Nền kinh tế Trung Quốc lẽ ra phải mang tính cạnh tranh hơn so với nền kinh tế Mỹ bởi vì dù sao họ cũng bán được nhiều hàng hóa cho Mỹ hơn Mỹ bán cho họ.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tranh cãi quan điểm một chiều về tính cạnh tranh này khi họ xác định tính cạnh tranh dựa trên “một bộ các tiêu chí bao gồm bộ máy quản lý, chính sách, và nhiều yếu tố quyết định mức năng suất của một nền kinh tế, từ đó tác động đến mức độ thịnh vượng.”
Theo nghiên cứu của WEF, hóa ra Mỹ có tính cạnh tranh cao hơn xét về chín hạng mục (trong 140 quốc gia). Hãy nhìn vào những mục quan trọng nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của 2 quốc gia này trong Thế kỷ 21.
1. Bộ máy quản lý (Mỹ hạng 28 / Trung Quốc hạng 51)
Hạng mục này xem xét khuôn khổ pháp lý và hành chính của một quốc gia, cả khối công lập lẫn tư nhân. Mọi người luôn thượng tôn pháp luật? Quan chức chính phủ và các công ty có tham nhũng? Quyền sở hữu trí tuệ có được bảo vệ?
Hoa Kỳ làm tốt hơn Trung Quốc ở những mục này nhưng hầu như không nằm trong nhóm hàng đầu. Trớ trêu thay, việc xếp hạng an ninh thấp (hạng 60) (độ tin cậy của cảnh sát, chi phí cho việc chống chủ nghĩa khủng bố) kéo chất lượng của nhóm tổ chức công xuống, trong khi nhóm tổ chức tư được xếp trong nhóm thập phân vị (hạng 15) về tính trách nhiệm (chuẩn mực báo cáo, bảo vệ nhà đầu tư).
Điểm an ninh cũng kéo xếp hạng của các tổ chức công của Trung Quốc xuống (hạng 70), và họ đứng thứ ba từ dưới lên cho tính trách nhiệm của tổ chức tư nhân (hạng 97).
2. Hiệu quả thị trường lao động (Mỹ hạng 4 / Trung Quốc hạng 37)
WEF cho rằng thị trường lao động là hiệu quả nếu người lao động gặp ít khó khăn trong việc di chuyển từ một tổ chức hoặc công việc sang một nơi khác, và nền kinh tế dựa trên chế độ nhân tài chứ không phải là tham nhũng. Người lao động có dễ bị tùy ý sa thải? Người lao động được thưởng theo giá trị gia tăng?
Theo WEF, thị trường lao động của Trung Quốc khá cứng nhắc. Xếp hạng 81 trong mức độ linh hoạt tùy ý sa thải và tác động của thuế lên việc làm. Đáng ngạc nhiên, Trung Quốc xếp thứ 26 trong việc sử dụng nhân tài hiệu quả khi xét đến tiền lương và năng suất và năng lực để giữ nhân tài.
Dù vậy đó không là gì so với Hoa Kỳ, nước đứng thứ hai chỉ sau Thụy Sĩ liên quan đến việc sử dụng nhân tài hiệu quả và đứng thứ 8 về tính linh hoạt của thị trường lao động.
3. Giáo dục và Đào tạo (Mỹ hạng 6 / Trung Quốc hạng 68)
WEF: “Tiêu chí này đo lường tỷ lệ đi học cấp 2 và cấp 3 cũng như chất lượng giáo dục được đánh giá bởi các nhà lãnh đạo kinh doanh. Mức độ đào tạo nhân viên cũng được xem xét.”
Hoa Kỳ chia vị trí đầu bảng với sáu quốc gia khác đều được điểm 7 trên 7 về số lượng giáo dục. Khi nói đến chất lượng, họ vẫn được xếp hạng thứ 18 và thứ 14 về đào tạo công việc thực tế.
Trung Quốc được xếp hạng thứ 54 về đào tạo công việc thực tế, thứ 52 cho chất lượng giáo dục, và thứ 77 cho số lượng.
4. Đổi mới (Mỹ hạng 4 / Trung Quốc hạng 31)
Các công ty có thể phát triển các sản phẩm và công nghệ tiên tiến chứ không phải chỉ là sao chép những người khác? Cả khối công và tư hỗ trợ môi trường khuyến khích các hoạt động này? Lĩnh vực tư nhân đầu tư bao nhiêu vào nghiên cứu và phát triển (R&D)?
Hoa Kỳ xếp hạng cao trên tất cả các mục phụ, nhưng chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học của họ (thứ 2) và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các trường đại học (thứ 2) là đặc biệt nổi trội.
Trung Quốc được xếp hạng tương đối cao liên quan đến việc mua sản phẩm công nghệ tiên tiến của chính phủ, mặc dù trong trường hợp này nguồn gốc của các sản phẩm hơi mập mờ . Đất nước này chỉ đứng thứ 49 trong hạng mục chung “năng lực đổi mới.”
5. Mức độ sẵn sàng về công nghệ (US 17 / Trung Quốc 74)
WEF: “Tiêu chí về mức độ sẵn sàng công nghệ đo lường sự linh hoạt mà một nền kinh tế ứng dụng các công nghệ hiện có để nâng cao năng suất của các ngành công nghiệp của mình.”
Trung Quốc xếp hạng thấp trong mục này, cũng như độ sẵn sàng của các công nghệ mới nhất (hạng 95) và độ sẵn sàng và sử dụng Internet (hạng 76).
Hoa Kỳ cũng xếp hạng cao trong mục cải tiến. Nước này được xếp hạng thứ 20 trong độ sẵn sàng và sử dụng Internet, nhưng đứng thứ 8 trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét