Pages

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Người Thượng VN 'ra khỏi rừng Campuchia'

Người Thượng Việt Nam
Nhiều nhóm người Thượng Việt Nam bị chính quyền Campuchia từ chối cho tị nạn, theo LHQ.
Một nhóm tám người Thượng chạy trốn chính quyền Việt Nam ra khỏi nơi ẩn trú trong một rừng rậm ở Campuchia để gặp gỡ giới chức của Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc, theo hãng tin AFP.
Hôm thứ bảy nhóm người được cho là người Jarai trốn đi từ vùng Tây Nguyên của Việt Nam đã được các viên chức tị nạn đưa ra khỏi khu rừng ở mạn Đông Bắc tỉnh Rattanakiri của Campuchia vào buổi sáng.

Còn năm người Thượng khác vẫn chưa ra khỏi rừng rậm, theo các nhà hoạt động nhân quyền, trong lúc có tin có tất cả 16 người, thay vì con số mười ba người, trong toàn nhóm tìm kiếm tị nạn trốn qua biên giới Campuchia.
Nhóm tị nạn trong đó có một phụ nữ đã phải lẩn trốn trong suốt bảy tuần ở một khu vực có nguy cơ bị tấn công bởi bệnh sốt rét, nhưng cho hay họ không dám tiếp xúc với chính quyền tỉnh Rattanakiri vì sợ bị chính quyền 'bắt giữ và trục xuất' ngược trở lại Việt Nam, vẫn theo hãng tin Pháp.
"Chúng tôi đã chuyên chở họ ra khỏi khu rừng", một nhân viên của Liên hiệp quốc cho AFP hay.
Trong khi đó, có tin một nhóm năm người Thượng chạy trốn khác vẫn còn đang ẩn trốn trong rừng, theo các nhóm hoạt động nhân quyền.
Các nhóm này cáo buộc chính quyền địa phương và trung ương Campuchia có những liên hệ với chính quyền Việt Nam mà theo đó đã có nhiều nhóm tị nạn khi vượt biên giới vào Campuchia bị trả lại cho Việt Nam và bị Phnom Penh từ chối quyền tị nạn.
Tuần trước, ông Khieu Sopheak, một phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ Campuchia cáo buộc Liên hiệp quốc đã 'vi phạm chủ quyền' của nước này khi giải cứu và giúp đỡ những người tìm kiếm tị nạn mà không có sự đồng ý của chính quyền Campuchia.
"Họ đã đưa những người đó tới Phnom Penh, nhưng việc những người đó có được coi là tị nạn hay không sẽ do quốc gia sở tại quyết định," quan chức này nói với truyền thông quốc tế trong một cuộc họp báo.
Còn Liên hiệp quốc nói chính quyền Campuchia đã từ chối tạo điều kiện để LHQ tiếp cận, giúp đỡ những nhóm cần cứu trợ 'là những người thiểu số Jarai' vốn bị 'đau ốm, thiếu thốn lương thực, thức ăn' và bị các căn bệnh như 'sốt rét' đe dọa.

'Đàn áp người Thượng'

Nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế từng ra phúc trình cáo buộc chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên, cũng như phê phán chính quyền Campuchia đã 'không tôn trọng và vận dụng các thỏa thuận và nguyên tắc nhân đạo quốc tế' với người tị nạn
Trong một bản phúc trình gần đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), có từ hàng trăm tới hàng nghìn người Thượng ở Việt Nam đã bị chính quyền Việt Nam 'phân biệt đối xử, và bị 'ngăn cản' được hưởng nhiều quyền con người và quyền công dân cơ bản, trong đó có quyền về tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
LHQ
Liên hiệp quốc tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình người Thượng tị nạn chạy trốn khỏi VN.
Đã diễn ra nhiều vụ bắt giữ, bỏ tù có 'đưa ra tòa hay không' nhắm vào những nhóm 'sắc tộc thiểu số' ở Tây Nguyên với các cáo buộc "vi phạm an ninh quốc gia", tự động "biểu tình và làm lễ" trái phép tại các địa điểm thờ tự không được pháp luật công nhận, theo các nhóm hoạt động nhân quyền.
Một số Tổ chức nhân quyền quốc tế và khu vực cũng cáo buộc chính quyền Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc 'truy bắt' người Thượng lẩn trốn, giải tán các buổi lễ tôn giáo và bắt 'tín đồ bỏ đạo, cải đạo' và bỏ tù hàng trăm người Thượng mà trong thời gian 'bị bắt, giam giữ, truy tố, xét xử, lĩnh án, thì các quyền bị can, bị cáo và quyền với tù nhân' của họ không được tôn trọng.
Về phần mình, Chính quyền Việt Nam luôn khẳng định không có việc đàn áp tôn giáo ở trong nước, và phản biện rằng các tổ chức nhân quyền nói trên là "thiếu thiện chí" và đưa ra các thông tin "không trung thực", "phiến diện" về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc.
Được biết, người Thượng là danh từ chỉ các nhóm sắc tộc thiểu số mà trong đó có số đông theo các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Tin lành, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, cao nguyên Trung phần của Việt Nam, nhiều nhóm trong đó sống ở các địa bàn tiếp giáp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chính quyền VNam tàn sát ,bỏ tù, giam cầm thậm chí thủ tiêu để rước Tàu cộng về làm chủ Tây nguyên đây mà .Khoảg vài năm nữa có tiền đô la Csản lại sang ca bài khúc ruột ngàn dặm.Đả đảo bán nước hại dân là thằg Csvn.