Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Trung Quốc hiện nay có phải quốc gia Đảng Cộng sản không?

Khi người phỏng vấn của kênh Channel 4 News hỏi: “Liệu có thể chọn một Đảng khác quản lý Trung Quốc được không?” Vị Đại sứ biện luận rằng, ĐCSTQ là “lãnh đạo tốt”, “tại sao phải thay đổi?” (Ảnh: uk.news.yahoo)
Khi người phỏng vấn của kênh Channel 4 News hỏi: “Liệu có thể chọn một Đảng khác quản lý Trung Quốc được không?” Vị Đại sứ biện luận rằng, ĐCSTQ là “lãnh đạo tốt”, “tại sao phải thay đổi?” (Ảnh: uk.news.yahoo)

Gần đây, ông Đại sứ Trung Quốc trú tại Anh là Lưu Hiểu Minh khi trả lời phỏng vấn của kênh Channel 4 News đã công khai phủ nhận Trung Quốc là quốc gia Cộng sản, thậm chí còn so sánh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Đảng đang nắm quyền ở Anh. Thông tin này khiến mọi người bàn tán sôi nổi trên mạng, mạng Sina sau đó phải cho khóa mục bình luận.

Vào hạ tuần tháng 9, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc còn cao giọng hô khẩu hiệu“Chúng tôi là những thế hệ kế tiếp của Chủ nghĩa Cộng sản”, họ dùng rất nhiều những từ ngữ quen tai, nào là phục hưng dân tộc, dân chủ phú cường, văn minh hài hòa… Dĩ nhiên những ai hiểu rõ về ĐCSTQ đều biết, thường thì trong thực tế thiếu cái gì thì ĐCSTQ mới nêu cao cái đó. Có thể thấy, Trung Quốc hiện nay đã bị nền chính trị độc tài Cộng sản làm cho thương tích đầy mình, dân tình khốn khổ.

Nền văn hóa thần truyền 5 ngàn năm của Trung Quốc bị các phong trào chính trị của ĐCSTQ hủy hoại tan hoang, tìm chỗ nào để thấy được trung hậu dịu dàng, lễ nghi nho nhã, nền tảng của văn hóa đạo đức đã bị hủy hoại hoàn toàn thì làm sao có thể nói đến phục hưng? Dù tình hình kinh tế hiện nay so với khi mới dựng chính quyền của ĐCSTQ có tốt hơn, nhưng cái giá phải trả là môi trường sinh thái và dân sinh bị hủy hoại, tiền của thì chui vào túi giới nắm quyền. Tiền tham ô của một tên quan nhỏ cũng phải tính bằng chục triệu, đừng nói đến những “yêu tinh quốc gia”; còn dân chủ càng không thể nói đến. Từ năm 1987, việc cho thí điểm cái gọi là “Tổ chức Ủy ban thôn”, đến nay sau gần 30 năm vẫn dậm chân tại chỗ; còn cái gọi là “văn minh hài hòa” mà chính quyền rêu rao thì đúng là một chuyện tiếu lâm khi nhìn vào thực trạng bạo lực của xã hội hiện nay. Theo «Sách Xanh xã hội» năm 2013 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, mỗi năm Trung Quốc xảy ra hàng chục ngàn vụ xung đột xã hội.

Khẩu hiệu “Chúng tôi là những thế hệ kế tiếp của Chủ nghĩa Cộng sản” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc bị dân chúng phản ứng gay gắt, trong đó một trong những người tiêu biểu là doanh nhân bất động sản Nhậm Chí Cường. Ông ta bình luận “từng bị khẩu hiệu này lừa mười mấy lần”, ông còn viết nhiều bài nguyền rủa trên mạng. Thế rồi toàn bộ cỗ máy tuyên truyền của ĐCSTQ lao vào vây đánh ông Nhậm Chí Cường.

Trong tình hình “không chửi Đảng Cộng sản, không xứng đáng để lên mạng” như nhiều người Trung Quốc hay nói, sự tấn công của cỗ máy ĐCSTQ với ông Nhậm Chí Cường không những không hiệu quả mà còn khiến nhiều nhân sĩ nổi tiếng ở đại lục lao vào chống trả; còn ở nước ngoài, ĐCSTQ tìm mọi cách hóa trang làm sao để quốc tế xem họ như quốc gia bình thường, được sự thừa nhận hợp pháp của cộng đồng quốc tế.

ĐCSTQ đặt “quản bút” và “báng súng” ngang hàng nhau, điều này cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống truyền thông. Xưa nay giới quản bút toàn bịa đặt và lừa dối, vì nó phải minh họa cho ĐCSTQ. Để duy trì nền thống trị độc tài, ĐCSTQ phải liên tục đổi màu, thay đổi nguyên tắc của mình.

Có một câu trả lời khác cho thấy sự ngụy biện của vị Đại sứ này. Khi người phỏng vấn của kênh Channel 4 News hỏi: “Liệu có thể chọn một Đảng khác quản lý Trung Quốc được không?” Vị Đại sứ biện luận rằng, ĐCSTQ là “lãnh đạo tốt”, “tại sao phải thay đổi?” Khi người chủ trì hỏi nếu không tốt thì có thể đổi không, vị Đại sứ lập tức chuyển đề tài câu chuyện.

Có thể thấy đoạn văn lan truyền trên mạng diễn tả sự lưu manh của ĐCSTQ này quả thật chính xác: “Bạn nói chuyện đạo lý với họ, họ giở trò lưu manh với bạn; Bạn giở trò lưu manh với họ, họ nói chuyện pháp chế với bạn; Bạn nói chuyện pháp chế với họ, họ nói chuyện chính trị với bạn; Bạn nói chuyện chính trị với họ, họ nói chuyện quốc tình với bạn; Bạn nói chuyện quốc tình với họ, họ nói chuyện giao thông với bạn; Bạn nói chuyện giao thông với họ, họ nói chuyện văn hóa với bạn; Bạn nói chuyện văn hóa với họ, họ nói chuyện người già với bạn; Bạn nói chuyện người già với họ, họ nói chuyện con cháu với bạn!”

Nhiều người cho rằng hiện nay ĐCSTQ đã thay đổi, không còn nói về đấu tranh giai cấp, cũng không còn tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng như nhà văn Tân Hạo Niên (辛灏年) nói: “Nó hoàn toàn không có gì thay đổi”, “Bạn xem các sách giáo khoa các cấp học ở Trung Quốc thì biết, hiện nay sách vở về khoa học xã hội chỉ có quan điểm tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, lập trường của họ không có gì thay đổi”. ĐCSTQ không đánh đổ “chế độ tư hữu” là vì “họ chính là những kẻ tư hữu, quan chức ĐCSTQ là những tỷ phú”, “ngày nay ĐCSTQ vừa muốn nắm quyền, lại muốn nắm tiền, chỉ có thay đổi này mà thôi!”.

Nông dân tin vào “người cày có ruộng”, nhưng đến nay họ vẫn là người ở của ĐCSTQ; nhà tư bản tin vào ĐCSTQ, cuối cùng của cải của mình biến thành của chung; giới trí thức tin vào ĐCSTQ, cuối cùng biến thành “kẻ tạo phản”; công nhân tin vào ĐCSTQ, cuối cùng thành “công nhân mãn nhiệm”. Lịch sử chứng minh, bất cứ ảo tưởng nào muốn gửi gắm vào ĐCSTQ đều bị hiện thực vô tình giày xéo. Vì thế chỉ khi nào rời bỏ tận gốc chế độ này thì mới có thể nói đến phục hưng dân tộc, phú cường dân chủ, văn minh hài hòa.

Theo Trương Trí Viễn, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào: