Pages

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Tuần Dương Hạm USS Antietam (CG-54) đang thẳng tiến về Trường Sa.

Tuần dương hạm US Antietam (CG-54) trang bị tên lữa dẫn đường đang thẳng tiến đến các đảo nhân tạo ở Trường Sa do TQ xây dựng.


Sáng qua (28/10), tàu chiến tiếp theo của Mỹ tiếp tục được điều đến biển Đông tuần tra giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc. Đó Tuần Dương Hạm USS Antietam (CG-54) đã khởi hành từ Yokosuka Nhật Bản và đang thẳng tiến đến Trường Sa. Mỹ không phải dọa mà đang hành động thiết thực vì tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế.

Tuần Dương Hạm này được trang bị 122 dàn phóng hỏa tiễn đủ loại, cộng thêm 8 dàn tên lửa chống hạm, 2 dàn Thủy Lôi, 2 dàn phòng không và nhiều súng máy đủ loại với 2 chiếc trực thăng phản ứng nhanh loại MH-60R Seahawk.



Trung Quốc cũng đã điều 2 chiến hạm lớn nhất của Hạm Đội Nam Hải là Lan Châu và Hải Khẩu tiến về bãi đá Xu bi.

Được biết giới quân đội ở Quảng Châu (Trung Quốc) dự định đáp trả Mỹ bằng cách thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển đông.

Trước đó, Khi tàu USS Lassen của Mỹ tiến đến các khu quân sự của Trung Quốc xây trên Trường Sa, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, ông Zhu Haiquan đã lên tiếng “Tự do hàng hải và hàng không không nên được sử dụng như là cái cớ để phô trương sức mạnh cơ bắp và làm suy yếu chủ quyền và an ninh của nước khác”.

“Chúng tôi kêu gọi Mỹ kiềm chế, không nói hay làm bất cứ điều gì khiêu khích và hành động có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng: “chúng tôi khuyên Mỹ nên nghĩ kỹ trước khi hành động, không hành động mù quáng hay gây chuyện”,Guardian dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong đó trích lời ông Vương.

Sáng ngày 27/10 Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani họp báo tuyên bố hỗ trợ Mỹ trên biển đông. . Bộ trưởng Nội Các Nhật Yoshihide Suga lên tiếng quan ngại về hành động Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa

Các quan chức Mỹ cho hay họ không thông báo trước với phía Trung Quốc về chuyến tuần tra này, vì họ cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn phát đi.

“Bạn không cần phải tham vấn bất cứ quốc gia nào khi thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế”, ông John Kirby, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói trong một cuộc họp báo.

Không có nhận xét nào: