Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Mỹ tìm đối sách với Bắc Triều Tiên sau vụ Sony bị tin tặc tấn công

mediaPhát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest họp báo về vụ Sony PicturesREUTERS/Larry Downing
    Việc Sony phải hủy bỏ việc trình chiếu bộ phim « Cuộc phỏng vấn chết người », với nhân vật chủ yếu là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã gây chấn đông trong giới điện ảnh, vì đây là lần đầu tiên xẩy ra một sự kiện như thế. Sony được cho là đã bị tin tặc Bắc Triều Tiên khuất phục, và đối với Mỹ, cần phải có đối sách thích ứng.






    Lý do đầu tiên được nêu lên để giải thích quyết định của Sony là vụ tấn công tin tặc. Riêng hãng tin Anh Reuters hôm nay, trích trao đổi thư điện tử nội bộ, cho biết là giới lãnh đạo hãng Sony Pictures không hề tiếc việc phải hủy bỏ việc cho ra mắt khán giả bộ phim này. Theo họ, bộ phim này có thể sẽ không thành công vì là một hài kịch mà không « hài hước » chút nào, và khán giả sẽ không thích.
    Nhưng dù lý do như thế nào đi chăng nữa, Washington vẫn đánh giá rằng vụ tin tặc tấn công Sony Pictures chỉ vì cuốn phim này là một vấn đề « an ninh quốc gia nghiêm trọng ». Hoa Kỳ đang suy nghĩ cách đối phó với Bắc Triều Tiên, cho dù không nêu đích danh.
    Từ Washington, Thông tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :
    Hoa Kỳ tin chắc là Bắc Triều Tiên đứng sau vu tấn công tin tặc nhắm vào Sony Pictures. Nhưng dù thế, chính quyền Obama vẫn do dự trong việc vạch mặt chỉ tên chế độ của Kim Jong Un.
    Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest giải thích là cuộc điều tra đang tiến hành vô cùng phức tạp, và Hội đồng An ninh Quốc gia đang xem xét một loạt cách đối phó. Theo người phát ngôn, Washington muốn đáp trả một cách thích ứng nhưng muốn tránh tình trạng leo thang đối đầu trên mạng.
    Josh Earnest hoàn toàn bác bỏ thông tin theo đó chính phủ Mỹ đã gây áp lực để Sony hủy bỏ việc chiếu cuốn phim đã gây phẫn nộ nơi vị « lãnh tụ yêu dấu » - tức là Kim Jong Un. Ông nói : « Hoa Kỳ luôn sát cánh bên cạnh những công ty nghệ thuật muốn có quyền tự do ngôn luận. Họ phải được bảo vệ… không phải chịu hù dọa vì có người không đồng ý với điều họ nêu lên". 
    Nếu chính quyền Mỹ đã phản ứng chậm chạp sau khi vụ việc xẩy ra, đó là vì Washington không biết phải trừng phạt Bình Nhưỡng như thế nào. Những biện pháp có thể ban hành đều đã được sử dụng rồi để ngặn chận chương trình hạt nhân.
    Trong khi chờ đợi một phản ứng chính thức có thể là vào hôm nay, Barack Obama đã khuyên người Mỹ tiếp tục đi xi-nê.
    Liên quan đến phim « Cuộc phỏng vấn chết người », nhà văn người Brazil, Paulo Coelho xác nhận muốn mua lại quyền chiếu bộ phim. Hôm qua, trên trang Twitter của mình, nhà văn đề nghị mua quyền chiếu cuốn phim với giá 100.000 đô la. Ồng sẽ cho xem phim miễn phí trên blog của ông. Ông kêu gọi mọi người liên lạc với ông qua địa chỉ ‘SonyPicturesBr’.

    Không có nhận xét nào: