Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Nước ngầm Hà Nội nhiễm thạch tín

Một nghiên cứu của Việt Nam công bố trên tạp chí Nature cho biết thạch tín đã thâm nhập vào nước ngầm vốn được sử dụng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người Hà Nội.


Nồng độ thạch tín trong nước ở làng Văn Phúc cao hơn ngưỡng cho phép của LHQ 300 lần. (Credit: ABC)

Cuộc nghiên cứu cho thấy tầng chứa nước sạch có thể bị ô nhiễm khi các nhà cung cấp nước bơm nước quá tải từ tầng ngậm nước.



Trong khi cuộc nghiên cứu kéo dài cả thập kỷ tập trung vào Văn Phúc, một ngôi làng nhỏ ngoại ô Hà Nội, thì kết quả của nó gây ra mối lo ngại đáng kể cho cả khu vực.

Ông Phạm Hùng Việt từ trường Đại học Khoa học Hà Nội, đồng tác giả của công trình nghiên cứu nói trên, cho biết ô nhiễm thạch tín tăng do người dân sử dụng nước đã bị nhiễm thạch tín vào nhu cầu ăn uống hằng ngày.

“Hiện tượng chúng tôi quan sát được ở làng Vạn Phúc có thể được xem như một hiện tượng tự nhiên điển hình của tình trạng nhiễm thạch tín ở toàn bộ đồng bằng sông Hồng,” ông Việt nói.

“Đây có thể được xem như một trong những khu vực đông dân nhất thế giới với khoảng 17-20 triệu dân. Chúng tôi không thể nói chính xác nhưng ít nhất một nửa số dân này có thể bị ảnh hưởng bởi nước nhiễm thạch tín,” ông Việt cho biết thêm.

Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ asen cho phép trong nước uống là 10 microgram/lít. Tuy nhiên, con số này ở làng Văn Phúc cao hơn gấp 300 lần.

Ông Michael Berg, một nhà khoa học môi trường hiện đang có mặt ở Đại học Curtin ở Tây Úc, cho biết nhiễm thạch tín là căn bệnh diễn tiến chậm rất khó chẩn đoán.

Nhiễm thạch tín trong thời gian dài có thể gây ung thư da, phổi, bàng quang và thận. Các triệu chứng dễ thấy nhất là biến dạng tổn thương da.

Nhiễm độc thạch tín trở thành vấn đề nổi cộm tại Ấn Độ và Bangladesh trong những năm 90. Chỉ sau đó không lâu, vấn đề này lại gây sự chú ý tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Một nghiên cứu của Liên Hiện Quốc vào năm 2008 cho biết khoảng 1,7 triệu người sống dọc sông Mekong có thể bị rủi ro nhiễm độc thạch tín.

Tầng nước ngầm bị ô nhiễm
Trước đây, nước từ làng Văn Phúc nhìn chung là an toàn. Tuy nhiên, bơm hút nước quá nhiều khiến nước từ tầng nước ngầm chứa thạch tín thấm ngược lại vùng nước an toàn. Hoạt động bơm cấp nước đô thị đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2010.

Sự di chuyển của hàm lượng thạch tín nguy hiểm là chậm hơn nhiều so với bản thân nước ngầm. Nước từ tầng nước ngầm bị ô nhiễm đã di chuyển hơn 2km về phía trung tâm thành phố trong vòng 40-60 năm qua, trong khi nhiễm thạch tín chỉ tăng khoảng 120 mét.

Tuy tốc độ di chuyển có thể chậm nhưng nó cũng khó đoán trước.

“Chúng tôi thấy rằng tại Văn Phúc, có một biên độ tự nhiên giữa các giếng bị ô nhiễm thạch tín thấp và cao. Tuy nhiên, biên độ này thay đổi tùy thuộc vào hoạt động bơm nước ngầm của công ty nước ở Hà Nội,” ông Phạm Hùng Việt nói.

Nhà khoa học Michael Berg cho biết các công ty cung cấp nước bơm khoảng một triệu mét khối nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu nước uống.

“Không còn lựa chọn”
Dân số Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng hơn 400 ngàn người mỗi năm.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trong khu vực, các tác giả của cuộc nghiên cứu nhận định điều quan trọng là cơ sở hạ tầng nước cần phát triển ngang tầm với sự bùng nổ dân số.

“Hiện nay nhiều người dân khai thác nước ngầm từ giếng nên chúng tôi không thể kiểm soát được tốc độ khai thác nước ngầm. Chúng tôi đề nghị nhà nước nên cung cấp nước uống bằng việc tập trung nguồn nước uống,” ông Việt nói.
Chính quyền Hà Nội hiện đã chuyển sang lọc nước từ nguồn cung cấp nước của thành phố, tuy nhiên nhiều người dân sống ở ngoại ô vẫn đang nằm ngoài nguồn cung cấp này.

Người dân làng Văn Phúc cho biết họ có rất ít lựa chọn và vẫn phải tiếp tục uống nước nhiễm thạch tín.

Bà Tran Thi Bay cho biết gia đình bà hiện vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng nước làng trong suốt 20 năm qua.

Ông Nguyen Van Thi nói ông biết nước bị nhiễm thạch tín và cố gắng lọc nước càng nhiều càng tốt.

“Chúng tôi sống rất xa trung tâm nên hệ thống đường ống nước chưa được cài đặt tại đây. Chúng tôi thật sự hy vọng chính quyền nhanh chóng cung cấp nguồn nước sạch cho các nhu cầu hằng ngày. Thành phố đã hứa rằng 80% dân số có nước sạch vào năm 2010 nhưng đến nay chúng tôi vẫn còn phải chờ đợi,” ông Thi nói./ABC

Không có nhận xét nào: