định ông là một con người trí thức tiêu biểu, là một tấm gương phản biện dũng cảm, có ý nghĩa thiết thực, ngay trong thời kỳ trước mắt này," ông nói với BBC.

Không có nhận xét nào: