Ngoài cái giá phải trả về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng vừa diễn ra liên quan đến ngân sách còn một tác động khác, rất khó định lượng. Đó ảnh hưởng trên vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của nước Mỹ.
Hôm thứ Sáu 11/10/2013 vừa qua, các bộ trưởng tài chính nhóm G20, họp lại tại Washington, trong một bản thông cáo, đã không ngần ngại vạch mặt chỉ tên Hoa Kỳ là « phải hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề ngân sách mập mờ trong ngắn hạn ».
Trong suốt tuần qua, nhân các cuộc họp của đại hội đồng Quỹ tiền tệ Quốc tế FMI và Ngân hàng Thế giới, Washington đã bị giới tài chính thế giới đồng loạt phê phán.
Tổng giám đốc FMI, bà Christine Lagarde, đã kêu gọi cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới là phải « chỉnh đốn lại » nền tài chính của mình. Nga và Trung Quốc thì tố cáo Hoa Kỳ đã gây ra tình trạng « bấp bênh » cho thế giới do khủng hoảng ngân sách của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Silouanov, đã thúc giục Mỹ nhanh chóng tìm giải pháp.
Trước các lời chỉ trích, Bộ trưởng Tài chinh Mỹ Jacob Lew đã phải công nhận rằng Hoa Kỳ không thể xem như là đã « nắm chắc được » vai trò lãnh đạo kinh tế của mình.
Đáng chú ý là phản ứng của Trung Quốc. Nhân một cuộc họp báo thường kỳ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác định : « Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và giải pháp thích hợp cho vấn đề này phục vụ không chỉ lợi ích riêng của Mỹ, mà còn góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế thế giới… Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này ».
Tuyên bố trên đây được đưa ra sau khi Tân Hoa Xã, đã đăng tải một bài bình luận tố cáo giới chính trị gia Mỹ là đã bắt phần còn lại của thế giới làm con tin. Bài bình luận bằng tiếng Anh đã được tung ra chỉ một tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Barack Obama ký vào thỏa thuận nâng trần nợ công của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ.
Theo Tân Hoa Xã : « Những người sáng lập ra nước Mỹ đã tạo ra Quốc hội vì lợi ích cân bằng quyền lực… Họ sẽ phải trở mình trong mộ nếu nhìn thấy công trình của họ bị đấu đá chính trị bắt cóc... Mặc dù biết rõ những hậu quả ghê gớm của việc bị vỡ nợ trên nền kinh tế Mỹ và phần còn lại của thế giới, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn đấu đá nhau cho đến giây phút cuối cùng vì lợi ích đảng phái ».
Tân Hoa Xã không ngần ngại đả kích Quốc hội Mỹ, khẳng định rằng chính định chế này là «vấn đề » của nước Mỹ.
Theo AFP, Trung Quốc là một nhà nước độc đảng trong đó chính quyền Cộng sản duy trì quyền lực bằng bàn tay sắt, và thường xuyên loại trừ bất kỳ toan tính nào muốn cải tổ chính trị theo hướng dân chủ kiểu phương Tây.
Sự kiện Bắc Kinh thở phào nhẹ nhõm trước việc khủng hoảng ngân sách Mỹ chấm dứt cũng dễ hiểu. Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, hầu hết là bằng đô la, và là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất của công trái Mỹ, lên đến 1.280 tỷ theo số liệu mới nhất từ Washington.
Chính vì lý do đó mà Tân Hoa Xã đã kêu gọi Bắc Kinh và các chủ nợ khác của Washington rút kinh nghiệm : « Câu chuyện ở Washington đang giảng dạy cho các chủ nợ của Hoa Kỳ một bài học : Các chính trị gia Mỹ sẵn sàng chiến đấu với nhau bất chấp lợi ích của các chủ nợ ».
Đối với Tân Hoa Xã : « Công trái Mỹ có thể không còn là một khoản đầu tư an toàn nữa, vì thế, giới đầu tư " trong và ngoài" nước Mỹ phải nghĩ đến "một kế hoạch B" ».
Hôm thứ Sáu 11/10/2013 vừa qua, các bộ trưởng tài chính nhóm G20, họp lại tại Washington, trong một bản thông cáo, đã không ngần ngại vạch mặt chỉ tên Hoa Kỳ là « phải hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề ngân sách mập mờ trong ngắn hạn ».
Trong suốt tuần qua, nhân các cuộc họp của đại hội đồng Quỹ tiền tệ Quốc tế FMI và Ngân hàng Thế giới, Washington đã bị giới tài chính thế giới đồng loạt phê phán.
Tổng giám đốc FMI, bà Christine Lagarde, đã kêu gọi cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới là phải « chỉnh đốn lại » nền tài chính của mình. Nga và Trung Quốc thì tố cáo Hoa Kỳ đã gây ra tình trạng « bấp bênh » cho thế giới do khủng hoảng ngân sách của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Silouanov, đã thúc giục Mỹ nhanh chóng tìm giải pháp.
Trước các lời chỉ trích, Bộ trưởng Tài chinh Mỹ Jacob Lew đã phải công nhận rằng Hoa Kỳ không thể xem như là đã « nắm chắc được » vai trò lãnh đạo kinh tế của mình.
Đáng chú ý là phản ứng của Trung Quốc. Nhân một cuộc họp báo thường kỳ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác định : « Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và giải pháp thích hợp cho vấn đề này phục vụ không chỉ lợi ích riêng của Mỹ, mà còn góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế thế giới… Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này ».
Tuyên bố trên đây được đưa ra sau khi Tân Hoa Xã, đã đăng tải một bài bình luận tố cáo giới chính trị gia Mỹ là đã bắt phần còn lại của thế giới làm con tin. Bài bình luận bằng tiếng Anh đã được tung ra chỉ một tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Barack Obama ký vào thỏa thuận nâng trần nợ công của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ.
Theo Tân Hoa Xã : « Những người sáng lập ra nước Mỹ đã tạo ra Quốc hội vì lợi ích cân bằng quyền lực… Họ sẽ phải trở mình trong mộ nếu nhìn thấy công trình của họ bị đấu đá chính trị bắt cóc... Mặc dù biết rõ những hậu quả ghê gớm của việc bị vỡ nợ trên nền kinh tế Mỹ và phần còn lại của thế giới, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn đấu đá nhau cho đến giây phút cuối cùng vì lợi ích đảng phái ».
Tân Hoa Xã không ngần ngại đả kích Quốc hội Mỹ, khẳng định rằng chính định chế này là «vấn đề » của nước Mỹ.
Theo AFP, Trung Quốc là một nhà nước độc đảng trong đó chính quyền Cộng sản duy trì quyền lực bằng bàn tay sắt, và thường xuyên loại trừ bất kỳ toan tính nào muốn cải tổ chính trị theo hướng dân chủ kiểu phương Tây.
Sự kiện Bắc Kinh thở phào nhẹ nhõm trước việc khủng hoảng ngân sách Mỹ chấm dứt cũng dễ hiểu. Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, hầu hết là bằng đô la, và là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất của công trái Mỹ, lên đến 1.280 tỷ theo số liệu mới nhất từ Washington.
Chính vì lý do đó mà Tân Hoa Xã đã kêu gọi Bắc Kinh và các chủ nợ khác của Washington rút kinh nghiệm : « Câu chuyện ở Washington đang giảng dạy cho các chủ nợ của Hoa Kỳ một bài học : Các chính trị gia Mỹ sẵn sàng chiến đấu với nhau bất chấp lợi ích của các chủ nợ ».
Đối với Tân Hoa Xã : « Công trái Mỹ có thể không còn là một khoản đầu tư an toàn nữa, vì thế, giới đầu tư " trong và ngoài" nước Mỹ phải nghĩ đến "một kế hoạch B" ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét