Thiết bị bốc hàng của Vinalines tại cảng Đồng Nai
REUTERS/Stringer
|
Tuy làm ăn bê bối như vậy, thế nhưng trong bản đề án tái cơ cấu vừa được thủ tướng phê duyệt, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn được xác định là « đóng vai trò chủ đạo, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô ».
Như vậy là bản đề án nói trên đã không làm đúng theo bản kiến nghị 10 điểm mà Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gửi đến Quốc hội cuối tháng 7/2011. Trong bàn kiến nghị đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước » nhận được nhiều ưu đãi về tín dụng và chiếm tỷ trọng chi phối trong các dự án đầu tư công lớn ».
Trong khi đó, khu vực tư nhân, dù được đánh giá là hiệu quả hơn so với khu vực Nhà nước về mặt tạo việc làm và xuất khẩu, thì lại đang bị lấn át, bị chèn ép. Cho nên, bản kiến nghị của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đề nghị phải tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước, " để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, thay vì đóng vai trò chủ đạo bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay… ».
Do vẫn xem các doanh nghiệp Nhà nước nắm vai trò chủ đạo nền kinh tế cho nên bản đề án vừa được thủ tướng Việt Nam phê duyệt đã gặp nhiều chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế, như tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong bài phỏng vấn sau đây với RFI, ông Lê Đăng Doanh đưa ra một số đề nghị để tránh tái diễn những vụ Vinashin và Vinalines khác ở Việt Nam, đồng thời tạo ra một sân chơi thật sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Như vậy là bản đề án nói trên đã không làm đúng theo bản kiến nghị 10 điểm mà Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gửi đến Quốc hội cuối tháng 7/2011. Trong bàn kiến nghị đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước » nhận được nhiều ưu đãi về tín dụng và chiếm tỷ trọng chi phối trong các dự án đầu tư công lớn ».
Trong khi đó, khu vực tư nhân, dù được đánh giá là hiệu quả hơn so với khu vực Nhà nước về mặt tạo việc làm và xuất khẩu, thì lại đang bị lấn át, bị chèn ép. Cho nên, bản kiến nghị của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đề nghị phải tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước, " để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, thay vì đóng vai trò chủ đạo bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay… ».
Do vẫn xem các doanh nghiệp Nhà nước nắm vai trò chủ đạo nền kinh tế cho nên bản đề án vừa được thủ tướng Việt Nam phê duyệt đã gặp nhiều chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế, như tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong bài phỏng vấn sau đây với RFI, ông Lê Đăng Doanh đưa ra một số đề nghị để tránh tái diễn những vụ Vinashin và Vinalines khác ở Việt Nam, đồng thời tạo ra một sân chơi thật sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét