Anton Tsvetov
Hồng Thủy lược thuật / GDVN
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam, ảnh: SCMP. |
Học giả Anton Tsvetov thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế của Nga, phụ trách mảng truyền thông và quan hệ chính phủ ngày 24/11 phân tích trên trang web của Hội đồng Nga bình luận, quan hệ đóng kín giữa Moscow và Bắc Kinh đang trở thành rào cản chính của mối quan hệ Nga - Việt.
Trung Quốc, rào cản của quan hệ Việt - Nga
Các điều ước quốc tế lớn với Trung Quốc năm 2001 buộc Nga phải tôn trọng (cái gọi là) toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có liên quan tới tuyên bố yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Hơn nữa Bắc Kinh muốn thấy Việt Nam phát triển "như một người em" của Trung Quốc. Tuy nhiên rõ ràng Việt Nam không hề mong muốn bị khóa chặt trong vòng tay của nước láng giềng phương Bắc. Yếu tố này chắc chắn sẽ thu hút một phản ứng tích cực của Hoa Kỳ năng động và do đó tiếp tục thúc đẩy phân cực trong khu vực. Đồng thời những nỗ lực để củng cố chính sách độc lập của Việt Nam chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Để phá vỡ rào cản này cần một mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt nằm đan xen trong chính sách tổng thể của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương. Nga khó có thể trở lại châu Á như một sức mạnh quân sự bởi nó khó có thể cải thiện hình ảnh của Moscow, ngược lại càng làm người Nga xa cách hơn với cả Trung Quốc và Mỹ.
Một cách hiệu quả hơn cả là Nga hội nhập và giải quyết các vấn đề phổ biến ở khu vực Đông Á thông qua các cam kết kinh tế, xã hội. Những hoạt động này có thể đống góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ phía Đông nước Nga, đồng thời lại đống vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng nhà nước của Moscow.
Điều này cho thấy Nga sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam ngay cả trong lĩnh vực hợp tác truyền thống của mình. Về năng lượng hạt nhân, cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ đều rất tích cực xúc tiến hợp tác với Việt Nam nên hợp tác Nga - Việt trong lĩnh vực này khó có thể tiến xa nếu sản phẩm của Nga thiếu đi tính cạnh tranh.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam với thông điệp nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương. |
Nga cần một bước đột phá trong quan hệ với Việt Nam
Trước hết, mối quan hệ tích cực với Việt Nam đòi hỏi Nga phải làm nổi bật rõ ràng như một vị trí quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bởi những lý do lịch sử và các khó khăn hiện tại của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Nga trong khu vực.
Người Việt cũng coi Nga là một đối tác quan trọng để cân bằng quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Do đó nhiều bài báo ở Việt Nam đang nhấn mạnh khả năng hợp tác quân sự ở cảng Cam Ranh. Tuy nhiên Nga cần phải kiên nhẫn và nhớ rằng, Việt Nam hoàn toàn chống lại khả năng bất kỳ quốc gia nào muốn triển khai quân sự ở cảng Cam Ranh.
Mặt khác, tàu chiến Nga có hiện diện ở Cam Ranh cũng sẽ không mang lại lợi lộc gì cho Moscow bởi biển Hoa Đông sẽ cắt kết nối giữa lực lượng này với các căn cứ chính của Nga nên nó khó có thể thúc đẩy lợi ích của Nga trong khu vực. Mặt khác sự tích tụ chính thức của Nga ở Thái BÌnh Dương sẽ gây tốn kém mà lại chỉ củng cố thêm quan điểm cho rằng Nga có tham vọng đế quốc.
Nhiều cơ hội cho sự phát triển dường như phát sinh trong việc hiện đại hóa nền kinh tế của Nga và Việt Nam. Người Việt ưu tiên cho khả năng phát triển công nghệ cao và Moscow có thể cung cấp một lộ trình đáng tin cậy để đa dạng hóa các lĩnh vực như vậy, giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam vào các đối tác khác, ví dụ như Hàn Quốc.
Hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam sẽ phát triển khá lành mạnh, mặc dù nó trái ngược với Ấn Độ khi nó không mấy ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực quốc phòng của Nga. Do đó vũ khí tinh vi hơn của Nga dành cho Việt Nam sẽ giúp chiếm lĩnh thị trường và thúc đẩy các nhà sản xuất phần cứng quân sự Nga phát triển.
Ông Tập Cận Bình thị sát hạm đội Nam Hải ngay sau khi nhậm chức. |
Moscow cần yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ về yêu sách với Biển Đông
Vấn đề Biển Đông xứng đáng được đặc biệt chú ý khi Trung Quốc liên tục phản đối quốc tế hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đòi đàm phán giải quyết song phương. Một cách đơn giản, có thể giả sử rằng Nga không muốn chọc tức Bắc Kinh bằng cách "can thiệp vào Đông Nam Á", nhưng vẫn có thể thông qua các hành động bên ngoài nhưng nhắm vào Biển Đông với thực tế là Nga không đứng về phía Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ sớm nhận ra họ bị bao vây.
Đồng thời chính sách đối ngoại của Nga vẫn cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế, nó chỉ ra rằng các tuyên bố của Bắc Kinh đòi "chủ quyền" với các đảo ở Biển Đông là không đủ căn cứ. Nga phải chứng minh rằng trong quan hệ quốc tế cần phải tôn trọng các quy tắc pháp lý đã được cả thế giới thừa nhận.
Yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của Bắc Kinh sẽ không thể ngăn cản Nga hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở Biển Đông (trong vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam - PV). Vì vậy trong quan hệ song phương Nga cần thúc đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc giải thích rõ ràng về quan điểm xung quanh các vấn đề lãnh thổ, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Nga có thể chứng minh sự quan tâm của mình trong việc duy trì mối quan hệ song phương thân thiện nhất có thể với một sự tập trung vào các vấn đề kinh tế. Moscow nên đưa ra ý tưởng hợp tác 3 bên cùng với Việt Nam và Trung Quốc hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, Nga nên kiên trì thuyết phục lãnh đạo trong khu vực, chủ yếu là Bắc Kinh không nên "phân biệt phát triển" ở Biển Đông. Nga muốn tự do hoạt động trong khu vực Đông Nam Á mà không quan tâm đến mâu thuẫn Việt - Trung trong khu vực, Anton Tsvetov bình luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét