Pages

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

QUỐC HỘI KHÔNG PHẢI CỦA DÂN, LẤY TƯ CÁCH GÌ QUYẾT ĐỊNH HIẾN PHÁP ?

Icon_ĐCS_Quốc Hội1
Nguyễn T Bình
Trả lời phỏng vấn trên đài NBC Mỹ, bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF khuyên khán giả nữ “hãy mỉm cười rồi nghiến răng lại” nhân nói về những khó khăn của phụ nữ để vươn lên vị trí cao cấp trong thế giới còn đầy tính đàn ông trị.
Sáng hôm qua 15/10 khi điểm báo Thanh Niên tôi cũng đã “mỉm cười rồi nghiến răng lại” trước thông tin kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa 13 sẽ khai diễn vào đầu tuần tới và tại kỳ họp này 500 đại biểu QH sẽ chính thức biểu quyết nội dung bổ sung, sửa đổi Hiến Pháp 1992 vốn dỉ đã được bàn thảo nhiều từ cuối năm 2012 tới nay với vô số ý kiến cho thấy giữa “lòng dân” và “ý đảng” là khoảng cách có thể phừng phừng lửa một khi sự toàn trị của đảng tiếp tục chế ngự, thao túng Hiến Pháp 1992 sau khi đã sửa đổi và ban hành.

Dư luận chung trong dân chúng cho rằng kỳ họp thứ 6 QH khóa 13 thực chất là Hội nghị TW 8 mở rộng tiếp ngay sau Hội nghị TW 8 hẹp đã kết thúc vào hôm 9/10 sau 10 ngày làm việc bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cực kỳ quan trọng là cho ý kiến thống nhất về bổ sung, sửa đổi Hiến Pháp 1992. Bởi, giống như nhiều nhiệm kỳ trước, QH khóa 13 hiện nay không có gì thay đổi về chất và lượng. Nghĩa là, dù tại điều 83, chương VI, Hiến Pháp 1992 ghi rỏ “Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, nhưng trong số 500 đại biểu QH thì đã già 90% là cán bộ đảng viên trung cao cấp, còn lại non 10% thuộc diện “cảm tình đảng” – tức đại biểu không phải đảng viên nhưng có quá trình gắn bó mật thiết với đảng về mọi phương diện.
Xin lỗi, đù mẹ như vậy rỏ ràng QH đâu phải là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”. Chưa nói QH khóa 13 ngay từ đầu đã mang đậm dấu ấn của ông TBT Nguyễn Phú Trọng vốn dỉ là một giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành tổ chức đảng, tự khai lý lịch thuộc thành phần bần nông. Dấu ấn đó thể hiện rỏ nét ở chỗ toàn bộ bộ chính trị, ban bí thư đều được bố trí là đại biểu QH cùng với nhiều bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, thành phố khắp cả nước, cộng thêm lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội là cánh tay nối dài của đảng. Tức là, nhân dân thuần túy không được phép là đại biểu QH. Vậy, QH lấy tư cách gì quyết định Hiến Pháp ?
Diễn biến trên còn cho thấy một mặt khác, khi đưa ra vấn đề sửa đổi HP 1992, đảng cũng hoài nghi ngay trong nội bộ của đảng không hẳn cán bộ đảng viên nào cũng nhất trí, đồng thuận với bộ chính trị, ban bí thư và ban chấp hành trung ương. Huống chi trong nhân dân đã bộc lộ rất rỏ ý thức phản đối những điều vô lý trong HP 1992 do bị đảng áp đặt. Có thể nói vì vậy, dưới sự cầm trịch của TBT Nguyễn Phú Trọng, toàn bộ các nhân vật chóp bu của đảng đã được huy động chiếm ghế QH vừa để tăng cường “nội lực” của già 90% đại biểu là cán bộ đảng viên, vừa nhằm yêu cầu sẵn sàng trấn áp ngay tại nghị trường đối với đại biểu thuộc diện “cảm tình đảng”, cũng như kể cả đối với đại biểu là đảng viên nhưng phát biểu trái ý trung ương – cụ thể trong vấn đề sửa đổi HP 1992 mà tâm điểm là điều 4 theo ý đảng phải được bảo vệ, duy trì tới cùng.
Nói cách nào đó, do đã quen thực hiện nhiều mưu sâu kế hiễm, nên tựu chung đảng cóc tin ai, kể cả đồng chí mình – nhất là những đồng chí có nhiều điều kiện tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của người dân đa dạng, phong phú hơn các đồng chí trung ương. Tuy nhiên, đối với đám đại biểu QH thuộc khối 90%, đảng hoài nghi, cảnh giác vừa phải thôi, vì hầu hết đều “vinh thân phì gia”, mặt trơ trán bóng, mập ú, thậm chí có mụ nhuộm tóc vàng hoe, cắt mắt, sửa mũi, bơm môi, đeo vàng đỏ tay đều là nhờ bám đảng, do đó đám đại biểu này kho dám phát ngôn, phát biểu trái ý đảng, chẳng phải vì tự thân đảng đúng, mà vì họ sợ bị mất điều kiện hưởng thụ phù phiếm – một đặc tính quen thuộc của những kẻ“bổng dưng rủ bùn đứng lên sáng lòa” như Tố Hữu đã mô tả bằng thơ.
Với thành phần như vậy, chắc rằng dân chúng chẳng hy vọng gì vào cái gọi là QH của nước CHXHCNVN. Xin nhớ cho một thực tế cay đắng bao trùm đất nước VN mấy chục năm qua. Đó là, đảng được quyền nhân danh nhân dân để tuyên bố và quyết định mọi thứ liên quan đến sự sống của nhân, kể cả tuyên bố trước thế giới, cũng như tại định chế chính trị toàn cầu Liên Hiệp Quốc. Nhưng, nhân dân thì ngược lại, tuyệt đối không được quyền nhân danh đảng, cho dù đảng thường khẳng định “đảng và dân là một”“cuộc cách mạng của đảng là cuộc cách mạng của nhân dân” và cho dù, xét theo dân số cả nước hiện thời, số lượng đảng viên chỉ chiếm khoảng 4%, cộng thêm đám lục cục lòn hòn bám đít đảng khoảng 6%, cộng lại khoảng trên dưới 10%, còn lại nhân dân thuần túy chiếm 90%. Vậy, xin hỏi đất nước, mà cụ thể là HP, phải thuộc quyền quyết định của con số người nào, 90% hay 10% ?
Tại một cuộc hội thảo kinh tế mới đây, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng cần nên nhìn vào thực trạng mà đánh giá, “vì số liệu chính phủ đưa ra nó sao ấy”. Nó sao ấy tức là nó không thật, không đúng với thực trạng. Đối với kỳ họp thứ 6 QH khóa 13 cũng cần nên nhìn vào thực trạng nêu trên mà tiên lượng. Vài ngày nay đã xuất hiện một luồng ý kiến lạc quan rằng kỳ họp này sẽ có những cái mới. Nhưng hỏi những cái mới ấy cụ thể ra sao thì không ai xác định được – nhất là khi liên hệ với nội dung điếu văn của TBT Nguyễn Phú Trọng đọc trước hòm tướng Giáp, “anh Văn kính mến” sáng ngày 13/10 mới đây, trong đó TBT Trọng khẳng định “Chúng tôi nguyện cùng toàn đảng (…) tiếp tục kiên định chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Trong khi đó, đồng thời cũng có luồng ý kiến cho rằng kỳ họp thứ 6 QH khóa 13 sẽ thể hiện cái mới đã được thống nhất tại Hội nghị TW 8 hẹp. Luồng ý kiến này nhận định “sức ép nhân dân” đã tỏ ra có hiệu quả, tác dụng làm thay đổi thói quen bảo thủ, cực đoan của đảng – nhất là kể từ sau khi xuất hiện“kiến nghị 72” và “phong trào xã hội dân sự”, cũng như “hiện tượng Lê Hiếu Đằng”  và vô số ý kiến trên mạng điện tử phân tích xung quanh cái chết của tướng Giáp. Luồng ý kiến này cũng dẫn một số chứng minh được gọi là “sức ép quốc tế” nghe cũng hữu lý, nhưng đúng hay không còn phải chờ xem. Vì lẽ, “sức ép quốc tế” cụ thể ra sao, xuất phát từ đâu chưa thấy ai khẳng định và nếu nó đến từ Red China, thông qua chuyến thăm mới đây nhất của thủ tướng quốc vụ viện nước CHNDTH Lý Khắc Cường thì coi như chết bà cố luôn dân VN !
Đồng ý phương châm “mềm nắn rắn buông” thường được đảng cộng sản áp dụng. Nhưng xin đừng quên kinh nghiệm thực tiển đối với phương châm này đảng áp dụng luôn có ghi chú phải nhớ “nắn tối đa, buông tối thiểu”“Kiến nghị 72” và “phong trào xã hội dân sự” hiện còn nhiều câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ, thành phần khởi xướng, lĩnh xướng. “Hiện tượng Lê Hiếu Đằng” sau bộc phát thình lình, giờ im ru bà rù. Có thể liệt kê thêm “quốc nạn” tham nhũng chưa có “đối thủ” và tình hình kinh tế bế tắc, chưa có lối ra. Dường như hai cái liệt kê thêm mang tính “quả báo nhãn tiền” có thể thật sự là sức ép tức thời và lâu dài đối với đảng, nhưng chưa chắc khiến làm cho Quốc Hội khóa 13 và kỳ họp thứ 6 sắp tới đây của nó sẽ quyết định nội dung bổ sung, sửa đổi HP 1992 phù hợp yêu cầu của số đông dân chúng.
Có lẽ chúng ta chỉ biết chắc một điều chừng nào QH thật sự của dân, không phải là “cơ quan đại biểu của đảng đội lốt nhân dân” và những người mà nhân dân có quyền tự do lựa chọn bầu vào QH được gọi là dân biểu thì lúc đó chúng ta mới có đủ cơ sở gởi gấm lòng tin đối với QH và như vậy QH mới có tư cách quyết định Hiến Pháp. Đại biểu ở đâu mà không có và ai cũng có thể trở thành đại biểu, kể cả tại các cuộc họp phường xã. Trong khi danh xưng dân biểu chỉ dành riêng cho những người được dân lựa chọn bầu vào QH. Qua đó, dân biểu đương nhiên phải nói và làm theo những gì dân đã biểu (bảo, nói, yêu cầu). Ví dụ, dân đã lên tiếng yêu cầu loại bỏ điều 4 trong quá trình sửa đổi Hiến Pháp 1992 thì các dân biểu QH nhất thiết phải tuân theo, trong trường hợp xảy ra tranh cải hoặc chống đối, QH cứ mạnh dạn đưa dự thảo sửa đổi HP 1992 ra trưng cầu ý kiến nhân dân bằng hình thức bỏ phiếu công khai, trực tiếp, có sự giám sát chặt chẽ của các bên liên quan. Đơn giản và dễ hiểu vậy thôi. Tại sao đảng không làm ? Có phải vì hơn ai hết đảng biết thân phận mình bây giờ “bèo dạt mây trôi” không biết theo ai, về đâu sau bao năm trường trót dại đủ thứ – trong đó cái dại nhất là gây thù chuốc oán với nhân dân bởi kiên định chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh vốn dỉ từng mang tới cho đảng một số thắng lợi buổi đầu để rồi sau đó, khi thế giới thăng tiến, nó đã khiến đảng tự đào huyệt mộ cho mình ?

Không có nhận xét nào: