Phần đông trong số tù nhân này chỉ là những blogger có những tiếng nói phê phán chính quyền, ủng hộ dân chủ hay tố cáo các vấn nạn của xã hội mà bị chính quyền quy cho những tội danh nặng nề xâm phạm an ninh quốc gia, lật đổ chính quyền … để rồi cuối cùng vô hiệu hóa họ bằng những án tù dài.
Việt Nam vẫn luôn cam đoan không giam giữ tù chính trị. Tuy nhiên các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế thống kê có hàng trăm người đã bị kết án tù vì đã dám công khai chỉ trích chế độ, đảng Cộng sản, đặc biệt trong đợt gia tăng trấn áp tự do ngôn luận hồi năm 2009. Chỉ tính riêng từ đầu năm nay đã có thêm 46 án tù cho những người đấu tranh vì các quyền tự do.
Theo AFP, thì ngày mai (2/10) lại có thêm một gương mặt blogger điển hình như vậy được đưa ra tòa xét xử vì tội danh « trốn thuế », đó là Luật sư Lê Quốc Quân. Blogger trẻ 41 tuổi này vốn đã gây không ít khó chịu cho chính quyền bởi các hoạt động nhân quyền cùng những bài viết kêu gọi bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mạng.
Những blogger đã bị kết án tù giờ cuộc sống đằng sau song sắt nhà tù của họ ra sao ? Trả lời câu hỏi này, AFP dẫn ra trường hợp của blogger nổi tiếng Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải.
Bị án tù 12 năm vì cũng vì tội « trốn thuế ». Vụ án của ông đã được báo chí quốc tế nói đến như là một màn kịch của tư pháp nhằm mục đích cách ly ông khỏi cuộc đấu tranh vì dân quyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Hiện ông Hải đang thụ án trong một trại giam ở tỉnh Nghệ An. Theo lời con trai ông, anh Nguyễn Trí Dũng thì Nguyễn Văn Hải bị giam đã nhiều lần bị biệt giam trong tù.
Một nhà hoạt động khác giấu tên từng bị án tù nhiều năm giải thích lý do các tù nhân chính trị bị biệt giam : « Chính quyền đối xử rất hà khắc đối với các tù nhân không chịu nhận tội. Họ sợ những người này gây ảnh hưởng sang các tù nhân khác ». Cựu tù chính trị này cũng cho biết thêm là các tù nhân chính trị không được quyền nhận sách vở giấy bút từ gia đình tiếp tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia về giam giữ, thì việc vô cớ áp dụng hình thức biệt giam cũng có thể được coi như là một hình thức tra tấn. Trong khi đó cũng cần phải nhắc lại là Việt Nam cam kết đến cuối năm nay sẽ ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn tù nhân.
Một hình thức tạo sức ép khác với tù chính trị đó là chuyển trại bí mật. Trở lại với trường hợp của blogger Điếu Cày. Từ khi bị giam giữ năm 2008 vì tội trốn thuế, Điếu Cày đã hai lần bị chuyển trại giam. Gia đình chỉ được biết điều này khi đến thăm ở trại cũ và sau đó họ phải ngược xuôi tự tìm ra trại mới của người thân để thăm nuôi.
Bản thân cuộc sống của thân nhân những tù nhân lương tâm đó cùng không được yên ổn. Chính quyền địa phương luôn theo dõi và sách nhiễu họ. Anh Nguyễn Trí Dũng con trai Điếu Cày tố cáo việc anh đã nhiều lần bị công an bắt giữ một cách vô cớ. Tuy mỗi lần giữ không quá một ngày, nhưng việc làm của chính quyền đã khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn và phải chịu những sức ép tâm lý nặng nề.
Nhiều gia đình người tù khác được AFP phỏng vấn cũng cho biết họ cũng là đối tượng của «chiến thuật » sách nhiễu của chính quyền nhằm « cô lập các nhà đấu tranh chính trị » và «gây hoang mang cho gia đình bạn bè họ ».
Với tất cả các công cụ có trong tay, chính quyền Việt Nam đã dễ dàng cách ly những người đấu tranh ôn hòa với đời sống xã hội bằng những bản án tù. Vậy thì vì sao lại tiếp tục cách ly cô lập họ hơn nữa trong môi trường nhà tù, cũng như bên ngoài thì sách nhiễu gây khó khăn cho cuộc sống của gia đình họ ? Phải chăng những bản án tù khắc nghiệt mà chính quyền đã tuyên đối với các tù nhân blogger hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong muốn ? Hay những tù nhân kia là những phần tử cực kỳ nguy hiểm của chế độ ?
Trái lại, cách đối xử hà khắc như vậy chỉ làm tăng thêm quyết tâm đấu tranh của các tù nhân chính trị và làm cho gia đình họ ở bên ngoài trở nên « ly khai » với chính quyền. Cuộc tuyệt thực gần đây của Điếu Cày là một minh chứng.
Việt Nam vẫn luôn cam đoan không giam giữ tù chính trị. Tuy nhiên các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế thống kê có hàng trăm người đã bị kết án tù vì đã dám công khai chỉ trích chế độ, đảng Cộng sản, đặc biệt trong đợt gia tăng trấn áp tự do ngôn luận hồi năm 2009. Chỉ tính riêng từ đầu năm nay đã có thêm 46 án tù cho những người đấu tranh vì các quyền tự do.
Theo AFP, thì ngày mai (2/10) lại có thêm một gương mặt blogger điển hình như vậy được đưa ra tòa xét xử vì tội danh « trốn thuế », đó là Luật sư Lê Quốc Quân. Blogger trẻ 41 tuổi này vốn đã gây không ít khó chịu cho chính quyền bởi các hoạt động nhân quyền cùng những bài viết kêu gọi bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mạng.
Những blogger đã bị kết án tù giờ cuộc sống đằng sau song sắt nhà tù của họ ra sao ? Trả lời câu hỏi này, AFP dẫn ra trường hợp của blogger nổi tiếng Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải.
Bị án tù 12 năm vì cũng vì tội « trốn thuế ». Vụ án của ông đã được báo chí quốc tế nói đến như là một màn kịch của tư pháp nhằm mục đích cách ly ông khỏi cuộc đấu tranh vì dân quyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Hiện ông Hải đang thụ án trong một trại giam ở tỉnh Nghệ An. Theo lời con trai ông, anh Nguyễn Trí Dũng thì Nguyễn Văn Hải bị giam đã nhiều lần bị biệt giam trong tù.
Một nhà hoạt động khác giấu tên từng bị án tù nhiều năm giải thích lý do các tù nhân chính trị bị biệt giam : « Chính quyền đối xử rất hà khắc đối với các tù nhân không chịu nhận tội. Họ sợ những người này gây ảnh hưởng sang các tù nhân khác ». Cựu tù chính trị này cũng cho biết thêm là các tù nhân chính trị không được quyền nhận sách vở giấy bút từ gia đình tiếp tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia về giam giữ, thì việc vô cớ áp dụng hình thức biệt giam cũng có thể được coi như là một hình thức tra tấn. Trong khi đó cũng cần phải nhắc lại là Việt Nam cam kết đến cuối năm nay sẽ ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn tù nhân.
Một hình thức tạo sức ép khác với tù chính trị đó là chuyển trại bí mật. Trở lại với trường hợp của blogger Điếu Cày. Từ khi bị giam giữ năm 2008 vì tội trốn thuế, Điếu Cày đã hai lần bị chuyển trại giam. Gia đình chỉ được biết điều này khi đến thăm ở trại cũ và sau đó họ phải ngược xuôi tự tìm ra trại mới của người thân để thăm nuôi.
Bản thân cuộc sống của thân nhân những tù nhân lương tâm đó cùng không được yên ổn. Chính quyền địa phương luôn theo dõi và sách nhiễu họ. Anh Nguyễn Trí Dũng con trai Điếu Cày tố cáo việc anh đã nhiều lần bị công an bắt giữ một cách vô cớ. Tuy mỗi lần giữ không quá một ngày, nhưng việc làm của chính quyền đã khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn và phải chịu những sức ép tâm lý nặng nề.
Nhiều gia đình người tù khác được AFP phỏng vấn cũng cho biết họ cũng là đối tượng của «chiến thuật » sách nhiễu của chính quyền nhằm « cô lập các nhà đấu tranh chính trị » và «gây hoang mang cho gia đình bạn bè họ ».
Với tất cả các công cụ có trong tay, chính quyền Việt Nam đã dễ dàng cách ly những người đấu tranh ôn hòa với đời sống xã hội bằng những bản án tù. Vậy thì vì sao lại tiếp tục cách ly cô lập họ hơn nữa trong môi trường nhà tù, cũng như bên ngoài thì sách nhiễu gây khó khăn cho cuộc sống của gia đình họ ? Phải chăng những bản án tù khắc nghiệt mà chính quyền đã tuyên đối với các tù nhân blogger hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong muốn ? Hay những tù nhân kia là những phần tử cực kỳ nguy hiểm của chế độ ?
Trái lại, cách đối xử hà khắc như vậy chỉ làm tăng thêm quyết tâm đấu tranh của các tù nhân chính trị và làm cho gia đình họ ở bên ngoài trở nên « ly khai » với chính quyền. Cuộc tuyệt thực gần đây của Điếu Cày là một minh chứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét