Pages

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Vì sao phải khống chế, cô lập LS Lê Quốc Quân?

Lê Diễn Đức

Trong những ngày cuối tháng 9, trước phiên toà xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 2/10, tình hình có vẻ không mấy yên tĩnh, ít nhất từ phia nhà cầm quyền.
000_Hkg9051287-305.jpg
Một người ủng hộ mặc áo in hình Luật sư Lê Quốc Quân tại lễ cầu nguyện hiệp thông cho Anh hôm 7 tháng 7 năm 2013.
AFP PHOTO / CAT BARTON

Trắng trợn vi phạm pháp luật

Việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và cac bloggers vẫn ráo riết và mức độ thô bạo, thậm chí ngay cả vào lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du đi Pháp và Hoa Kỳ.
Trong ngày 25/9 Công an thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã dùng giây kẽm sắt khóa chặt cửa nhà của mục sư Nguyễn Công Chính hiện đang thụ án 11 năm tù giam. Bà Trần Thị Hồng, vợ ông và năm đứa con nhỏ bị nhốt không cho ra ngoài mà không cho biết lý do.

Cũng tối ngày 25/9, đến chơi, ăn tối bữa tối tạm biệt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy, có hai mẹ con chị Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Phương Uyên, bà Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày, cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải và anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân. Lực lượng công an đông đảo mặc thường phục, không xuất trình giấy tờ, thẻ, đã ngang nhiên xông vào nhà bắt giữ mọi người lên đồn. Ở đây, bà Dương Thị Tân và Lê Quốc Quyết bị hành hung tàn nhẫn, gây thương tích. Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên bị nắm tóc, tống lên xe đưa về Thanh Trì và áp giải ra sân bay Nội Bài để đưa vào Sài Gòn. Tại sân bay Nội Bài, công an cũng có những hành vi hung bạo, cướp giật túi xách, sàm sỡ...
Công an, an ninh đã trắng trợn vi phạm các thủ tục pháp luật hiện hành, bắt người trái phép và có thái độ giống như của bọn côn đồ, xã hội đen đối với những công dân vô tội. Nhà cầm quyền bất chấp mọi kỷ cương, phép nước, thách thức trắng trợn dư luận.
Sau khi hoàn tất chương trình học tập tại Hoa Kỳ do Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ của Hoa Kỳ cấp học bổng hồi năm 2007, anh Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị bắt, bị sách nhiễu và bị hành hung mà anh nghi có sự tiếp tay của an ninh. Anh Quân cũng từng bị cáo buộc tội "chống phá nhà nước" theo điều luật 79 của Bộ Luật Hình Sự, nhưng không bị truy tố về tội danh này.
Nhà cầm quyền sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chứng kiến rồi sau đó tung ra cáo buộc tội ‘trốn thuế’, không thuyết phục được ai cả.
-Phil Robertson
Anh Lê Quốc Quân, ngoài các hoạt động xã hội, nhân quyền, còn tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống quân xâm lược Trung Quốc.
Giờ đây, anh bị nhà cầm quyền khép vào tội "trốn thuế". Cái gọi là tội "trốn thuế" với lý do sử dụng hoá đơn khống đã dựa trên những lời khai mơ hồ của các nhân chứng và suy đoán, không phải là sự chứng minh và xác quyết bằng lỳ lẽ.
Trong bài "Biện hộ cho Luật Sư Lê Quốc Quân", viết:
"Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Việt Nam, khái niệm “khống” được sáng tạo ra để vin vào đó người ta chụp mũ “trốn thuế” cho những ai không thể bị bắt giam vì những nguyên cớ luật định khác. Một bộ máy nhân lực được vận hành với phí tổn có thể lên đến hàng chục tỷ bạc, lao vào làm việc hơn một năm trời, hết người này đến người nọ, hết mưu này đến kế nọ, hết trò này đến trò nọ, chỉ để tìm ra một bằng chứng về việc trốn thuế vài trăm triệu đồng chẳng bõ, nhằm mục đích duy nhất là tống giam kẻ mà chính quyền này không thiện cảm".
"Việc sáng tạo và sử dụng khái niệm “khống” để kết luận các hợp đồng và hóa đơn của Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam là bất hợp pháp rõ ràng là hành động diễn giải luật pháp tùy tiện theo hướng “suy đoán có tội”, vì như đã nói không một từ, câu hay dòng nào trong Điều 161 nêu rõ hay ngụ ý về một “cơ sở pháp lý” như vậy nhằm cáo buộc “trốn thuế”. Thật ra, chính cách thức ngụy tạo chứng cứ đó mới đáng gọi là “khống” vì trên thực tế nó là sự quy chụp vô căn cứ".

Quốc tế lên án

000_Hkg7732279-250.jpg
Luật sư Lê Quốc Quân (giữa) cùng những người nông dân biểu tình chống trưng thu đất đai tại Hà Nội tháng 8/2012. AFP photo
Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã có bản kiến nghị đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân với 25 ngàn chữ ký. Họ đã nỗ lực tìm cách tiếêp cận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân chyến công du tại Pháp để trao kiến nghị này nhưng không thành công.
Trong ngày 25/9 các dân biểu Hoa Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Edward Royce, đã gửi thư cho Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về luật sư Quân. Cùng ký tên với Dân biểu Ed Royce, có Eliot Engel, Chris Smith, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, Jack Kingston, Susan Davis, Rob Woodall, và Jim Moran.
Bức thư nói cáo buộc trốn thuế đối với vị luật sư có vẻ "có động cơ chính trị và các bằng chứng chống lại ông Quân được chính quyền thêu dệt ra".
Bức thư cũng nêu rõ sự lo ngại về "trường hợp của ông Quân không phải là đơn lẻ trong các vụ xét xử có động cơ chính trị đối với những người lên tiếng vì nhân quyền ở Việt Nam" và viết:
"Trong tinh thần đối thoại thẳng thắn và cởi mở mà tuyên bố của Ngài và Tổng thống Obama đã nêu ra, chúng tôi thúc giục Ngài trả tự do cho ông Quân và mọi tù nhân chính trị khác và ngưng bắt và giam giữ các công dân có những kêu gọi và biểu đạt ôn hòa".
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, đã phát biểu:
“Đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam phải nhận ra rằng sử dụng các chiến thuật như vậy chống lại những người bất đồng chính kiến không có hiệu quả. Những người này đã thực thi và họ lẽ ra phải được phép thực thi quyền tự do chính trị và dân sự của công dân. Cáo buộc tội ‘trốn thuế’ đã được Hà Nội áp dụng với các nhà hoạt động nhân quyền khác như blogger Điếu Cày chẳng hạn dù nhà chức trách không trưng được bằng chứng rõ ràng. Nhà cầm quyền sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chứng kiến rồi sau đó tung ra cáo buộc tội ‘trốn thuế’, không thuyết phục được ai cả. Chiến thuật của nhà cầm quyền Việt Nam trong các vụ này chẳng lừa được ai”.
Đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam phải nhận ra rằng sử dụng các chiến thuật như vậy chống lại những người bất đồng chính kiến không có hiệu quả.
-Phil Robertson
Tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, hàng ngàn giáo dân Vinh hôm 29/9 đã thắp nến cầu nguyện sự che chở của Đức Chúa đối với Lê Quốc Quân và bày tỏ tình đoàn kết đối với anh.
Cộng đồng cư dân mạng, nhiều tổ chức nước ngoài khác cũng lên tiếng mạnh mẽ và đòi trả tự tự do cho anh Lê Quốc Quân.
Tuy nhiên, một ngày trước khi phiên toà diễn ra, các động thái của nhà cầm quyền cho thấy vụ án sẽ đi theo chiều tiêu cực.
Xe chở đồng hương của anh Lê Quốc Quân từ Nghệ An ra Hà Nội để tham dự phiên toà bị chặn xét. Một số bloggers quen thuộc sống ở Hà Nội bị phong toả, không thể ra khỏi nơi cư trú.
Nếu là tội "trốn thuế', có nghĩa là một phiên toà dân sự công khai, việc chứng kiến phiên toà của công chúng sẽ được xem là bình thường. Thế nhưng, bản chất của sự việc mang màu chính trị, nhìn thấy rõ, nên nhà cầm quyền lo sợ, ngăn chặn.
Tất cả những điều trên đây cho thấy nhà cầm quyền sẽ không nhẹ tay trong vụ án. Đã bắt là phải có tội. Không có tội phải nguỵ tạo cho ra. Đó là cách làm của luật rừng mà ngành tư pháp CHXHCN Việt Nam thường áp dụng. Họ có thể lại làm theo bài đối với anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày: bỏ tù về tội "trốn thuế", có thể tới 3 năm tù giam, để cách ly khỏi xã hội một con người mà họ cho là có nguy hiểm, có ảnh hưởng. Trong thời gian ba năm ấy, họ có đủ thời gian bàn mưu tính kế để thực hiện bước tiếp theo.
Mặc dù là một trong những nhân vật được quan tâm của chính phủ Mỹ nhưng trong bối cảnh hiện tại, anh Lê Quốc Quân chưa phải là át chủ bài để mang ra mặc cả trong vụ TPP. Nếu có chăng, sẽ được cân nhắc ít nhiều về tác hại của vụ án đối với Dự luật Nhân quyền, có quy định việc chế tài với cộng sản Việt Nam, đã được Hạ viện thông qua và Thượng viện sẽ xem xét trong tháng 11 này. Nhưng điều này cũng không chắc chắn.
Sức ép của dư luận không làm thay đổi quyết định mà nhà cầm quyền đã chọn lựa. Trong các trường hợp Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày, cũng đã có sức ép lớn tương tự của dư luận, thậm chí lớn hơn, nhưng đã không suy chuyển được ý định của nhà cầm quyền độc tài, chuyên chế. Các hạt nhân của phong trào dân chủ, nhân quyền phải bị khống chế, tiêu diệt. Mục đích xuyên suốt của họ là như thế.
(Tựa bài do RFA đặt)
*Bài viết trích từ trang blog Lê Diễn Đức. Nội dung không phản ảnh quan điềm của Đài Á Châu Tự Do

Không có nhận xét nào: